Sớm mai mưa về…

Một sớm mùa thu, cơn mưa ngang qua khi đất trời còn mù sương bảng lảng, đánh thức giấc chiêm bao bằng cái lạnh mơ hồ. Tôi đã thức dậy giữa những chùng chình nhẹ bẫng trong lòng, khó gọi thành tên, dường như là dư âm của cơn mơ dịu dàng…
Sớm mai mưa về…

Mưa dừng hẳn, mùi đất nồng lên ngai ngái. Từ giường có thể nghe tiếng đàn gà ríu rít theo bước chân mẹ đòi ăn. Tiếng mẹ mở nắp chum đất đựng gạo kê ở hông nhà, lom khom xúc gạo bằng cái lon sữa cũ. Trận mưa đỏng đảnh lướt ngang qua, dường như làm những chuyển động quen thuộc của mọi ngày chậm hơn, dềnh dàng hơn một chút, trong cái ươn ướt, lành lạnh hãy còn vấn vương.

Sớm mai, trong tôi đã nhen nhóm lên niềm hạnh phúc dịu ngọt vì được thức dậy ở quê nhà. Nhìn qua khung cửa, trời đã rạng hơn. Bên vại nước, mẹ đã chuẩn bị dần cho buổi cơm trưa. Ít cá tươi đầu ngày loang loáng ánh vảy, mẹ làm sạch, ướp muối để kho với dưa môn. Mớ tôm đất còn búng tanh tách trong rổ, mẹ sẽ xào chung với măng tre, giá đỗ… 

Bữa cơm ngày mưa chỉ đơn giản như thế, mà ngon hơn bất cứ mâm cơm nào khi tôi còn mải miết rong ruổi ở xứ người. Trời còn mờ sương, mẹ đã thức dậy nhóm bếp, chụm thêm củi vào lò, bắc ấm nước lên đun sôi, đổ đầy chiếc bình thủy. Rồi khẽ khàng mở cánh cổng, mẹ đi lên ngã tư giữa xóm mua về món ăn sáng cho cả nhà. Người xóm tôi buổi sáng thường ăn bánh canh, bánh bèo, rồi bánh xèo, bánh hỏi…, đủ loại bánh quê giản dị. Người bán, người ăn, già có trẻ có, xôn xao hai bên đường. Mùi dầu mỡ ngầy ngậy, mùi nước lèo đậm đà đặc trưng, mùi tiêu hành, rau thơm, nước mắm… hòa trộn bện thành dư hương thấm đẫm mọi buổi sáng thân thuộc.

Ngày tôi còn nhỏ, buổi sáng của cả nhà thường chỉ có chảo cơm chiên nóng hổi, thơm mùi hành phi, ăn cùng bánh tráng nướng. Một tô bún cá cũng là xa xỉ. Bánh tráng nướng vàng ươm hai mặt, được bẻ thành nhiều miếng nhỏ phát ra thanh âm rôm rốp, giòn tan. Ai không ăn cứng được thì nhúng nước cho bánh mềm ra. Vị của gạo và mì hòa lẫn cùng vị của mè đen, ăn vào tưởng như còn đọng cả mùi khói than nướng bánh…

Cả ngày mẹ không ngớt việc nhà cửa, bếp núc, rồi chuyện bán bưng, lúa gạo, bầy gà, nhưng mẹ ít khi quên quà bánh cho đàn con mỗi bận từ chợ về. Dường như hình ảnh những đôi mắt trong veo của chị em tôi đứng đợi mẹ về trước ngõ, luôn ở trong tâm trí của mẹ. Niềm vui của một đứa nhỏ lên mười háo hức đón từ tay mẹ quà bánh bình dị, có lẽ là niềm vui hồn nhiên nhất thế gian.

Sớm mùa thu, chỉ là một trận mưa ngang qua, những giọt mưa cứ ngỡ khi đã thấm vào đất là kết thúc một hành trình, lại mở ra trong tôi miền hồi tưởng dường như vô tận. Ngày mưa, tôi thấy mình cần phải trở về, dù chỉ là trong tâm tưởng. Về loanh quanh bên mẹ, sáng quét sân, trồng cây, nhóm bếp, chiều hít hà mùi khói củi nao nao, ngồi bên mẹ ngắm màn mưa giăng giăng như chất chứa bao bí mật của đất trời. Về, để dưỡng chất quê nhà thanh lọc tâm hồn mình, để tập làm một chiếc lá lao xao trước hiên gió, cứ hồn nhiên xanh…

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Trên cánh đồng lúa xã Trung An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

Hồn quê

Sinh ra tại vùng quê lúa Thái Bình, thỉnh thoảng tôi có về quê nhưng mỗi lần đều rất vội và cũng chỉ quanh quẩn trong thành phố, nên lần này tôi cùng anh trai quyết định phải đi thăm thú vài nơi. Có đi mới biết cái hồn quê vẫn thấm đẫm trong những con người chân chất và trên những cánh đồng lúa vàng ươm đang vào vụ thu hoạch…
Lộc biển

Lộc biển

Cuối tháng Giêng, khi trời ấm lên là vào mùa sứa. Tôm cá thì có quanh năm, chứ con sứa chỉ rộ đến hết tháng 3 Âm lịch.
Khi lụt ghé qua

Khi lụt ghé qua

Ba kêu vọng ở đầu trên kia: “Nhỏ, lấy chiếc ghe trên chái nhà bếp xuống, đi bãi bắt dế nghen con”. Em trai tôi nhanh chóng dừng lướt điện thoại để chìu theo ý ba.
Ảnh: L.Đ.

Mơ... tô cháo ấm!

Tôi co ro, thu mình cuộn người trong chăn mỏng. Trưa giờ người có cảm giác uể oải, sốt nhẹ.
Ít bữa nữa rồi tính

Ít bữa nữa rồi tính

Đám tang chú Sáu đâu đó xong xuôi, chị Thùy mới nhìn thấy Vực, thấy nghĩa là nhận ra người đàn ông râu ria mắt vằn đỏ này là Vực - thằng nhỏ ngày xưa từng hay lẽo đẽo theo chị ra đồng.
Nỗi nhớ ngày mưa

Nỗi nhớ ngày mưa

Tôi cứ nghĩ, nếu mà trời mưa mãi sẽ tốt hơn, tôi sẽ càng có lý do để núp kín mình trong phòng trọ, tiếp tục một mình gặm nhấm nỗi đau.
Cái lu, cái khạp

Cái lu, cái khạp

Nhịp sống thị thành, đất chật người đông, từ thiết kế nhà cửa, công trình đến các vật dụng trong gia đình đều ưu tiên tính gọn nhẹ, đa công năng và ít chiếm diện tích.
Biển chiều mênh mông

Biển chiều mênh mông

Mấy ngày nay bão về. Mưa gió quần quật. Phượng phụ chị hai dọn quán bánh cuốn ra từ chiều, mà thấy người cứ uể oải.
Hương nắng

Hương nắng

Sáng sớm, ánh nắng vọt lên bên trên bức tường rào phả vào khu vườn có khóm hoa hồng đang nở. Nắng mơn man đám lá khô đang xoay xoay theo cơn gió cuối thu, nắng óng ánh trên lá non còn ướt sương ban sớm.
Sao rãnh nước trong veo?

Sao rãnh nước trong veo?

Cơn mưa thật to và kéo dài tối qua bỗng tạo ra một rãnh nước bên hông nhà Lim. Hai chú cá nhỏ ham chơi mắc lại ở đó. Chúng tìm đường quay về phía sông, tìm về mẹ mình, nhưng mấy bụi cỏ đã ngăn dòng nước lại.
Lạc giữa trăng thu

Lạc giữa trăng thu

1. Trung thu về rồi!

Trăng mới lộ chút ánh sáng hồng hồng ở đằng xa, mấy nhỏ đã rộn ràng háo hức.

Món lẩu mắm mang nét đặc trưng miệt vườn sông nước

Đượm tình lẩu mắm

Bạn tôi lái xe gần 2.000km từ Hà Nội đến TP Cần Thơ rồi nhất quyết phải tìm cho bằng được một quán lẩu mắm chỉ vì câu nói: “Về xứ Tây Đô chưa ăn lẩu mắm là chưa biết mùi vị, cái tình của đất và người nơi đây.”
Thương nhớ cánh đồng

Thương nhớ cánh đồng

Ngày bé, tôi nhớ cánh đồng làng rộng thênh thang, như thể được nối với đường chân trời.
Chuyện thường ngày

Chuyện thường ngày

Đứa con gái dành dụm tháng lương đầu tiên mua cho ba cái máy giặt. Anh trai My trùm mền để đó. Không dùng nhưng nâng niu như báu vật. Hôm bữa thằng út chế mì gói ăn, kê cái nồi mì đang nóng lên thành máy giặt, nóng quá xỉn màu mất một mảng, anh la nó mấy ngày.
Khúc đồng dao

Khúc đồng dao

Người đàn bà ở biển

Ngồi đếm thời gian qua mắt lưới

Ánh đèn chong nỗi nhớ vào đêm

Khát khao mong ngóng chồng