Sự cố tàu vỏ thép: Doanh nghiệp bóc 3 máy tàu hàng “chợ”, thay lại máy chính hãng

Công ty TNHH MTV Nam Triệu đã kéo xác 7 tàu cá vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67 (NĐ 67) hư hỏng ở Bình Định lên đà tại cảng Tam Quan (huyện Hoài Nhơn, Bình Định) để sửa chữa, khắc phục. Doanh nghiệp (DN) này đã tháo 3 máy tàu hàng “chợ”, kém chất lượng ra để thay lại máy mới, chính hãng Mitsibishi (Nhật Bản) cho ngư dân.

>> Clip khắc phục tàu vỏ thép hư hỏng:

Sáng 19-7, đoàn công tác UBND tỉnh Bình Định do ông Trần Châu – Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định dẫn đầu, đã trực tiếp xuống Xí nghiệp đóng tàu Tam Quan (Hoài Nhơn) để kiểm tra công tác khắc phục tàu hư hỏng, đôn đốc các DN sai phạm nhanh chóng sửa chữa tàu hư hỏng, để ngư dân kịp vươn khơi bám biển.

Sự cố tàu vỏ thép: Doanh nghiệp bóc 3 máy tàu hàng “chợ”, thay lại máy chính hãng ảnh 1 Ông Trần Châu chỉ đạo, đôn đốc các bên phải nhanh chóng khắc phục tàu cá vỏ thép hư hỏng cho ngư dân
Trực tiếp kiểm tra công tác khắc phục tàu hư hỏng, ông Trần Châu đã chỉ đạo các bên phải tích cực phối hợp với nhau, trên tinh thần khắc phục nhanh chóng, hoàn thiện tất cả các bộ phận hư hỏng, đảm bảo cho ngư dân có tàu cá hoạt động ổn định trong 30 năm, trong đó trên 11 năm ngư dân phải trả nợ cho ngân hàng.

Ông Trần Châu yêu cầu các đơn vị giám sát, trong đó có tổ giám sát do Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định chủ trì phải phối hợp, nhắc các chủ tàu bám sát quá trình khắc phục tàu của mình. Những điểm nào chưa thỏa mãn thì phải kịp thời can thiệp, yêu cầu DN khắc phục cho đúng với phương án, hợp đồng. Các DN sai phạm phải thực hiện phun cát, sơn đúng quy trình; máy móc, thiết bị hàng hải phải đảm bảo chính hãng theo đúng phương án đã thống nhất trước đó giữa chủ tàu và DN, chậm nhất vào 30-8, phải khắc phục xong.

Sự cố tàu vỏ thép: Doanh nghiệp bóc 3 máy tàu hàng “chợ”, thay lại máy chính hãng ảnh 2  Đoàn kiểm tra do ông Trần Châu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định trực tiếp đến kiểm tra công tác khắc phục tàu hư hỏng của các doanh nghiệp
Đặc biệt, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định nhấn mạnh trách nhiệm giám sát của các đăng kiểm viên – Trung Tâm đăng kiểm tàu cá, thuộc Tổng cục Thủy sản – Bộ NN&PTNT, phải trực tiếp theo dõi, kiểm định các máy mới mà DN đã nhập về: máy chính, máy phụ, thiết bị hàng hải…; tăng cường công tác hậu đăng kiểm. Mọi trách nhiệm sau khi DN khắc phục tàu xong, nếu xảy ra trục trặc thì Trung tâm đăng kiểm phải đứng ra chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Về đơn vị đóng tàu cảng Tam Quan, ông Trần Châu giao trách nhiệm phải nhanh chóng khơi thông luồng lạch tại cửa biển để đảm bảo việc đưa các tàu vỏ thép vào cảng để khắc phục, không để xảy ra bất cứ sự cố đáng tiếc nào. Bên cạnh đó, phải phối hợp tích cực với các bên, đặc biệt là phía DN, đảm bảo đầy đủ các điều kiện để quá trình khắc phục kịp tiến độ.

Sự cố tàu vỏ thép: Doanh nghiệp bóc 3 máy tàu hàng “chợ”, thay lại máy chính hãng ảnh 3
 
Sự cố tàu vỏ thép: Doanh nghiệp bóc 3 máy tàu hàng “chợ”, thay lại máy chính hãng ảnh 4
Sự cố tàu vỏ thép: Doanh nghiệp bóc 3 máy tàu hàng “chợ”, thay lại máy chính hãng ảnh 5 Doanh nghiệp bóc sơn cũ, vết gỉ sét, hàu biển… để tiến hành phun cát trên tàu cá vỏ thép hư hỏng
Ông Lê Tuấn Anh, cán bộ kỹ thuật Trung tâm đăng kiểm tàu cá (Tổng cục Thủy sản) cho biết: Chủ yếu các tàu hư hỏng do Công ty Nam Triệu đóng là thay máy và sơn lại tất cả vỏ tàu và thiết bị đúng quy trình theo như hợp đồng đã ký với ngư dân trước đó. Hiện, người của Công ty Nam Triệu đang tiến hành cắt cabin để cẩu máy cũ lên trước, sau đó chờ qua công tác đăng kiểm thì sẽ thay máy mới cho ngư dân. Công ty sẽ giám sát theo các bước, theo từng thành phần cụ thể; kiểm định viên Trung tâm đăng kiểm sẽ giám sát theo kế hoạch của hãng và nhà máy.
Sự cố tàu vỏ thép: Doanh nghiệp bóc 3 máy tàu hàng “chợ”, thay lại máy chính hãng ảnh 6
 
Sự cố tàu vỏ thép: Doanh nghiệp bóc 3 máy tàu hàng “chợ”, thay lại máy chính hãng ảnh 7 Doanh nghiệp đang cẩu máy cũ hàng “chợ” hư hỏng, kém chất lượng ra khỏi tàu để thay máy mới
Ông Nguyễn Hoàng Tân, nhân viên kỹ thuật của Công ty Nam Triệu cho biết: Hiện chúng tôi đã nhập 7 máy của Công ty TNHH Tân Trung Thịnh (đơn vị cấp máy chính của hãng Mitsubishi tại Việt Nam) về tập kết tại cảng Tam Quan từ đêm hôm qua, 18-7. Chúng tôi đã cắt cabin, cẩu ra được 3 máy cũ, đợi đến khi các bên kiểm tra xong, nếu đảm bảo thì chúng tôi sẽ lắp máy cho ngư dân. Đến hết ngày 20-7 sẽ cẩu xong, trung bình khoảng 2 ngày sẽ thay xong 1 máy. Hiện chúng tôi đã lên đà 6 tàu lưới rê và 1 tàu mắc cạn của ông Lê Ngô Hát, bên phía chúng tôi đã cử 29 công nhân, 3 cán bộ khắc phục tàu cho ngư dân.
Sự cố tàu vỏ thép: Doanh nghiệp bóc 3 máy tàu hàng “chợ”, thay lại máy chính hãng ảnh 8 Doanh nghiệp đang tháo máy tàu hàng “chợ” ra khỏi tàu để mang về đơn vị
Theo ông Phan Trọng Hổ - Giám đốc Sở NN&PTNT Bình Định, mới đây Bộ NN&PTNT đã có câu trả lời về việc thay thế các tàu có vỏ thép kém chất lượng. Qua đó, bộ đã đồng ý giữ lại thép đạt MAC A, thay thế các chi tiết thép kém chất lượng, sang thép Hàn Quốc, đảm bảo tất cả đều phải đạt MAC A.
Theo báo cáo của ông Nguyễn Văn Hóa – Trưởng Phòng Kinh tế huyện Hoài Nhơn, huyện này đã có báo cáo kinh phí thiệt hại nằm bờ, sửa chữa tàu của 6 ngư dân có tàu hư hỏng tại huyện này. Theo đó, thiệt hại về tàu vỏ thép hư hỏng tại huyện Hoài Nhơn khoảng 9 tỷ đồng.

Ông Trần Châu cũng thông tin thêm: Bộ NN&PTNT cho hay, tới đây sẽ có chính sách để hỗ trợ thêm cho các ngư dân có tàu vỏ thép hư hỏng, đang gặp khó khăn. Qua sự cố này, tỉnh Bình Định sẽ chỉ đạo Sở NN&PTNT thành lập các lớp tập huấn đánh bắt trên tàu vỏ thép NĐ 67 cho các ngư dân.

Tin cùng chuyên mục