Phương pháp xét nghiệm dạ dày bằng hơi thở

Sự thật về “chất phóng xạ”?

Có hay không chất “phóng xạ”?
Sự thật về “chất phóng xạ”?

Gần đây, một số phòng khám, bệnh viện trong TP HCM đã sử dụng phương pháp PYtest xét nghiệm dạ dày bằng hơi thở để tìm ra vi khuẩn Helicobacter pylori, tác nhân gây loét bao tử và ung thư dạ dày. So với các phương pháp sử dụng trước đây như nội soi…, PYtest vừa nhanh chóng (chỉ tốn 10 phút), rẻ tiền, dễ dàng, không gây đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân và có tính chính xác cao.

Gửi quả bóng chứa mẫu hơi thở đi xét nghiệm
Gửi quả bóng chứa mẫu hơi thở đi xét nghiệm

Thậm chí bệnh nhân có thể tự làm ở nhà và gửi mẫu xét nghiệm đến bệnh viện qua đường bưu điện. Cách sử dụng PYtest khá đơn giản: uống một viên đồng vị phóng xạ C14 - urea (dạng viên nang). Sau đó bệnh nhân thổi hơi thở vào một bong bóng và mẫu xét nghiệm này sẽ được đo trong máy chớp sáng lỏng. Mặc dù đã được khẳng định từ giới y học, tuy nhiên, thực tế vẫn có một vài người băn khoăn và nghi ngại về chất phóng xạ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể hoặc bào thai.

Có hay không chất “phóng xạ”?

Để tìm hiểu rõ vấn đề này chúng tôi đã gặp gỡ DS Nguyễn Văn Vinh, Giám đốc Công ty TNHH Dược phẩm Đông Phương, nhà cung cấp độc quyền thiết bị này. DS Vinh đưa cho chúng tôi xem khá nhiều tài liệu có liên quan và giải thích: Xét nghiệm PYtest do Giáo sư Barry Marshall - người đoạt giải Nobel năm 2005 cùng với Tiến sĩ Warren PYtest nghiên cứu phát triển. Phương pháp này tuân thủ nghiêm nhặt nguyên tắc ALARA (As Low Reasonably Achievable) do Cơ quan Quốc tế về Bảo vệ Phóng xạ (ICRP) đề ra và được FDA (Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ), TGA (Cơ quan Quản lý hàng hóa và Điều trị của Australia) phê chuẩn.

Liều hữu hiệu của một viên nang PYtest tương đương với:
- Nửa ngày phơi nhiễm khi sống trong đô thị hiện đại.
- 1/5 lượng phơi nhiễm trong một chuyến bay thương mại kéo dài 6 tiếng.
- 1/10 lượng phơi nhiễm từ X-Quang ngực hoặc 1/300 lượng phơi nhiễm từ chụp X-Quang nhũ.
- 5 ly nước cam lớn.
- 1/333 giới hạn phơi nhiễm hằng năm được quy định bởi Ủy ban Quốc tế về Bảo vệ phóng xạ (International Commission on Radiological Protection).

Thực tế, do có những thiếu sót nhất định trong kiến thức về thuật ngữ “phóng xạ” cùng với các thông tin sai lạc nên gây ra sự lo lắng thái quá về phương pháp PYtest có sử dụng chất đồng vị phóng xạ C14.

Phóng xạ là một nét đặc trưng của tất cả các hệ sinh học. Trong môi trường tự nhiên và cuộc sống hằng ngày, con người liên tục bị nhiễm phóng xạ dưới nhiều dạng khác nhau như: dưới dạng ánh sáng, hoặc thông qua sóng vô tuyến, sử dụng các dụng cụ phổ biến như la bàn, máy tính, sơn,…

Một viên nang đồng vị phóng xạ C14 dùng trong phương pháp PYtest chứa khoảng 3 microsieverts (đơn vị định lượng hiệu quả sinh học của năng lượng hấp thu từ nhiều nguồn khác nhau), chỉ bằng 1/333 lượng phơi nhiễm giới hạn hằng năm được quy định bởi Ủy ban Quốc tế và Bảo vệ phóng xạ ICRP. Lượng phóng xạ này sẽ dễ dàng được chuyển hóa qua nước tiểu (hơn 80%) trong vòng 3 giờ, qua hơi thở (khoảng 10 %) trong vòng 1 giờ. Phần còn lại tồn tại trong cơ thể khoảng 72 giờ và được thải dần.

An toàn cho phụ nữ và trẻ em

Chính Giáo sư Barry Marshall, người đoạt giải Nobel Y học 2005 cũng đã so sánh rất dễ hiểu qua một bức thư điện tử gởi ngày 8-8-2008: PYtest an toàn hơn phương pháp  chụp X-Quang răng. Trong thư ông viết: “Liệu phương pháp này có an toàn với trẻ em và phụ nữ có thai không?” thì câu trả lời là “nó an toàn”. Bởi lượng phóng xạ có trong xét nghiệm này chỉ bằng lượng phơi nhiễm tự nhiên của môi trường  như đi máy bay, chụp X-Quang sàng

Lê Văn

Tin cùng chuyên mục