Theo các chuyên gia về giao thông, nguyên nhân cốt lõi của vấn đề này là sự quá tải cơ sở hạ tầng. Thời gian qua, tuy ngành giao thông TPHCM đã tổ chức lại giao thông ở nhiều khu vực, xây thêm cầu vượt để giải quyết vấn đề giao cắt giữa các làn xe khi vào nút giao thông, rồi lực lượng cảnh sát giao thông cũng tổ chức kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm luật giao thông… Thế nhưng, như một ngôi nhà đã chật cứng đồ đạc, mọi sự sắp xếp cũng chỉ mang lại kết quả hết sức hạn chế. Để ngôi nhà thông thoáng, chỉ có cách bỏ bớt các đồ đạc cũ kỹ, hư hỏng… Tất nhiên, đối với một thành phố, không thể loại bỏ một nhóm người, không cho lưu thông. Do vậy, trong bối cảnh này, giải pháp giảm tải cho các tuyến đường bằng cách tổ chức làm việc lệch giờ, lệch ca có vẻ khả thi nhất.
Vừa qua, khi tiếp xúc với cử tri, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho biết sẽ tái khởi động đề án lệch giờ, lệch ca; song cũng cho rằng, phải có sự cân nhắc kỹ vì sẽ làm ảnh hưởng đến hàng triệu người dân thành phố. Trong một thành phố có tới 39% số người làm việc tự do, 61% người làm việc trong khu vực nhà nước, các cơ sở kinh tế, tổ chức xã hội… và rất nhiều người trong số họ phải vừa đi làm vừa kết hợp đưa đón con, em đi học với khung giờ rất khác nhau. Việc triển khai đề án lệch giờ, lệch ca làm việc, quả thật cũng không đơn giản.
Đề án lệch giờ, lệch ca làm việc đã được TPHCM nghiên cứu từ năm 2001. Tuy nhiên, đề án đã không được thông qua. Đề án một lần nữa lại được tái khởi động và dự kiến áp dụng cho khối hành chính sự nghiệp vào năm 2009 nhưng một lần nữa vẫn không được thông qua. Gần nhất, cuối năm 2016, Sở Giao thông Vận tải TPHCM tiếp tục đề xuất phương án làm việc lệch ca, học lệch giờ để giảm ùn tắc giao thông.
Tháng 5-2017 vừa qua, UBND TPHCM đã chỉ đạo Viện Nghiên cứu phát triển thành phố chủ trì, phối hợp với các sở - ngành và cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu lập đề án bố trí, sắp xếp giờ làm việc, giờ học lệch ca để giảm bớt lưu lượng giao thông vào giờ cao điểm trên địa bàn thành phố; trình UBND thành phố xem xét. Hiện đề án này vẫn đang trong quá trình… nghiên cứu.
Như đã nói ở trên, việc triển khai đề án này trong hoàn cảnh thực tế ở TPHCM không dễ. Thế nhưng, nếu không mạnh dạn triển khai, thành phố sẽ phải đối mặt với một tương lai… tắc đường toàn bộ. Một viễn cảnh tương lai chắc chắn không người dân nào mong muốn có.
Tất nhiên, song song với giải pháp này, TPHCM nên nghiên cứu triển khai thêm nhiều giải pháp hỗ trợ khác nữa. Đơn cử, tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính qua mạng; vận động doanh nghiệp có mô hình kinh doanh phù hợp cho phép nhân viên làm việc qua mạng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh xe buýt tổ chức các chuyến xe đưa, đón học sinh; ở những khu vực “nóng” về giao thông, hạn chế xe tải nhỏ vận chuyển hàng hóa đi lại, chuyển tất cả hoạt động vào ban đêm; từng bước nghiên cứu hạn chế xe cá nhân ở các địa phương khác vào thành phố bằng cách tổ chức các điểm giữ xe cá nhân ở khu vực cửa ngõ và bố trí xe buýt đưa đón…
Vừa qua, khi tiếp xúc với cử tri, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho biết sẽ tái khởi động đề án lệch giờ, lệch ca; song cũng cho rằng, phải có sự cân nhắc kỹ vì sẽ làm ảnh hưởng đến hàng triệu người dân thành phố. Trong một thành phố có tới 39% số người làm việc tự do, 61% người làm việc trong khu vực nhà nước, các cơ sở kinh tế, tổ chức xã hội… và rất nhiều người trong số họ phải vừa đi làm vừa kết hợp đưa đón con, em đi học với khung giờ rất khác nhau. Việc triển khai đề án lệch giờ, lệch ca làm việc, quả thật cũng không đơn giản.
Đề án lệch giờ, lệch ca làm việc đã được TPHCM nghiên cứu từ năm 2001. Tuy nhiên, đề án đã không được thông qua. Đề án một lần nữa lại được tái khởi động và dự kiến áp dụng cho khối hành chính sự nghiệp vào năm 2009 nhưng một lần nữa vẫn không được thông qua. Gần nhất, cuối năm 2016, Sở Giao thông Vận tải TPHCM tiếp tục đề xuất phương án làm việc lệch ca, học lệch giờ để giảm ùn tắc giao thông.
Tháng 5-2017 vừa qua, UBND TPHCM đã chỉ đạo Viện Nghiên cứu phát triển thành phố chủ trì, phối hợp với các sở - ngành và cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu lập đề án bố trí, sắp xếp giờ làm việc, giờ học lệch ca để giảm bớt lưu lượng giao thông vào giờ cao điểm trên địa bàn thành phố; trình UBND thành phố xem xét. Hiện đề án này vẫn đang trong quá trình… nghiên cứu.
Như đã nói ở trên, việc triển khai đề án này trong hoàn cảnh thực tế ở TPHCM không dễ. Thế nhưng, nếu không mạnh dạn triển khai, thành phố sẽ phải đối mặt với một tương lai… tắc đường toàn bộ. Một viễn cảnh tương lai chắc chắn không người dân nào mong muốn có.
Tất nhiên, song song với giải pháp này, TPHCM nên nghiên cứu triển khai thêm nhiều giải pháp hỗ trợ khác nữa. Đơn cử, tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính qua mạng; vận động doanh nghiệp có mô hình kinh doanh phù hợp cho phép nhân viên làm việc qua mạng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh xe buýt tổ chức các chuyến xe đưa, đón học sinh; ở những khu vực “nóng” về giao thông, hạn chế xe tải nhỏ vận chuyển hàng hóa đi lại, chuyển tất cả hoạt động vào ban đêm; từng bước nghiên cứu hạn chế xe cá nhân ở các địa phương khác vào thành phố bằng cách tổ chức các điểm giữ xe cá nhân ở khu vực cửa ngõ và bố trí xe buýt đưa đón…