Vở kịch (tác giả Nguyễn Anh Kiệt, đạo diễn Lê Diễn), với sự tham gia biểu diễn của nhiều nghệ sĩ trẻ đem lại sức hấp dẫn và lôi cuốn người xem.Từ kịch bản của 20 năm trước Năm 1997, Hội Sân khấu TPHCM tổ chức trại sáng tác nhằm thúc đẩy tư duy sáng tạo của các tác giả và hướng đến lễ kỷ niệm 30 năm cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Kịch bản Người mẹ thứ 2 (tên gọi ban đầu là Nhật ký người câm) đã ra đời và đoạt giải B của trại sáng tác. Tác phẩm từng được dự định đầu tư dàn dựng để tham gia Liên hoan Sân khấu mùa thu lần thứ 3, nhưng cuối cùng, vì năm đó Sở VH-TT không tổ chức liên hoan nên tác phẩm đành cất kho. Đến nay, sau 20 năm, kịch bản đã được cấp hơn 200 triệu đồng để dàn dựng, là một trong những tác phẩm nghệ thuật kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Tác giả Nguyễn Anh Kiệt cho biết: “Tôi đọc những câu chuyện về biệt động thành và có nhiều cảm xúc, đó là ý tưởng để tôi sáng tác nên tác phẩm. Với kịch bản sân khấu chính luận này, tôi không quá đặt nặng vấn đề căng thẳng của chiến sự, nội dung chủ yếu xoáy sâu vào những mối quan hệ tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa và đặc biệt là tình cảm của người dân thành thị dành cho cuộc đấu tranh giành lại độc lập, tự do của cả dân tộc”.
Sau buổi công diễn đầu tiên vào tối 9-7, Nhà hát Kịch TPHCM sẽ tiếp tục diễn vở Người mẹ thứ 2 (ảnh) vào tối 26-7. Từ tháng 8, vở kịch sẽ được xếp lịch diễn xen kẽ cùng với các vở: Nàng xuân, Cô gái triệu đô, Vòng xoáy nghiệt ngã, Người yêu tôi là hoa hậu…
Sự cuốn hút của tác phẩm chính là việc sắp xếp các nhân vật ở hai đầu chiến tuyến cùng sống dưới một mái nhà. Mỗi người một tư duy, chí hướng khác nhau, nhưng lại gắn kết nhau ở một chữ tình - đó là tình cảm gia đình sâu sắc. Câu chuyện kịch được mở đầu bằng những hình ảnh tư liệu lịch sử sống động về một thời đất nước ngập chìm trong khói bom, lửa đạn.
Đại tá Nguyễn Bá Lộc (Anh Tuấn) bị thương. Suốt 4 tháng liền, ông tự khép kín tâm hồn mình trong bốn bức tường của căn phòng u tối. Tuy nhiên, vết thương thân thể lại không làm ông đau đớn và bức bối bằng việc ông bị chính những tướng lĩnh trên cùng một chiến tuyến, vì ganh ghét đã nã đạn vào ông và lính của ông. Để tìm lại chỗ đứng vững chắc trong hàng ngũ tướng lĩnh, ông đã ép gả con gái Xuân Thu (Mai Phương) cho trung tá Lucky (Bùi Công Danh). Trong lúc, Xuân Thu lại yêu thầy giáo dạy kèm tên Đông (Lê Vinh). Đông cũng là một trong những chiến sĩ biệt động thành, nằm vùng trong lòng địch để tổ chức hoạt động, nối kết liên lạc với các chiến sĩ cách mạng. Gay cấn hơn chính là bí mật của câu chuyện bi kịch gia đình thời chiến được bật mí: mẹ ruột của Xuân Thu không phải là vợ đại tá Lộc mà lại là dì Thắm (Việt Hà) - vú nuôi của Xuân Thu, cũng là một chiến sĩ biệt động thành, có chồng là bộ đội, đã hy sinh trong một trận càn năm 1940.
Làm tươi mới kịch chính luận
Mang tính chất là vở kịch chính luận, song tác phẩm lại có nội dung và cách dàn dựng khá nhẹ nhàng, gần gũi, dễ cảm. Trong thiết kế sân khấu, khán giả có thể cảm nhận được không khí nội thành Sài Gòn xưa. Tình tiết vở kịch diễn biến nhanh, gọn, có nhiều tình huống hài kịch dí dỏm, bên cạnh một số phân cảnh đậm chất thi vị, ngợi ca tình yêu đôi lứa ngọt ngào, trong sáng, những cung bậc về tình cảm gia đình. Dù vở diễn không có những diễn viên ngôi sao, phần lớn là dàn diễn viên trẻ, nhưng cả ê kíp đã cùng hợp sức tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn người xem.
Đạo diễn Lê Diễn chia sẻ: “Anh em cũng gặp khó khăn, cảm thấy lo lắng vì áp lực diễn một vở kịch chính luận luôn khó hơn diễn một vở kịch có tính thị trường. Nhưng khi cảm nhận được tính chất nghiêm túc, ý nghĩa nhân văn của vở diễn, anh em diễn viên đã nỗ lực trong tập luyện. Khi bắt tay dựng vở, tôi cũng lo lắng và cố gắng làm sao để có thể vừa chuyển tải đủ, đẹp nội dung tác phẩm - một tổng thể về sự thắng lợi của cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, đó chính là tình cảm, sự đồng lòng của người dân nội thành ủng hộ cách mạng”.
Làm tươi mới kịch chính luận
Mang tính chất là vở kịch chính luận, song tác phẩm lại có nội dung và cách dàn dựng khá nhẹ nhàng, gần gũi, dễ cảm. Trong thiết kế sân khấu, khán giả có thể cảm nhận được không khí nội thành Sài Gòn xưa. Tình tiết vở kịch diễn biến nhanh, gọn, có nhiều tình huống hài kịch dí dỏm, bên cạnh một số phân cảnh đậm chất thi vị, ngợi ca tình yêu đôi lứa ngọt ngào, trong sáng, những cung bậc về tình cảm gia đình. Dù vở diễn không có những diễn viên ngôi sao, phần lớn là dàn diễn viên trẻ, nhưng cả ê kíp đã cùng hợp sức tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn người xem.
Đạo diễn Lê Diễn chia sẻ: “Anh em cũng gặp khó khăn, cảm thấy lo lắng vì áp lực diễn một vở kịch chính luận luôn khó hơn diễn một vở kịch có tính thị trường. Nhưng khi cảm nhận được tính chất nghiêm túc, ý nghĩa nhân văn của vở diễn, anh em diễn viên đã nỗ lực trong tập luyện. Khi bắt tay dựng vở, tôi cũng lo lắng và cố gắng làm sao để có thể vừa chuyển tải đủ, đẹp nội dung tác phẩm - một tổng thể về sự thắng lợi của cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, đó chính là tình cảm, sự đồng lòng của người dân nội thành ủng hộ cách mạng”.