1. Mỗi quan hệ, giữa sống chậm và sống nhanh đã và đang là một vấn đề được nhiều người quan tâm trong lĩnh vực y học và xã hội. Nhân dịp “xuân về trăm hoa đua nở” tôi xin được lạm bàn về vấn đề này trong lĩnh vực xã hội.
Khởi đầu từ thời gian. Từ xưa đến nay người ta thường nói thời gian là vàng bạc. Thực tế cho thấy giá trị của thời gian còn hơn vàng rất nhiều. Quyền lực của thời gian là vô hạn.
Thời gian cho người ta sức trẻ, buộc người ta phải già. Khi con người có ý thức về thời gian cũng là thời điểm ý thức về sự sống của mình. Thời gian vốn vô tình, nhưng người sống có tình nên cảm nhận về thời gian luôn luôn khác nhau. Thời gian có khi nặng, khi nhẹ. Áp lực thời gian luôn là áp lực nặng nề nhất.
Do đời người có hạn, không ai có thể “trường sinh bất tử” nên có thể nói “quỹ thời gian” mỗi con người có giá trị cao nhất. Thời gian quy định sự sống của con người, buộc mỗi người phải biết sống. Người biết sống chính là người biết “sống nhanh, sống chậm”. Chợt nhớ lại mấy câu thơ: “Có những lúc ta cần nhắm mắt; để nhìn ra hơi thở của mình; để nhận rõ những gì được mất, để tìm ra những cạm bẫy vô hình”.
2. Trước hết xin được nói ngay: việc sống nhanh, sống chậm là vấn đề cá nhân, tùy tâm ý mỗi người. Người ta thường nói “hạnh phúc không phải là điểm đến; hạnh phúc là cuộc hành trình” Đời người là một sự vận động, là một chặng đường đi. Tốc độ di chuyển không bao giờ cố định. Có lúc nhanh, lúc chậm. Lúc cần nhanh phải nhanh, lúc cần chậm phải chậm. Ví như việc máy bay cất cánh. Để cất cánh lên bầu trời, máy bay phải vận hành với tốc độ nhanh nhất; khi hạ cánh tốc độ phải từ từ giảm đi.
Ở đời ai chẳng muốn giàu sang thành đạt. Ai cũng có mơ ước khát vọng riêng của mình. Do vậy, ai cũng có kế hoạch để đạt được mục đích đề ra. Người biết sống chắc chắn phải là người biết lập trình đường đi tới đích phù hợp với thời gian, phù hợp với xã hội, phù hợp với sức mình. Trong cuộc sống, có một số người do tham lam quá độ và thiếu hụt lương tâm đã “dùng mọi thủ đoạn, bất chấp đạo lý” để nhanh chóng đạt được mục đích. Lối sống ấy chắc chắn sẽ phải chịu hậu quả bi thảm.
Thực ra, không chỉ trong xã hội, ở mỗi con người cuộc chiến “thiện, ác” luôn luôn diễn ra. Sự tham lam, ích kỷ là nguồn gốc sinh ra tội lỗi. Chính vì vậy hàng ngày, hàng giờ người ta đều phải “bình tâm, tĩnh trí” để lắng nghe tiếng nói của lương tâm, của xu thế cuộc sống, con đường phấn đấu đạt mục đích có hợp với đạo làm người, hợp với xu thế chung của xã hội hay không?
Nói rõ hơn, trong thời điểm tràn đầy nhiệt huyết, “sống nhanh” nhất vẫn phải bình tĩnh suy xét. Và sống chậm tức là cuộc sống bình tĩnh, không hấp tấp, vội vã để biết mình, biết người và điều chỉnh mục đích cho phù hợp. Ở đời có hai điều quan trọng nhất là biết mình, biết người. Biết người đã khó, biết mình còn khó hơn. Có biết mình, biết người mới xây dựng được các mối quan hệ tốt đẹp. Mình và người không bao giờ đứng yên một chỗ. Tất cả đều chuyển động, thay đổi theo thời gian. Chỉ có “sống chậm” mới có thể nhận ra những sự thay đổi của mình và của người.
3. Tháng 10 vừa qua, tôi có dịp theo một tour du lịch khám phá ở vùng rừng núi biên giới. Ba ngày sống không internet, không tivi, không nước nóng, máy điều hòa nhiệt độ. Ba ngày đắm chìm trong thiên nhiên hoang dã, suy tư với núi cao, bâng khuâng với tiếng suối tiếng chim, bồi hồi với những lối mòn và hoa dại, tĩnh lặng trong đêm với rừng thẳm ngút ngàn. Quả thật, thiên nhiên đã gọi mở trong tôi rất nhiều điều mới mẻ về sự sống và sức sống!
Sự sống ra đời trong sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người. Sự sống con người cũng do thiên nhiên ban tặng. Không có không khí, không có nước, bạn có thể sống được không? Thiên nhiên là người mẹ thứ hai của chúng ta. Chắc chắn là vậy. Chúng ta phải hiếu kính với mẹ, phải hiếu kính với thiên nhiên. Tôi đã chứng kiến những cơn giận dữ của thiên nhiên. Mẹ thiên nhiên trừng phạt chúng ta về những lỗi lầm “bất hiếu”, thử thách chúng ta trong khó khăn, nhắc nhở chúng ta về cách sống. Trong thời buổi hiện nay, người ta phải sống chung với sự khác biệt nhưng không thể sống chung với cái ác. Đã đến lúc phải xem việc tàn phá thiên nhiên như là một tội ác. Không ai có thể định nghĩa rõ sống nhanh là gì, sống chậm là gì. Nhanh chậm tùy thuộc ở tâm tính, thể chất mỗi người, ở từng thời điểm khác nhau. Và suy cho cùng “nhanh, chậm” là một phương thức để nâng cao chất lượng sống, để đạt được mục đích đề ra, để có hạnh phúc. Chuẩn mực cao nhất của chất lượng sống là sự hài hòa giữa tinh thần và vật chất trong cơ thể người, trong quan hệ người với người và con người với thiên nhiên. Xin có đôi lời ứng tác kết thúc bài này để bạn đọc tham khảo:
“Xem trong con tạo xoay vần
Trong nhanh có chậm, trong gần có xa”.
Khởi đầu từ thời gian. Từ xưa đến nay người ta thường nói thời gian là vàng bạc. Thực tế cho thấy giá trị của thời gian còn hơn vàng rất nhiều. Quyền lực của thời gian là vô hạn.
Thời gian cho người ta sức trẻ, buộc người ta phải già. Khi con người có ý thức về thời gian cũng là thời điểm ý thức về sự sống của mình. Thời gian vốn vô tình, nhưng người sống có tình nên cảm nhận về thời gian luôn luôn khác nhau. Thời gian có khi nặng, khi nhẹ. Áp lực thời gian luôn là áp lực nặng nề nhất.
Do đời người có hạn, không ai có thể “trường sinh bất tử” nên có thể nói “quỹ thời gian” mỗi con người có giá trị cao nhất. Thời gian quy định sự sống của con người, buộc mỗi người phải biết sống. Người biết sống chính là người biết “sống nhanh, sống chậm”. Chợt nhớ lại mấy câu thơ: “Có những lúc ta cần nhắm mắt; để nhìn ra hơi thở của mình; để nhận rõ những gì được mất, để tìm ra những cạm bẫy vô hình”.
2. Trước hết xin được nói ngay: việc sống nhanh, sống chậm là vấn đề cá nhân, tùy tâm ý mỗi người. Người ta thường nói “hạnh phúc không phải là điểm đến; hạnh phúc là cuộc hành trình” Đời người là một sự vận động, là một chặng đường đi. Tốc độ di chuyển không bao giờ cố định. Có lúc nhanh, lúc chậm. Lúc cần nhanh phải nhanh, lúc cần chậm phải chậm. Ví như việc máy bay cất cánh. Để cất cánh lên bầu trời, máy bay phải vận hành với tốc độ nhanh nhất; khi hạ cánh tốc độ phải từ từ giảm đi.
Ở đời ai chẳng muốn giàu sang thành đạt. Ai cũng có mơ ước khát vọng riêng của mình. Do vậy, ai cũng có kế hoạch để đạt được mục đích đề ra. Người biết sống chắc chắn phải là người biết lập trình đường đi tới đích phù hợp với thời gian, phù hợp với xã hội, phù hợp với sức mình. Trong cuộc sống, có một số người do tham lam quá độ và thiếu hụt lương tâm đã “dùng mọi thủ đoạn, bất chấp đạo lý” để nhanh chóng đạt được mục đích. Lối sống ấy chắc chắn sẽ phải chịu hậu quả bi thảm.
Thực ra, không chỉ trong xã hội, ở mỗi con người cuộc chiến “thiện, ác” luôn luôn diễn ra. Sự tham lam, ích kỷ là nguồn gốc sinh ra tội lỗi. Chính vì vậy hàng ngày, hàng giờ người ta đều phải “bình tâm, tĩnh trí” để lắng nghe tiếng nói của lương tâm, của xu thế cuộc sống, con đường phấn đấu đạt mục đích có hợp với đạo làm người, hợp với xu thế chung của xã hội hay không?
Nói rõ hơn, trong thời điểm tràn đầy nhiệt huyết, “sống nhanh” nhất vẫn phải bình tĩnh suy xét. Và sống chậm tức là cuộc sống bình tĩnh, không hấp tấp, vội vã để biết mình, biết người và điều chỉnh mục đích cho phù hợp. Ở đời có hai điều quan trọng nhất là biết mình, biết người. Biết người đã khó, biết mình còn khó hơn. Có biết mình, biết người mới xây dựng được các mối quan hệ tốt đẹp. Mình và người không bao giờ đứng yên một chỗ. Tất cả đều chuyển động, thay đổi theo thời gian. Chỉ có “sống chậm” mới có thể nhận ra những sự thay đổi của mình và của người.
3. Tháng 10 vừa qua, tôi có dịp theo một tour du lịch khám phá ở vùng rừng núi biên giới. Ba ngày sống không internet, không tivi, không nước nóng, máy điều hòa nhiệt độ. Ba ngày đắm chìm trong thiên nhiên hoang dã, suy tư với núi cao, bâng khuâng với tiếng suối tiếng chim, bồi hồi với những lối mòn và hoa dại, tĩnh lặng trong đêm với rừng thẳm ngút ngàn. Quả thật, thiên nhiên đã gọi mở trong tôi rất nhiều điều mới mẻ về sự sống và sức sống!
Sự sống ra đời trong sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người. Sự sống con người cũng do thiên nhiên ban tặng. Không có không khí, không có nước, bạn có thể sống được không? Thiên nhiên là người mẹ thứ hai của chúng ta. Chắc chắn là vậy. Chúng ta phải hiếu kính với mẹ, phải hiếu kính với thiên nhiên. Tôi đã chứng kiến những cơn giận dữ của thiên nhiên. Mẹ thiên nhiên trừng phạt chúng ta về những lỗi lầm “bất hiếu”, thử thách chúng ta trong khó khăn, nhắc nhở chúng ta về cách sống. Trong thời buổi hiện nay, người ta phải sống chung với sự khác biệt nhưng không thể sống chung với cái ác. Đã đến lúc phải xem việc tàn phá thiên nhiên như là một tội ác. Không ai có thể định nghĩa rõ sống nhanh là gì, sống chậm là gì. Nhanh chậm tùy thuộc ở tâm tính, thể chất mỗi người, ở từng thời điểm khác nhau. Và suy cho cùng “nhanh, chậm” là một phương thức để nâng cao chất lượng sống, để đạt được mục đích đề ra, để có hạnh phúc. Chuẩn mực cao nhất của chất lượng sống là sự hài hòa giữa tinh thần và vật chất trong cơ thể người, trong quan hệ người với người và con người với thiên nhiên. Xin có đôi lời ứng tác kết thúc bài này để bạn đọc tham khảo:
“Xem trong con tạo xoay vần
Trong nhanh có chậm, trong gần có xa”.