Nguyên nhân dẫn đến cháy xảy ra nhiều nhất do sự cố hệ thống thiết bị điện trong nhà dân cũng như sự bất cẩn trong quá trình sử dụng điện của người dân…
ua đó thấy được, sử dụng điện bất cẩn, không chú ý đúng mức các thiết bị điện không còn an toàn... là nguy cơ gây cháy, nổ rất cao trong mùa mưa.
Hầu như năm nào TPHCM cũng có kế hoạch làm gọn dây thông tin trên cột điện, nhưng kết quả vẫn chưa được như mong muốn do nhiều nguyên nhân. Với những trường hợp dây điện đi ngang qua mái tôn, mái lá; điện thắp sáng các bảng hiệu, quảng cáo trong mùa mưa… lại càng nguy hiểm hơn gấp bội. Ngoài nguy cơ gây hỏa hoạn, điện rò rỉ còn giật chết người.
ua đó thấy được, sử dụng điện bất cẩn, không chú ý đúng mức các thiết bị điện không còn an toàn... là nguy cơ gây cháy, nổ rất cao trong mùa mưa.
Hầu như năm nào TPHCM cũng có kế hoạch làm gọn dây thông tin trên cột điện, nhưng kết quả vẫn chưa được như mong muốn do nhiều nguyên nhân. Với những trường hợp dây điện đi ngang qua mái tôn, mái lá; điện thắp sáng các bảng hiệu, quảng cáo trong mùa mưa… lại càng nguy hiểm hơn gấp bội. Ngoài nguy cơ gây hỏa hoạn, điện rò rỉ còn giật chết người.
Dây điện và cáp viễn thông chằng chịt trên trụ điện
Trên thực tế, ý thức của người dân trong việc sử dụng điện an toàn còn rất kém. Nhiều khu vực, đường dây điện được câu mắc và sử dụng khá tùy tiện. Dùng vật dụng câu móc điện; cáp dẫn, dây dẫn điện bằng những vật liệu gia công, rẻ tiền nên rất nguy hiểm, dễ gây chập cháy. Bên cạnh đó, việc quan tâm đến thiết bị điện vẫn chưa đúng mức, bởi nhiều loại đồ điện gia dụng cũng có khả năng rò rỉ, gây cháy nổ cao (như bàn ủi, bếp điện, lò nướng điện, ấm điện, nồi cơm điện…).
Nhằm đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn trong mùa mưa bão, giảm thiệt hại về tài sản cũng như tính mạng của nhân dân, Cảnh sát PCCC TP khuyến cáo đối với các cơ sở kinh doanh xăng dầu, công trình có lắp đặt hệ thống thu lôi, chống sét phải đo điện trở nối đất đúng theo các thông số kỹ thuật cho phép để đảm bảo an toàn. Đối với khu dân cư, hộ gia đình, người dân phải gia cố lại mái che, nhà ở, tỉa những nhánh cây cao gần nhà để phòng gió, lốc xoáy làm đổ ngã. Kiểm tra lại dây dẫn điện trong nhà và dây dẫn điện từ bên ngoài vào nhà; tránh gió, lốc xoáy làm đứt rơi xuống gây tai nạn hoặc chạm chập gây cháy.
Hiện trường vụ cháy do điện
Riêng các bảng điện tử quảng cáo ngoài trời phải đảm bảo các điều kiện an toàn về điện, đề phòng chạm, chập gây ra cháy khi có mưa, dông, gió mạnh. Không để dây dẫn điện chạm vào bàn ủi, bloc máy lạnh; không để dây dẫn điện gần lò nấu, bếp gas. Các thiết bị, dụng cụ điện phát nhiệt như bàn ủi, bếp điện không để gần chất dễ cháy để tránh phát hỏa khi tiếp xúc. Các ổ cắm điện cần lắp đặt ổ 3 chấu, có chấu thứ 3 nối đất để an toàn khi thiết bị rò điện ra bên ngoài.
Khi sửa chữa điện trong nhà phải ngắt cầu dao điện; thông báo cho mọi người cùng biết để không đóng cầu dao điện bất ngờ. Tốt nhất là nhờ người có chuyên môn kỹ thuật về điện để sửa chữa nhằm tránh nguy cơ tai nạn hoặc chạm, chập điện gây cháy sau khi mở cầu dao lên. Khi sử dụng các thiết bị điện cầm tay như máy sấy tóc, máy masage, máy mài, máy khoan... phải mang găng tay cách điện để tránh giật nếu máy bị rò điện. Khi di chuyển các dụng cụ đang cắm điện phải chú ý ngắt nguồn. Để tránh chập điện, mỗi khi ra khỏi nhà phải tắt hết các thiết bị dùng điện hoặc tốt nhất là ngắt cầu dao tổng để không phát nhiệt gây cháy. Khi có trường hợp chạm chập điện gây cháy, điều cần nhất là phải ngắt ngay cầu dao hệ thống điện tại chỗ. Báo động cho mọi người thoát ra khỏi khu vực cháy; tập trung cứu người trong đám cháy (nếu có). Sau đó, nhanh chóng sử dụng bình chữa cháy để dập lửa. Song song với việc chữa cháy, cần phải gọi nhanh đến cảnh sát PCCC hỗ trợ qua số điện thoại 114. Điều lưu ý là phải hết sức thận trọng, không nên dùng nước để chữa lửa khi có hiện tượng chập điện gây cháy.