Ngày 18-5, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Văn Khoa chủ trì cuộc họp với Sở Tài nguyên - Môi trường và các sở ngành, quận huyện góp ý sửa đổi để ban hành quyết định (QĐ) thay thế QĐ 33 về quy định diện tích tối thiểu được tách thửa, do UBND TP ban hành ngày 15-10-2014, trong đó có mục đích hạn chế lợi dụng tách thửa tràn lan không theo quy hoạch để phân lô bán nền, gây sốt đất đang diễn ra…
Một trong những điểm đáng chú ý của dự thảo sửa đổi QĐ 33 do Sở Tài nguyên - Môi trường chủ trì soạn thảo được đưa ra lấy ý kiến thì các thửa đất có diện tích từ 2.000m² trở lên bắt buộc người sử dụng đất phải lập dự án. Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường, cho biết, qua khảo sát thực tế về tình hình tách thửa tại các quận, huyện thời gian qua cho thấy tình trạng tách thửa đất lớn ra thửa đất nhỏ khá phổ biến. Nhiều đối tượng lợi dụng chính sách để nhận chuyển nhượng đất và thực hiện tách thửa đất kinh doanh, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, quy hoạch. Những khu phân lô bán nền hình thành các khu dân cư tập trung, làm tăng dân số, không đảm bảo hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng xã hội. “Đa số các quận, huyện đều ủng hộ, đồng tình việc hạn chế tách thửa đất diện tích lớn để nhằm mục đích kinh doanh”, ông Nguyễn Toàn Thắng nói.
Một trong những điểm đáng chú ý của dự thảo sửa đổi QĐ 33 do Sở Tài nguyên - Môi trường chủ trì soạn thảo được đưa ra lấy ý kiến thì các thửa đất có diện tích từ 2.000m² trở lên bắt buộc người sử dụng đất phải lập dự án. Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường, cho biết, qua khảo sát thực tế về tình hình tách thửa tại các quận, huyện thời gian qua cho thấy tình trạng tách thửa đất lớn ra thửa đất nhỏ khá phổ biến. Nhiều đối tượng lợi dụng chính sách để nhận chuyển nhượng đất và thực hiện tách thửa đất kinh doanh, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, quy hoạch. Những khu phân lô bán nền hình thành các khu dân cư tập trung, làm tăng dân số, không đảm bảo hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng xã hội. “Đa số các quận, huyện đều ủng hộ, đồng tình việc hạn chế tách thửa đất diện tích lớn để nhằm mục đích kinh doanh”, ông Nguyễn Toàn Thắng nói.
Ngoài ra, trong dự thảo của Sở Tài nguyên - Môi trường đã bổ sung thêm quy định về hướng dẫn “thửa đất có nhà ở hiện hữu”. Điều đó sẽ hạn chế được tiêu cực trong thời gian qua, nhiều trường hợp đã nhận chuyển nhượng đất trống, sau đó xây dựng nhà tạm và đề nghị được tách thửa theo diện tích đất có nhà ở. Trên thực tế, loại nhà này như nhà hoang, tạm bợ, chỉ có vách tôn, không người ở, trông thật phản cảm…
Đề cập trực diện cơn sốt đất hiện nay, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM, cho rằng chủ thể gây ra cơn sốt đất nền trong thời gian qua chính là giới đầu nậu, đã lợi dụng kẽ hở của QĐ 33 để mua gom đất rồi phân lô bán nền không theo một quy định nào cả, tạo ra cơn sốt giá. TP cần có quy định về diện tích tối thiểu được phép phân lô hộ lẻ để không phá nát quy hoạch, quản lý chặt chẽ chất lượng hạ tầng và hồ sơ pháp lý, quy định cụ thể về việc đầu tư hạ tầng bài bản… Tránh tình trạng “bát nháo”, đầu tư hạ tầng sơ sài rồi tách thửa bán khi chưa có sổ đỏ, chưa làm hạ tầng; người chịu thiệt không chỉ là người mua đất mà còn là gánh nặng đối với hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội mai này.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Văn Khoa đánh giá cao các cơ quan chức năng làm cẩn thận, trước khi lấy kiến của các sở ngành, quận huyện đã đi khảo sát thực tế nguyên nhân để xảy ra hiện tượng không tốt khi thực hiện QĐ 33. Trên nền khảo sát đó, sở lấy ý kiến của các sở ngành, quận, huyện và lấy luôn ý kiến Trung ương... Việc chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ khắc phục được những hạn chế, kẽ hở bị lợi dụng của QĐ 33 nhưng cũng đồng thời đảm bảo lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân. Tuy nhiên, đồng chí Lê Văn Khoa cũng nhận định, dự thảo của Sở Tài nguyên - Môi trường còn nhiều ý kiến khác nhau nên cần phải tiếp tục nghiên cứu để đi đến phương án thống nhất cuối cùng. Trong 10 ngày tới, Sở Tài nguyên - Môi trường ghi nhận những góp ý của các sở ngành và 24 quận, huyện để thống nhất dự thảo trình UBND TPHCM xem xét…
Đề cập trực diện cơn sốt đất hiện nay, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM, cho rằng chủ thể gây ra cơn sốt đất nền trong thời gian qua chính là giới đầu nậu, đã lợi dụng kẽ hở của QĐ 33 để mua gom đất rồi phân lô bán nền không theo một quy định nào cả, tạo ra cơn sốt giá. TP cần có quy định về diện tích tối thiểu được phép phân lô hộ lẻ để không phá nát quy hoạch, quản lý chặt chẽ chất lượng hạ tầng và hồ sơ pháp lý, quy định cụ thể về việc đầu tư hạ tầng bài bản… Tránh tình trạng “bát nháo”, đầu tư hạ tầng sơ sài rồi tách thửa bán khi chưa có sổ đỏ, chưa làm hạ tầng; người chịu thiệt không chỉ là người mua đất mà còn là gánh nặng đối với hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội mai này.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Văn Khoa đánh giá cao các cơ quan chức năng làm cẩn thận, trước khi lấy kiến của các sở ngành, quận huyện đã đi khảo sát thực tế nguyên nhân để xảy ra hiện tượng không tốt khi thực hiện QĐ 33. Trên nền khảo sát đó, sở lấy ý kiến của các sở ngành, quận, huyện và lấy luôn ý kiến Trung ương... Việc chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ khắc phục được những hạn chế, kẽ hở bị lợi dụng của QĐ 33 nhưng cũng đồng thời đảm bảo lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân. Tuy nhiên, đồng chí Lê Văn Khoa cũng nhận định, dự thảo của Sở Tài nguyên - Môi trường còn nhiều ý kiến khác nhau nên cần phải tiếp tục nghiên cứu để đi đến phương án thống nhất cuối cùng. Trong 10 ngày tới, Sở Tài nguyên - Môi trường ghi nhận những góp ý của các sở ngành và 24 quận, huyện để thống nhất dự thảo trình UBND TPHCM xem xét…