- Cũng tùy chỗ thôi, không phải chỗ nào cũng khó. Và mới nhất, ngành dệt may xứ mình đã cất công đi tìm cơ hội mới ở Armenia bên Trung Á. Có vẻ cơ hội cũng sáng, có hướng đi khác ngoài chuyện cắm đầu may gia công lượm bạc cắc.
- Đầu đuôi ra sao, và xứ đó có gì hay cho cho dệt may Việt Nam tính đường mở lối?
- Hợp tác với bển, vì ngành dệt may của họ sau khi suy thoái thì quy mô đang quá nhỏ so với thị trường. Họ yếu về công nghệ, quản trị và cũng thiếu điều kiện thông thương. Nhưng mức thuế suất để hàng của họ vô các nước châu Âu khá thấp. Và cái đáng quan tâm là họ có sẵn quan hệ tốt với các hãng thời trang lớn của Ý, Đức. Bởi vậy mà họ cần hút đầu tư để mần ăn cho khởi sắc.
- Ờ, nghe vậy thì thủng chuyện rồi. Nếu cứ lụm cụm gia công thì không khá. Mà không chỉ ngành lớn, ngay cả những món hàng nho nhỏ mà biết chịu khó đầu tư thì xuất khẩu cũng ngon.
- Chẳng hạn như món gì?
- Bữa trước kể chuyện xuất khẩu lá tía tô sang Nhựt Bổn rồi, bữa nay cần phải khoe chuyện lá chanh, lá chuối, lá khoai mì cũng xuất khẩu sang nhiều xứ, kiếm mấy triệu đô la. Biết mần ăn thì sống khỏe.