Mới đây, trao đổi với báo chí tại Bình Định, ông Nguyễn Ngọc Oai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, cho hay như trên.
Ám ảnh những lần vươn khơi
Ghi nhận của chúng tôi tại cảng cá Đề Gi (huyện Phù Cát, Bình Định), ngoài những con tàu “quen mặt” còn một số tàu vỏ thép NĐ 67 cũng đang gặp trục trặc phải nằm chờ nhiều tháng tại cảng. Trong đó có tàu BĐ 99168-TS của ngư dân Lê Ngô Hát (xã Cát Khánh, Phù Cát). Đã 4 đến 5 tháng nay, con tàu lớn cứ nằm lỳ ở cảng cá Đề Gi chưa chịu vươn khơi để đánh bắt. Chủ tàu cho biết: “Tàu “bệnh” rồi, chưa sửa xong nên chưa dám ra biển. Nằm bờ hoài cũng ngại vì họ nói chật cảng, chiếm hết chỗ của các tàu khác, nhưng đi biển 1 tháng mà 3 chuyến đều bị hỏng tàu cả 3, cứ ra đến biển được ít hôm phải vào bờ nằm, tổn thất trên 200 triệu đồng/chuyến chứ ít đâu. Giờ đi tiếp có mà phá sản luôn”.
Ám ảnh những lần vươn khơi
Ghi nhận của chúng tôi tại cảng cá Đề Gi (huyện Phù Cát, Bình Định), ngoài những con tàu “quen mặt” còn một số tàu vỏ thép NĐ 67 cũng đang gặp trục trặc phải nằm chờ nhiều tháng tại cảng. Trong đó có tàu BĐ 99168-TS của ngư dân Lê Ngô Hát (xã Cát Khánh, Phù Cát). Đã 4 đến 5 tháng nay, con tàu lớn cứ nằm lỳ ở cảng cá Đề Gi chưa chịu vươn khơi để đánh bắt. Chủ tàu cho biết: “Tàu “bệnh” rồi, chưa sửa xong nên chưa dám ra biển. Nằm bờ hoài cũng ngại vì họ nói chật cảng, chiếm hết chỗ của các tàu khác, nhưng đi biển 1 tháng mà 3 chuyến đều bị hỏng tàu cả 3, cứ ra đến biển được ít hôm phải vào bờ nằm, tổn thất trên 200 triệu đồng/chuyến chứ ít đâu. Giờ đi tiếp có mà phá sản luôn”.
Ngồi tựa lưng vào thân tàu vỏ thép BĐ 99144-TS, chủ tàu Phạm Minh Vương (36 tuổi, xã Cát Khánh) kể: “Tàu tui đóng hết 21 tỷ đồng theo NĐ 67, do Công ty Nam Triệu đóng, tàu hạ thủy và ra khơi vào ngày 19-2, được 10 ngày thì gặp sự cố phải vào bờ. Tiếp đó vào ngày 14-4, tôi đi chuyến thứ 2, nhưng mới được 2 ngày thì hỏng máy phát điện chính, sau đó thì vỡ ống nước máy chính, tiếp đó là hỏng luôn 2 máy đèn, nước ngập vào buồng máy, nên điện gấp lên tỉnh kêu tàu ra cứu hộ vào bờ. Chuyến ấy lỗ trên 400 triệu đồng”.
Lão ngư Trần Đình Sơn (xã Mỹ An, huyện Phú Mỹ) chủ tàu vỏ thép BĐ 99245-TS, bấm đốt tay trên bàn tay bị cụt 2 ngón, tính những lần vượt biển tàu bị hỏng máy phải thuê bạn lai dắt vào bờ: “Ngày 25-3, tôi cùng 11 bạn thuyền nổ máy vươn khơi, đi mới được 6 ngày thì tàu gặp trục trặc, tôi xuống kiểm tra máy móc không may bị dây cu-roa cắt đứt 2 ngón tay, tàu hỏng phải gọi cho tàu cứu hộ ra lai dắt vào vịnh Cam Ranh để cấp cứu. Công ty sửa xong tàu, 25 ngày sau tôi đi tiếp chuyến thứ 2, nhưng tiếp tục bị hỏng trục chính, lốc máy… Chúng tôi phải lênh đênh 2 ngày trên biển, sau đó mới thuê 2 tàu bạn ra lai dắt về, phải trả 60 triệu đồng/tàu”. Đau đớn nhất phải kể đến là tàu BĐ 99939-TS của lão ngư Nguyễn Thư (ở thôn Lâm Trúc 2, xã Hoài Thanh, huyện Hoài Nhơn). Tàu của ông Thư hạ thủy được 2 tháng, đến ngày 5-11-2016 bắt đầu ra khơi, vừa ra chưa bao lâu tàu bị phá nước khoang chứa nước và khoang máy chính, rồi chìm nghỉm giữa biển. Rất may sau đó Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn đã điều tàu Cảnh sát biển ra cứu hộ nhưng chỉ cứu được 8 ngư dân, còn tàu thì bị “nuốt” trắng.
Tỉnh sẽ hỗ trợ ngư dân khởi kiện
Vội vã đưa tôi xuống gầm máy 880CV của con tàu, chủ tàu Phạm Minh Vương liệt kê những “căn bệnh” của ruột tàu: hỏng máy phát điện chính, vỡ ống nước máy chính, hai máy đèn bị hỏng, một máy thì đã khắc phục còn một máy không thể nào sửa được. “Chỉ còn nước bán sắt vụn chứ hư không thể sửa”, anh Vương buồn rầu nói. Anh đưa tôi lên khoang tàu, tiếp tục chỉ vào từng tiểu tiết bị hoen gỉ, kết cấu gọng quá yếu, quá mỏng, anh phải thuê thợ về hàn nối lại nhằm giữ gọng không bị gãy. “Tàu hư đồng bộ, chưa nói đến máy mà sắt, thép quá mỏng nên gãy tùm lum hết. Dây néo, lưới, pheng đều không có chất lượng, không đúng như trong hợp đồng, chúng tôi phải bỏ tiền túi ra mua”, anh bức xúc. Ở cảng Đề Gi còn 4 đến 5 tàu vỏ thép khác cũng đang nằm bờ vì “mang bệnh” từ ngoài vào trong; có tàu thì gỉ sắt đỏ quạch, trông như đống sắt vụn. Chủ tàu ở xa nên để mặc hoang phế.
Trước đó, Công ty Nam Triệu đã mời 3 chuyên gia của hãng máy Doosan ở Hàn Quốc, đến cảng Quy Nhơn để “bắt bệnh” cho tàu của ngư dân Trần Đình Sơn. Sau đó ít hôm, công ty và các chuyên gia Hàn Quốc đã có buổi họp với ngư dân để tháo gỡ vướng mắc trong quá trình sử dụng máy. Cuộc họp sinh cãi cọ vì ông Sơn không tán thành với phương án “chắp vá” của đại diện Công ty Nam Triệu và kết thúc bằng sự ngán ngẩm, thất vọng của ông Sơn và các bạn tàu. Riêng Công ty TNHH Đại Nguyên Dương (công ty đánh tráo từ vỏ thép Hàn Quốc sang vỏ thép Trung Quốc) đến nay vẫn “bặt vô âm tín”.
Trao đổi với phóng viên Báo SGGP, ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cho biết: Sau khi sự việc xảy ra, tỉnh đã yêu cầu 2 công ty phải khắc phục ngay và bồi thường kinh phí cho ngư dân ra biển bị hỏng hóc máy và thiết bị… Theo ông Châu, khi thực hiện đóng tàu, bên phía nhà máy chỉ đóng theo mẫu thiết kế có sẵn của Bộ NN-PTNT chứ không thiết kế mới, nhưng khi tính tiền, họ lại thu thêm tiền thiết kế mẫu, như vậy là không được. Nhiều ngư dân còn phản ánh nhà máy đánh tráo và lắp máy cũ cho tàu họ nên mới xảy ra tình trạng như hiện nay. “Trong tháng 6, Công ty Nam Triệu và Công ty Đại Nguyên Dương nếu không giải quyết những kiến nghị của ngư dân thì UBND tỉnh sẽ hỗ trợ các thủ tục để ngư dân khởi kiện ra tòa. Hiện chúng tôi đã giao cho Sở NN-PTNT chủ trì để thành lập tổ thẩm định độc lập, tìm trách nhiệm thuộc về bên nào”, ông Châu nói.
Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định, thông tin: Sở đang đề xuất lên UBND tỉnh thành lập một hội đồng thẩm định độc lập để xem xét lại toàn bộ sự việc. Họ là những chuyên gia, có tư cách pháp nhân, kiến thức sâu trong lĩnh vực này. Sở sẽ đứng ra để mời các chuyên gia của chính hãng Mitsubishi đến để thẩm định các lỗi của 14 con tàu vỏ thép bị hư hỏng. “Vừa rồi, Công ty Nam Triệu có mời chuyên gia Hàn Quốc nhưng đó là do họ có quyền lợi trong ấy, họ sẽ chẳng bao giờ nhận sai về mình. Sau khi thẩm định độc lập, giải mã sự cố, Sở NN-PTNT sẽ chủ trì để lý giải cho các bên, rồi tìm ra đúng - sai, bên nào phải chịu trách nhiệm”, ông Phan Trọng Hổ cho hay.
Tỉnh sẽ hỗ trợ ngư dân khởi kiện
Vội vã đưa tôi xuống gầm máy 880CV của con tàu, chủ tàu Phạm Minh Vương liệt kê những “căn bệnh” của ruột tàu: hỏng máy phát điện chính, vỡ ống nước máy chính, hai máy đèn bị hỏng, một máy thì đã khắc phục còn một máy không thể nào sửa được. “Chỉ còn nước bán sắt vụn chứ hư không thể sửa”, anh Vương buồn rầu nói. Anh đưa tôi lên khoang tàu, tiếp tục chỉ vào từng tiểu tiết bị hoen gỉ, kết cấu gọng quá yếu, quá mỏng, anh phải thuê thợ về hàn nối lại nhằm giữ gọng không bị gãy. “Tàu hư đồng bộ, chưa nói đến máy mà sắt, thép quá mỏng nên gãy tùm lum hết. Dây néo, lưới, pheng đều không có chất lượng, không đúng như trong hợp đồng, chúng tôi phải bỏ tiền túi ra mua”, anh bức xúc. Ở cảng Đề Gi còn 4 đến 5 tàu vỏ thép khác cũng đang nằm bờ vì “mang bệnh” từ ngoài vào trong; có tàu thì gỉ sắt đỏ quạch, trông như đống sắt vụn. Chủ tàu ở xa nên để mặc hoang phế.
Trước đó, Công ty Nam Triệu đã mời 3 chuyên gia của hãng máy Doosan ở Hàn Quốc, đến cảng Quy Nhơn để “bắt bệnh” cho tàu của ngư dân Trần Đình Sơn. Sau đó ít hôm, công ty và các chuyên gia Hàn Quốc đã có buổi họp với ngư dân để tháo gỡ vướng mắc trong quá trình sử dụng máy. Cuộc họp sinh cãi cọ vì ông Sơn không tán thành với phương án “chắp vá” của đại diện Công ty Nam Triệu và kết thúc bằng sự ngán ngẩm, thất vọng của ông Sơn và các bạn tàu. Riêng Công ty TNHH Đại Nguyên Dương (công ty đánh tráo từ vỏ thép Hàn Quốc sang vỏ thép Trung Quốc) đến nay vẫn “bặt vô âm tín”.
Trao đổi với phóng viên Báo SGGP, ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cho biết: Sau khi sự việc xảy ra, tỉnh đã yêu cầu 2 công ty phải khắc phục ngay và bồi thường kinh phí cho ngư dân ra biển bị hỏng hóc máy và thiết bị… Theo ông Châu, khi thực hiện đóng tàu, bên phía nhà máy chỉ đóng theo mẫu thiết kế có sẵn của Bộ NN-PTNT chứ không thiết kế mới, nhưng khi tính tiền, họ lại thu thêm tiền thiết kế mẫu, như vậy là không được. Nhiều ngư dân còn phản ánh nhà máy đánh tráo và lắp máy cũ cho tàu họ nên mới xảy ra tình trạng như hiện nay. “Trong tháng 6, Công ty Nam Triệu và Công ty Đại Nguyên Dương nếu không giải quyết những kiến nghị của ngư dân thì UBND tỉnh sẽ hỗ trợ các thủ tục để ngư dân khởi kiện ra tòa. Hiện chúng tôi đã giao cho Sở NN-PTNT chủ trì để thành lập tổ thẩm định độc lập, tìm trách nhiệm thuộc về bên nào”, ông Châu nói.
Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định, thông tin: Sở đang đề xuất lên UBND tỉnh thành lập một hội đồng thẩm định độc lập để xem xét lại toàn bộ sự việc. Họ là những chuyên gia, có tư cách pháp nhân, kiến thức sâu trong lĩnh vực này. Sở sẽ đứng ra để mời các chuyên gia của chính hãng Mitsubishi đến để thẩm định các lỗi của 14 con tàu vỏ thép bị hư hỏng. “Vừa rồi, Công ty Nam Triệu có mời chuyên gia Hàn Quốc nhưng đó là do họ có quyền lợi trong ấy, họ sẽ chẳng bao giờ nhận sai về mình. Sau khi thẩm định độc lập, giải mã sự cố, Sở NN-PTNT sẽ chủ trì để lý giải cho các bên, rồi tìm ra đúng - sai, bên nào phải chịu trách nhiệm”, ông Phan Trọng Hổ cho hay.