Thay hay chấp vá thép
Chiều ngày 11-7, Sở NN&PTNT Bình Định đã tổ chức cuộc họp, thống nhất phương án khắc phục tàu 20 tàu vỏ thép hư hỏng tại Bình Định. Theo đó, Sở NN&PTNT đã mời các bên liên quan cùng tham dự để hỏi ý kiến các ngư dân về phương án khắc phục của doanh nghiệp (DN) sai phạm.
Trong phương án sửa chữa, khắc phục công ty TNHH Đại Nguyên Dương không đồng ý thay thế toàn bộ thép Trung Quốc bằng thép Hàn Quốc mà lại muốn đưa tàu lên đà kiểm tra tổng thể mẫu thép vỏ tàu, nếu thép Trung Quốc đạt cấp A thì giữ lại, vị trí nào không đạt cấp A (thiếu Mn) thì thay thế bằng thép Hàn Quốc đạt cấp A.
Công ty TNHH Đại Nguyên Dương, giải trình: Nếu thay toàn bộ thép vỏ tàu thì phải tháo dỡ gần như toàn bộ con tàu, thời gian thi công hoàn chỉnh con tàu phải mất từ 6 đến 8 tháng do đó ảnh hưởng đến khả năng đi biển và trả nợ ngân hàng của ngư dân; DN này cũng đã thống nhất với ngư dân, tính toán lại giá thép của Trung Quốc và Hàn Quốc cùng thời điểm để đền bù phần chênh lệch giá cả lại cho ngư dân.
Chiều ngày 11-7, Sở NN&PTNT Bình Định đã tổ chức cuộc họp, thống nhất phương án khắc phục tàu 20 tàu vỏ thép hư hỏng tại Bình Định. Theo đó, Sở NN&PTNT đã mời các bên liên quan cùng tham dự để hỏi ý kiến các ngư dân về phương án khắc phục của doanh nghiệp (DN) sai phạm.
Trong phương án sửa chữa, khắc phục công ty TNHH Đại Nguyên Dương không đồng ý thay thế toàn bộ thép Trung Quốc bằng thép Hàn Quốc mà lại muốn đưa tàu lên đà kiểm tra tổng thể mẫu thép vỏ tàu, nếu thép Trung Quốc đạt cấp A thì giữ lại, vị trí nào không đạt cấp A (thiếu Mn) thì thay thế bằng thép Hàn Quốc đạt cấp A.
Công ty TNHH Đại Nguyên Dương, giải trình: Nếu thay toàn bộ thép vỏ tàu thì phải tháo dỡ gần như toàn bộ con tàu, thời gian thi công hoàn chỉnh con tàu phải mất từ 6 đến 8 tháng do đó ảnh hưởng đến khả năng đi biển và trả nợ ngân hàng của ngư dân; DN này cũng đã thống nhất với ngư dân, tính toán lại giá thép của Trung Quốc và Hàn Quốc cùng thời điểm để đền bù phần chênh lệch giá cả lại cho ngư dân.
Ngư dân lo lắng, liệu cách khắc phục như vậy có đảm bảo cho tàu cá của họ hoạt động trong 16 năm làm việc để trả nợ hay không? Khắc phục như thế, khác nào chắp vá từng mảnh thép trên tàu ngư dân?
Về vấn đề này, Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định đã có văn bản gửi lên Bộ NN&PTN để xin ý kiến. Ông Nguyễn Ngọc Oai, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Thủy sản đã đưa ra đề nghị, thay thép theo đúng hợp đồng cho ngư dân. Thép nào Trung Quốc phải thay lại thép Hàn Quốc; Thép không đạt cấp A thì thay lại cho đạt cấp A, thép Hàn Quốc. “Qua thảo luận giữa Ngư dân và công ty Đại Nguyên Dương, tất cả đều thống nhất chờ ý kiến của Bộ NN&PTNT chậm nhất vào ngày mai, 12-7. Sau đó Sở NN&PTNT sẽ có cuộc họp nhỏ để đi đến thống nhất thỏa thuận, thay thế theo từng chi tiết hay tháo ra thay lại toàn bộ bằng thép Hàn Quốc đạt cấp A”, ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN&PTNT nói.
Lãnh đạo Sở NN&PTNT chủ trì cuộc họp để thống nhất phương án khắc phục
Phương án mập mờ Sau khi xem phương án khắc phục của công ty TNHH MTV Nam Triệu, 8 ngư dân có tàu vỏ thép do công ty Nam Triệu đóng cho rằng không rõ ràng, không thống nhất phương án khắc phục của DN. Chủ tàu Trương Hoài Khánh, tàu vỏ thép BĐ 99279-TS bức xúc: “Trong hợp đồng lắp hộp số 5.1, nhưng công ty lại lắp hộp số 3.0 như vậy là không chấp nhận được. Trong phương án khắc phục, không ghi rõ thay hộp số mới bao nhiêu chấm. Về hai máy phát điện Mitsubishi, đến nay vẫn chưa tìm và chưa chứng minh được nguồn gốc xuất xứ, không biết là hàng trôi nổi ở đâu. Về trục chân vịt đề nghị thay mới lại bằng inox, không phải sắt thép kém chất lượng, dẫn đến rỉ sét nghiêm trọng như vậy. Chứ khắc phục không đảm bảo thì 16 năm trả nợ ngân hàng, tàu hư tiếp thì chúng tôi biết kêu ai bây giờ...” Sau khi xem xét lại hồ sơ, lấy ý kiến của DN và cơ quan đăng kiểm, Sở NN&PTNT Bình Định trả lời rằng, theo thẩm định giá ban đầu thì là 5.1, thế nhưng theo đúng với thiết kế thì 3.0. “Việc thay lại máy mới 3.0 hay 5.1 cũng phải tuân theo thiết kế đồng bộ trên tàu chứ không phải muốn thay sao cũng được. Cái này thì công ty Nam Triệu phải nhanh chóng mời đơn vị tư vấn để phối hợp với cơ quan đăng kiểm đi đến thống nhất phương án khắc phục sớm nhất cho ngư dân. Về máy phát điện phải kiểm tra lại và phải thay mới theo đúng hợp đồng cho ngư dân. Máy dò cũng như vậy…”, ông Trần Văn Phúc, Phó giám đốc Sở NN&PTNT nói. Nhiều ngư dân khác đề nghị phải nhanh chóng khắc phục tàu cho họ, để họ ra biển đánh bắt giải quyết nợ nần. Bên cạnh đó ngư dân yêu cầu doanh nghiệp phải nhanh chóng trả lại tiền thiết kế mẫu, theo đúng cam kết trước đó của DN, để ngư dân trả nợ cho ngân hàng.
Nhưng ông Bùi Hữu Hùng, đại diện công ty TNHH MVT Nam Triệu lại chối bỏ việc này: “Tại cuộc họp chiều ngày 30-6, công ty không hứa trả tiền thiết kế lại cho ngư dân”.
Nghe ông Hùng nói, các ngư dân đã phản ứng và đưa biên bản thỏa thuận vào ngày 30-6 cho cả hội trường cùng xem. Trong biên bản có ghi: “Công ty phải trả lại tiền thiết kế phí cho chủ tàu” và có chữ ký của chính ông Bùi Hữu Hùng cùng con dấu của Chi cục thủy sản – Sở NN&PTNT Bình Định. Đại diện công ty TNHH MTV Nam Triệu hết chối trách nhiệm.
Biên bản cam kết mà đại diện công ty Nam Triệu đã ký với ngư dân
Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN&PTNT kết luận: Quan điểm của Sở NN&PTNT thì phải nhanh chóng khắc phục tàu hư hỏng cho ngư dân sớm ngày nào hay ngày đó. Còn một số nội dung chưa đi đến thống nhất, chúng tôi sẽ triệu tập các cuộc họp nhỏ để giải quyết từng chủ tàu có khúc mắc. Về vấn đề chọn cơ sở khắc phục tại cảng Tam Quan (huyện Hoài Nhơn, Bình Định – PV), Tổng cục thủy sản đã đồng ý. Đề nghị các doanh nghiệp phối hợp với cơ sở đóng tàu tại Tam Quan phải bàn bạc để tàu được khắc phục một cách đảm bảo. Ba ngày tới đây, DN sẽ đưa 1 trong 5 tàu cá vỏ thép hư hỏng (những tàu được chọn khắc phục đợt đầu – PV) lên đà để khắc phục, tại cảng Tam Quan. Chậm nhất vào chủ nhật tuần này DN phải hoàn tất mọi vướng mắc, sang tuần sau bắt tay vào khắc phục sớm nhất cho các ngư dân. Phương án khắc phục tàu hư hỏng, của các DN cũng được UBND tỉnh Bình Định thông qua từ trước đó, khi đi đến thống nhất cuối cùng sẽ gửi lên Bộ NN&PTNT để phê duyệt. Đến thời điểm này tàu cá vỏ thép của ngư dân Trần Đình Sơn BĐ 99245-TS, vẫn chưa đi đến thống nhất phương án khắc phục. UBND tỉnh Bình Định yêu cầu công ty TNHH MTV Nam Triệu thay mới cho ông Trần Đình Sơn. Tuy nhiên, công ty TNHH MTV Nam Triệu chỉ thực hiện bảo hành, thay thế, chắp vá ruột giữ nguyên vỏ… do vậy ông Sơn không đồng ý, yêu cầu phải thay mới hoàn toàn.
Ông Bùi Hữu Hùng, đại diện công ty Nam Triệu trả lời ngư dân
Ngư dân Trần Đình Sơn không đồng ý với phương án của công ty Nam Triệu
Trước đó, trả lời phỏng vấn của PV Báo SGGP ông Đặng Ngọc Oanh, Giám đốc công ty TNHH MTV Nam Triệu cho rằng, với đề nghị thay máy mới của UBND tỉnh Bình Định đại diện hãng Doosan họ không đồng ý vì trái với thông lệ quốc tế. Ông Oanh còn nói, nếu UBND tỉnh Bình Định còn ra văn bản như thế, hãng Doosan sẽ khởi kiện, để Bộ tài chính vào cuộc.
Về nội dung này, Sở Nông nghiệp và PTNT đề xuất mời Trung tâm Đăng kiểm tàu cá, công ty TNHH MTV Nam Triệu, đơn vị cung cấp máy thủy phải làm việc với chủ tàu để thỏa thuận, thống nhất và báo cáo UBND tỉnh sớm nhất.
Về nội dung này, Sở Nông nghiệp và PTNT đề xuất mời Trung tâm Đăng kiểm tàu cá, công ty TNHH MTV Nam Triệu, đơn vị cung cấp máy thủy phải làm việc với chủ tàu để thỏa thuận, thống nhất và báo cáo UBND tỉnh sớm nhất.