Hàng xóm đặc biệt
Theo phản ánh của bạn đọc, chúng tôi tìm đến đường số 3, phường Bình Trưng Đông, quận 2. Con đường này đã được bê tông hóa thông thoáng và nhà dân mọc kín hai bên đường. Nhưng đi được vài trăm mét, chúng tôi gặp một nghĩa trang rộng lớn với hàng ngàn ngôi mộ san sát nhau. Nằm sát bên khu nghĩa trang Văn Giáp là căn nhà 3 tầng lầu hiện đại. Chủ nhà này đã tạo không gian “mở” khi không xây tường ngăn cách giữa phần đất của mình với các ngôi mộ. Trước sân nhà, gia chủ còn trồng rau, cây cảnh và treo những giò hoa lan lên… vách mộ.
Ông Nguyễn Văn Hai (62 tuổi, ngụ phường Bình Trưng Đông) cho biết, trước đây cha ông làm quản trang ở nghĩa trang này, giờ ông làm thay công việc này. “Nghĩa trang rộng hơn 3ha, nhận chôn cất từ năm 1966. Đến nay có khoảng 3.300 ngôi mộ. Ban đầu, khu vực này dân cư thưa thớt, đồng không mông quạnh. Nhưng quá trình đô thị hóa nhanh và nhu cầu nhà ở lớn nên người dân địa phương đã phân lô bán đất hoặc tách nhỏ đất ra chia cho con, cháu trong gia đình. Dần dần, nhà cửa mọc lên san sát và “lấn” ranh nghĩa trang”, ông Hai kể.
Tại một số nghĩa trang khác, nhà dân còn “xen cài” với các ngôi mộ. Ông Nguyễn Văn Vinh, Bí thư khu phố 4, phường Phước Long B, dẫn chúng tôi đến nghĩa trang Hai Bom (đường số 22, khu phố 4). Ông Vinh cho biết: “Đất nghĩa trang ban đầu là của một hộ dân địa phương làm nơi chôn cất người thân trong gia đình. Về sau, họ bán đất cho những trường hợp có nhu cầu chôn cất người thân. Thế nhưng, một số người do bí bách về chỗ ở đã xây nhà trên đất nghĩa trang luôn”.
Nhếch nhác, ô nhiễm và bệnh tật
Ở ấp 5, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn có gần 10 khu nghĩa trang lọt thỏm trong khu dân cư. Hai bên đường Lê Văn Khương thuộc ấp 5 có vài nghĩa trang chỉ chôn cất từ 5-20 ngôi mộ. Chúng tôi len lỏi vào những khu dân cư mới hình thành trong một số hẻm nhỏ ngoằn ngoèo, cắt ngang đường ĐT 6.1, thấy không ít nơi có từ 3-5 ngôi mộ án ngữ trước sân nhà hay trước đường đi... Ông Đào Văn Hùng, Trưởng ấp 5 cho hay, đa phần đó là nghĩa trang dòng tộc có từ trước năm 1975. Bây giờ nhà cửa đã mọc san sát và nhiều lần người dân phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường (nguồn nước, đất) và tâm trạng bất an khi sống cạnh nghĩa trang.
Còn ông Nguyễn Văn Vinh phản ánh, nghĩa trang Hai Bom (quận 9) không có quản trang nên khu phố và bản thân ông rất khổ sở với nạn đổ trộm rác thải tại nghĩa trang này. Do vậy, khu phố phải thường xuyên huy động người dân dọn dẹp rác.
Tương tự, cách nghĩa trang Hai Bom không xa, nghĩa trang 475 (ở khu phố 5, phường Phước Long B) cũng xảy ra tình trạng lấn chiếm đất nghĩa trang để nuôi gà, nuôi heo… “Đây vốn là nghĩa trang làng, không ai quản lý nên bị một số người đến lấn chiếm. Rồi tình trạng đổ xà bần, vứt chăn nệm, rác thải… xảy ra thường xuyên, gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị. Người dân khu phố cùng nhau góp công, góp tiền làm cống thoát nước, bê tông hóa các con hẻm khu phố được khang trang. Thế nhưng, sự tồn tại của nghĩa trang 475 và cảnh nhếch nhách như thế khiến nhiều người dân địa phương bức xúc”, ông Đào Đức Kha, Bí thư khu phố 5, phường Phước Long B, bộc bạch.
Nếu nghĩa trang Hai Bom và 475 được cho là tự phát, không có người quản lý nên nảy sinh các bất cập nêu trên. Song, ở các nghĩa trang có người quản lý, có quản trang cũng còn nhiều lo ngại, nhất là chất lượng sống của người dân trong khu vực. Theo cán bộ địa chính phường Bình Trưng Đông, ở nghĩa trang Văn Giáp có quản trang nên nghĩa trang này khá khang trang, sạch sẽ. Tuy nhiên, người dân khu vực phản ánh số người bị bệnh truyền nhiễm, ung thư ở đây khá cao. “Đó chỉ là phản ánh ban đầu của người dân, cần có cơ quan chức năng kiểm chứng mới có kết luận chính thức. Nhưng thực tế là nguồn nước giếng khoan ở đây rất hôi tanh”, vị cán bộ này nói.
Hình thành công trình công ích
Hiện Sở TN-MT TPHCM đang đề nghị các địa phương rà soát, thống kê số nghĩa trang và khu mộ riêng lẻ trên địa bàn. Theo thống kê ban đầu, trên địa bàn TPHCM có hàng trăm nghĩa trang, khu mộ riêng lẻ xen cài trong khu dân cư. Một trong những địa phương có số nghĩa trang, khu mộ khá nhiều là quận 2 với 18 nghĩa trang rộng gần 13ha, với hơn 16.000 ngôi mộ.
Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, quận 2 sẽ không có đất nghĩa trang nên quận đã lên kế hoạch di dời phần đất nghĩa trang hiện hữu và lấy đất đó xây công viên, trường học hay dự án dân cư… Trước tiên, quận 2 sẽ di dời các nghĩa trang Văn Giáp (phường Bình Trưng Đông), nghĩa trang Cao Đài (phường Bình Trưng Tây) và nghĩa trang Trần Hưng Đạo (phường Cát Lái). Một cán bộ địa chính - xây dựng phường Bình Trưng Đông, cho biết cuối tháng 4-2017, UBND phường Bình Trưng Đông đã thông báo thực hiện việc thu hồi đất dự án giải tỏa nghĩa trang Văn Giáp cho các hộ gia đình, cá nhân có thân nhân chôn cất tại nghĩa trang này. Đến nay, khoảng 300 ngôi mộ (trong tổng số khoảng 3.300 ngôi mộ) đã có người đến kê khai thông tin. Theo cán bộ này, hầu hết người dân khi nghe tin đều đồng tình với chủ trương di dời nghĩa trang, nhưng họ đề nghị được hỗ trợ việc bốc mộ, chi phí thực hiện cũng như thắc mắc về nơi lưu giữ tro cốt. Tuy nhiên, do quận chưa có dự án chính thức nên phường cũng chỉ giải thích về chủ trương và ghi nhận ý kiến của người dân để báo cáo, đề nghị cấp trên giải quyết.
Tại quận 9, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàng Minh Tuấn Anh cho biết, ở phường Phước Long B nhà dân đã xây kín và các nghĩa trang Hai Bom, nghĩa trang 475 hiện nằm lọt thỏm trong khu dân cư. Điều này không còn phù hợp nên quận đã có chủ trương đóng cửa, di dời các nghĩa trang trên.
Về việc di dời nghĩa trang, Trưởng phòng Quản lý Chất thải rắn (Sở TN-MT TPHCM) Lê Trung Tuấn Anh cho rằng, các địa phương căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất và chủ động di dời nghĩa trang xen cài trong khu dân cư để phục vụ các dự án phát triển đô thị, công nghiệp và các công trình công cộng theo quy hoạch. “UBND TPHCM vừa có kế hoạch giao Sở TN-MT phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng đề án di dời các nghĩa trang, nghĩa địa và khu mộ riêng lẻ trên địa bàn. Chúng tôi đã đề nghị các quận huyện tuyên truyền người dân không tiếp tục chôn cất ở các nghĩa trang trong khu dân cư vì không phù hợp quy hoạch; đồng thời rà soát, thống kê các nghĩa trang và khu mộ riêng lẻ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, không còn khả năng khắc phục, ảnh hưởng đến môi trường sống của cộng đồng hay không còn phù hợp với quy hoạch để phối hợp thực hiện việc di dời”, Phó Giám đốc Sở TN-MT Nguyễn Thị Thanh Mỹ thông tin thêm.
Theo phản ánh của bạn đọc, chúng tôi tìm đến đường số 3, phường Bình Trưng Đông, quận 2. Con đường này đã được bê tông hóa thông thoáng và nhà dân mọc kín hai bên đường. Nhưng đi được vài trăm mét, chúng tôi gặp một nghĩa trang rộng lớn với hàng ngàn ngôi mộ san sát nhau. Nằm sát bên khu nghĩa trang Văn Giáp là căn nhà 3 tầng lầu hiện đại. Chủ nhà này đã tạo không gian “mở” khi không xây tường ngăn cách giữa phần đất của mình với các ngôi mộ. Trước sân nhà, gia chủ còn trồng rau, cây cảnh và treo những giò hoa lan lên… vách mộ.
Ông Nguyễn Văn Hai (62 tuổi, ngụ phường Bình Trưng Đông) cho biết, trước đây cha ông làm quản trang ở nghĩa trang này, giờ ông làm thay công việc này. “Nghĩa trang rộng hơn 3ha, nhận chôn cất từ năm 1966. Đến nay có khoảng 3.300 ngôi mộ. Ban đầu, khu vực này dân cư thưa thớt, đồng không mông quạnh. Nhưng quá trình đô thị hóa nhanh và nhu cầu nhà ở lớn nên người dân địa phương đã phân lô bán đất hoặc tách nhỏ đất ra chia cho con, cháu trong gia đình. Dần dần, nhà cửa mọc lên san sát và “lấn” ranh nghĩa trang”, ông Hai kể.
Tại một số nghĩa trang khác, nhà dân còn “xen cài” với các ngôi mộ. Ông Nguyễn Văn Vinh, Bí thư khu phố 4, phường Phước Long B, dẫn chúng tôi đến nghĩa trang Hai Bom (đường số 22, khu phố 4). Ông Vinh cho biết: “Đất nghĩa trang ban đầu là của một hộ dân địa phương làm nơi chôn cất người thân trong gia đình. Về sau, họ bán đất cho những trường hợp có nhu cầu chôn cất người thân. Thế nhưng, một số người do bí bách về chỗ ở đã xây nhà trên đất nghĩa trang luôn”.
Nhếch nhác, ô nhiễm và bệnh tật
Ở ấp 5, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn có gần 10 khu nghĩa trang lọt thỏm trong khu dân cư. Hai bên đường Lê Văn Khương thuộc ấp 5 có vài nghĩa trang chỉ chôn cất từ 5-20 ngôi mộ. Chúng tôi len lỏi vào những khu dân cư mới hình thành trong một số hẻm nhỏ ngoằn ngoèo, cắt ngang đường ĐT 6.1, thấy không ít nơi có từ 3-5 ngôi mộ án ngữ trước sân nhà hay trước đường đi... Ông Đào Văn Hùng, Trưởng ấp 5 cho hay, đa phần đó là nghĩa trang dòng tộc có từ trước năm 1975. Bây giờ nhà cửa đã mọc san sát và nhiều lần người dân phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường (nguồn nước, đất) và tâm trạng bất an khi sống cạnh nghĩa trang.
Còn ông Nguyễn Văn Vinh phản ánh, nghĩa trang Hai Bom (quận 9) không có quản trang nên khu phố và bản thân ông rất khổ sở với nạn đổ trộm rác thải tại nghĩa trang này. Do vậy, khu phố phải thường xuyên huy động người dân dọn dẹp rác.
Tương tự, cách nghĩa trang Hai Bom không xa, nghĩa trang 475 (ở khu phố 5, phường Phước Long B) cũng xảy ra tình trạng lấn chiếm đất nghĩa trang để nuôi gà, nuôi heo… “Đây vốn là nghĩa trang làng, không ai quản lý nên bị một số người đến lấn chiếm. Rồi tình trạng đổ xà bần, vứt chăn nệm, rác thải… xảy ra thường xuyên, gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị. Người dân khu phố cùng nhau góp công, góp tiền làm cống thoát nước, bê tông hóa các con hẻm khu phố được khang trang. Thế nhưng, sự tồn tại của nghĩa trang 475 và cảnh nhếch nhách như thế khiến nhiều người dân địa phương bức xúc”, ông Đào Đức Kha, Bí thư khu phố 5, phường Phước Long B, bộc bạch.
Nếu nghĩa trang Hai Bom và 475 được cho là tự phát, không có người quản lý nên nảy sinh các bất cập nêu trên. Song, ở các nghĩa trang có người quản lý, có quản trang cũng còn nhiều lo ngại, nhất là chất lượng sống của người dân trong khu vực. Theo cán bộ địa chính phường Bình Trưng Đông, ở nghĩa trang Văn Giáp có quản trang nên nghĩa trang này khá khang trang, sạch sẽ. Tuy nhiên, người dân khu vực phản ánh số người bị bệnh truyền nhiễm, ung thư ở đây khá cao. “Đó chỉ là phản ánh ban đầu của người dân, cần có cơ quan chức năng kiểm chứng mới có kết luận chính thức. Nhưng thực tế là nguồn nước giếng khoan ở đây rất hôi tanh”, vị cán bộ này nói.
Hình thành công trình công ích
Hiện Sở TN-MT TPHCM đang đề nghị các địa phương rà soát, thống kê số nghĩa trang và khu mộ riêng lẻ trên địa bàn. Theo thống kê ban đầu, trên địa bàn TPHCM có hàng trăm nghĩa trang, khu mộ riêng lẻ xen cài trong khu dân cư. Một trong những địa phương có số nghĩa trang, khu mộ khá nhiều là quận 2 với 18 nghĩa trang rộng gần 13ha, với hơn 16.000 ngôi mộ.
Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, quận 2 sẽ không có đất nghĩa trang nên quận đã lên kế hoạch di dời phần đất nghĩa trang hiện hữu và lấy đất đó xây công viên, trường học hay dự án dân cư… Trước tiên, quận 2 sẽ di dời các nghĩa trang Văn Giáp (phường Bình Trưng Đông), nghĩa trang Cao Đài (phường Bình Trưng Tây) và nghĩa trang Trần Hưng Đạo (phường Cát Lái). Một cán bộ địa chính - xây dựng phường Bình Trưng Đông, cho biết cuối tháng 4-2017, UBND phường Bình Trưng Đông đã thông báo thực hiện việc thu hồi đất dự án giải tỏa nghĩa trang Văn Giáp cho các hộ gia đình, cá nhân có thân nhân chôn cất tại nghĩa trang này. Đến nay, khoảng 300 ngôi mộ (trong tổng số khoảng 3.300 ngôi mộ) đã có người đến kê khai thông tin. Theo cán bộ này, hầu hết người dân khi nghe tin đều đồng tình với chủ trương di dời nghĩa trang, nhưng họ đề nghị được hỗ trợ việc bốc mộ, chi phí thực hiện cũng như thắc mắc về nơi lưu giữ tro cốt. Tuy nhiên, do quận chưa có dự án chính thức nên phường cũng chỉ giải thích về chủ trương và ghi nhận ý kiến của người dân để báo cáo, đề nghị cấp trên giải quyết.
Tại quận 9, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàng Minh Tuấn Anh cho biết, ở phường Phước Long B nhà dân đã xây kín và các nghĩa trang Hai Bom, nghĩa trang 475 hiện nằm lọt thỏm trong khu dân cư. Điều này không còn phù hợp nên quận đã có chủ trương đóng cửa, di dời các nghĩa trang trên.
Về việc di dời nghĩa trang, Trưởng phòng Quản lý Chất thải rắn (Sở TN-MT TPHCM) Lê Trung Tuấn Anh cho rằng, các địa phương căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất và chủ động di dời nghĩa trang xen cài trong khu dân cư để phục vụ các dự án phát triển đô thị, công nghiệp và các công trình công cộng theo quy hoạch. “UBND TPHCM vừa có kế hoạch giao Sở TN-MT phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng đề án di dời các nghĩa trang, nghĩa địa và khu mộ riêng lẻ trên địa bàn. Chúng tôi đã đề nghị các quận huyện tuyên truyền người dân không tiếp tục chôn cất ở các nghĩa trang trong khu dân cư vì không phù hợp quy hoạch; đồng thời rà soát, thống kê các nghĩa trang và khu mộ riêng lẻ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, không còn khả năng khắc phục, ảnh hưởng đến môi trường sống của cộng đồng hay không còn phù hợp với quy hoạch để phối hợp thực hiện việc di dời”, Phó Giám đốc Sở TN-MT Nguyễn Thị Thanh Mỹ thông tin thêm.
Nghĩa trang Bình Hưng Hòa rộng 44,5ha và có khoảng 74.000 mộ phần. Năm 2010, UBND TP quyết định đóng cửa nghĩa trang này nhưng do số lượng mộ lớn nên việc bồi thường, di dời giải tỏa nghĩa trang được chia làm 2 giai đoạn.
Ông Lại Phú Cường, Trưởng ban Bồi thường Giải phóng mặt bằng quận Bình Tân, cho biết cuối năm 2017, giai đoạn 1 dự án di dời nghĩa trang Bình Hưng Hòa sẽ kết thúc. Quận đã phối hợp với cơ quan y tế dự phòng di dời khoảng 12.000 ngôi mộ ở nghĩa trang này nhưng công tác bốc mộ phải tạm ngưng vì TPHCM đang vào mùa mưa. Hiện còn hơn 4.050 ngôi mộ, trong đó có hơn 3.500 ngôi mộ vắng chủ. Vì vậy, từ nay đến cuối tháng 10, quận tiếp tục kêu gọi các thân nhân có phần mộ vắng chủ trên đến ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận kê khai thông tin (hoặc cung cấp thông tin thân nhân các ngôi mộ qua các số điện thoại: 0919.893.700, 0919.895.581, 0919.893.793 và theo dõi tiến độ bốc mộ tại website http://duandidoinghiatrangbhh.vn).
“Từ tháng 11-2017, chúng tôi sẽ thực hiện việc bốc toàn bộ hơn 4.050 ngôi mộ trên, kể cả mộ vắng chủ. Dự kiến, sau khi bốc tro cốt của các mộ vắng chủ sẽ đưa về Nhà tang lễ quận Gò Vấp hoặc thuê lại tháp tro cốt tại chùa Di Lặc bên trong nghĩa trang Bình Hưng Hòa. Chúng tôi có lập sơ đồ, ghi hình ảnh trên cao tầm thấp (Flycam) và đánh số thứ tự từng ngôi mộ để tránh nhầm lẫn khi có thân nhân đến nhận. Quận sẽ báo cáo, xin ý kiến của UBND TP, HĐND TP về việc di dời các mộ vắng chủ này”, ông Cường nói.
Ông Lại Phú Cường, Trưởng ban Bồi thường Giải phóng mặt bằng quận Bình Tân, cho biết cuối năm 2017, giai đoạn 1 dự án di dời nghĩa trang Bình Hưng Hòa sẽ kết thúc. Quận đã phối hợp với cơ quan y tế dự phòng di dời khoảng 12.000 ngôi mộ ở nghĩa trang này nhưng công tác bốc mộ phải tạm ngưng vì TPHCM đang vào mùa mưa. Hiện còn hơn 4.050 ngôi mộ, trong đó có hơn 3.500 ngôi mộ vắng chủ. Vì vậy, từ nay đến cuối tháng 10, quận tiếp tục kêu gọi các thân nhân có phần mộ vắng chủ trên đến ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận kê khai thông tin (hoặc cung cấp thông tin thân nhân các ngôi mộ qua các số điện thoại: 0919.893.700, 0919.895.581, 0919.893.793 và theo dõi tiến độ bốc mộ tại website http://duandidoinghiatrangbhh.vn).
“Từ tháng 11-2017, chúng tôi sẽ thực hiện việc bốc toàn bộ hơn 4.050 ngôi mộ trên, kể cả mộ vắng chủ. Dự kiến, sau khi bốc tro cốt của các mộ vắng chủ sẽ đưa về Nhà tang lễ quận Gò Vấp hoặc thuê lại tháp tro cốt tại chùa Di Lặc bên trong nghĩa trang Bình Hưng Hòa. Chúng tôi có lập sơ đồ, ghi hình ảnh trên cao tầm thấp (Flycam) và đánh số thứ tự từng ngôi mộ để tránh nhầm lẫn khi có thân nhân đến nhận. Quận sẽ báo cáo, xin ý kiến của UBND TP, HĐND TP về việc di dời các mộ vắng chủ này”, ông Cường nói.