Sông Thị Tính dài khoảng 70km, trong đó đoạn chảy qua tỉnh Bình Dương dài hơn 10km, vốn là một trong những dòng sông đẹp nhất khu vực Đông Nam bộ, cung cấp nước sinh hoạt cho hàng chục ngàn hộ dân sinh sống ở lưu vực sông này. Thế nhưng, trong thời gian gần đây, con sông đang bị “bức tử” bởi nước xả thải khiến nhiều hộ dân đã phải bán nhà di tản vì không chịu nổi ô nhiễm.
Thủ phạm
Chúng tôi có mặt tại khu vực cầu Ông Cộ (phường Tân An, TP Thủ Dầu Một), đây là nơi sông Thị Tính giao với sông Sài Gòn, tạo thành ngã 3 chảy đi 2 hướng: một nhánh tới huyện Dầu Tiếng, nhánh còn lại (là sông Thị Tính) xuôi về huyện Bến Cát (cùng thuộc tỉnh Bình Dương). Cách ngã 3 sông về hướng huyện Bến Cát khoảng 1,5km là hàng loạt nhà máy sản xuất công nghiệp với nhà xưởng rộng lớn, cùng nhiều ống xả thải lắp đặt lộ thiên ấn xuống dòng Thị Tính. Không khí nồng nặc mùi hôi, khó chịu.
Thủ phạm
Chúng tôi có mặt tại khu vực cầu Ông Cộ (phường Tân An, TP Thủ Dầu Một), đây là nơi sông Thị Tính giao với sông Sài Gòn, tạo thành ngã 3 chảy đi 2 hướng: một nhánh tới huyện Dầu Tiếng, nhánh còn lại (là sông Thị Tính) xuôi về huyện Bến Cát (cùng thuộc tỉnh Bình Dương). Cách ngã 3 sông về hướng huyện Bến Cát khoảng 1,5km là hàng loạt nhà máy sản xuất công nghiệp với nhà xưởng rộng lớn, cùng nhiều ống xả thải lắp đặt lộ thiên ấn xuống dòng Thị Tính. Không khí nồng nặc mùi hôi, khó chịu.
Ông Hà Văn Nhanh (65 tuổi, ngụ phường Tân An, TP Thủ Dầu Một) sống ở đây hàng chục năm qua, cho biết: Mới cách nay khoảng 10 năm, nước sông Thị Tính trong xanh, nhiều tôm cá, bà con trong khu vực đều múc nước sông uống trực tiếp, sinh hoạt tắm rửa mỗi ngày bình thường. Nhưng từ khi có các nhà máy sản xuất được xây dựng ngay sát bờ sông, nước bắt đầu chuyển màu đen, đôi khi có màu đỏ đục và hôi như mùi nước cống, người dân không thể tiếp tục sinh hoạt bằng nguồn nước này. Những hộ dân thường xuyên cắt cỏ, vớt bèo dưới dòng nước này cũng bị các bệnh ngoài da gây ngứa, ghẻ kéo dài rất khó chữa trị dứt điểm.
Chỉ trong phạm vi khoảng 2,5km, kể từ cầu Ông Cộ về hướng Khu công nghiệp Rạch Bắp An Điền (thị xã Bến Cát) đã có ít nhất 5 doanh nghiệp hoạt động dọc bờ sông, trong đó Công ty thép An Hưng Tường (xã Tân Định, huyện Bến Cát) bị người dân phản ánh nhiều nhất vì xả thải, khói bụi và tiếng ồn. Vào những ngày mưa, nước xối vào kho này rồi chảy xuống sông, tạo thành dòng nước đỏ lòm mà người dân cho là một trong những nguyên nhân trực tiếp khiến dòng sông “chết dần chết mòn”.
Chỉ trong phạm vi khoảng 2,5km, kể từ cầu Ông Cộ về hướng Khu công nghiệp Rạch Bắp An Điền (thị xã Bến Cát) đã có ít nhất 5 doanh nghiệp hoạt động dọc bờ sông, trong đó Công ty thép An Hưng Tường (xã Tân Định, huyện Bến Cát) bị người dân phản ánh nhiều nhất vì xả thải, khói bụi và tiếng ồn. Vào những ngày mưa, nước xối vào kho này rồi chảy xuống sông, tạo thành dòng nước đỏ lòm mà người dân cho là một trong những nguyên nhân trực tiếp khiến dòng sông “chết dần chết mòn”.
Nhưng, những ống xả thải chôn dưới đất của các doanh nghiệp sản xuất giấy, bao bì… xung quanh, mới thực sự là thủ phạm đe dọa sự trong lành của dòng sông. Chị Hà Thị T. (35 tuổi), từng là công nhân Công ty TNHH sản xuất giấy Vĩnh Cơ (phường Tân Định, thị xã Bến Cát), cho biết: Thời điểm công ty xả thải nhiều nhất là vào buổi tối và lúc trời mưa lớn, mỗi lần xả thải đều có ít nhất 2 người đứng ngay khu vực ống xả ra sông canh chừng, nếu thấy có người để ý là ra hiệu ngừng xả thải. Thế nên lực lượng chức năng rất khó phát hiện. Nước xả với cường độ mạnh, tung bọt trắng xóa, khi đã hòa vào nước sông vẫn còn trông thấy khói hóa chất bay lên, nhưng do ống xả đặt ngầm nên rất khó bị phát hiện.
Cũng theo người dân trong khu vực, ở cuối nguồn dòng sông Thị Tính là Khu công nghiệp Mỹ Phước, An Điền với hàng trăm doanh nghiệp và nhiều trại heo quy mô lớn của các công ty, hộ dân hoạt động nhiều năm qua, cũng tranh thủ xả thải xuống con sông này...
Cơ quan chức năng nói gì?
Trong báo cáo khảo sát chất lượng nước sông Thị Tính cuối năm 2017, Sở TN-MT tỉnh Bình Dương thừa nhận, mặc dù chất lượng nước sông có cải thiện nhưng vẫn còn tình trạng ô nhiễm, nhất là ô nhiễm hữu cơ, ảnh hưởng từ chất thải công nghiệp.
Cụ thể, hàm lượng amoni vượt ngưỡng từ 5-8 lần chỉ số bình thường; hàm lượng COD (lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước) vượt quy chuẩn từ 1,2 - 1,7 lần.
Trong những lần kiểm tra 9 doanh nghiệp hoạt động trong khu vực dòng sông này, ngành chức năng tỉnh Bình Dương cũng đã xử phạt hành chính với số tiền hơn 1 tỷ đồng.
Với chỉ số nước không đảm bảo tiêu chuẩn như trên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của hàng chục ngàn hộ dân sống trên lưu vực sông này, càng nguy hiểm hơn khi chỉ cách ngã 3 sông Thị Tính, sông Sài Gòn khoảng 3km là cổng lấy nước của nhà máy nước Chánh Mỹ (phường Chánh Mỹ, TP Thủ Dầu Một), cung cấp nước cho hàng ngàn hộ dân các địa phương lân cận.
Người dân sống trong lưu vực sông Thị Tính đang mòn mỏi trông chờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng tỉnh Bình Dương để chặn đứng tình trạng ô nhiễm, cứu lấy dòng sông xanh, sạch ngày nào.
Người dân sống trong lưu vực sông Thị Tính đang mòn mỏi trông chờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng tỉnh Bình Dương để chặn đứng tình trạng ô nhiễm, cứu lấy dòng sông xanh, sạch ngày nào.
Trong khi đó, ông Nguyễn Hồng Nguyên, Phó Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Bình Dương, cho biết: Tình hình ô nhiễm nguồn nước sông Thị Tính và các giải pháp ngăn chặn hiệu quả tình trạng này, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo và sở đã giao cho bộ phận liên quan thực hiện, tuy nhiên đến nay chưa có kết quả để trả lời báo chí!