Sóc Trăng thiếu hơn 1.500 giáo viên nhưng không tuyển được

Chiều 1-10, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức cuộc họp bàn về tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện công tác tuyển dụng giáo viên, năm học 2024-2025.

b9eb9ae0de4f7811215e.jpg
Năm học 2024-2025, ngành giáo dục tỉnh Sóc Trăng đang thiếu hơn 1.500 giáo viên

Sở GD-ĐT tỉnh Sóc Trăng cho biết, năm học 2024-2025, số học sinh các cấp học huy động được hơn 267.000, đạt 102,35% chỉ tiêu kế hoạch.

Về đội ngũ giáo viên, năm học 2024 - 2025, toàn ngành giáo dục tỉnh có 14.110 giáo viên (biên chế là 13.698, hợp đồng là 412).

Hiện tỉnh Sóc Trăng đang đối diện với thực trạng thiếu giáo viên nghiêm trọng. Cụ thể, tính theo định mức giáo viên, năm học 2024-2025, số giáo viên còn thiếu là 1.519 giáo viên (cấp mầm non thiếu 616; cấp tiểu học thiếu 383; cấp trung học cơ sở thiếu 258; cấp trung học phổ thông thiếu 262).

Tính theo biên chế được giao, năm học 2024 - 2025, số giáo viên còn thiếu so với biên chế giáo viên được giao là 1.295.

81b0edc8ae6708395176.jpg
Ông Châu Tuấn Hồng, Giám đốc Sở GD-ĐT Sóc Trăng

Nguyên nhân chính được chỉ ra là do công tác tuyển dụng gặp nhiều khó khăn, không đáp ứng được yêu cầu thực tế; vướng quy định về phân cấp tuyển dụng, tạo ra rào cản lớn khi tuyển dụng.

Cụ thể, một số đơn vị sự nghiệp công lập không có người đăng ký dự tuyển hoặc số lượng người dự tuyển rất ít, thậm chí, một số chỉ tiêu tuyển dụng chỉ có 1 ứng viên tham gia dự tuyển.

Do tuyển dụng theo vị trí việc làm nên thí sinh thường tập trung đăng ký dự tuyển vào những đơn vị gần trung tâm thành phố theo nguyện vọng hoặc đăng ký ở những vùng có chế độ ưu đãi; các đơn vị ở vùng sâu vùng xa hoặc không có chế độ ưu đãi rất ít có thí sinh đăng ký, dẫn đến tình trạng nơi cần không tuyển được…

Đơn cử, năm 2022, Sở GD-ĐT tỉnh Sóc Trăng tuyển dụng 72 chỉ tiêu, có 114 thí sinh dự tuyển nhưng chỉ tuyển dụng được 28 chỉ tiêu, trong đó 1 trường hợp vào làm việc được 1 tháng đã nghỉ việc.

Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng không cho phép tuyển dụng đủ số người trong biên chế giao mà phải cắt giảm để đảm bảo lộ trình tinh giản biên chế, trong khi số học sinh ngày càng tăng theo chỉ tiêu giao, mà việc cắt giảm cơ học giáo viên sẽ gây rất nhiều khó khăn cho ngành giáo dục.

Ông Châu Tuấn Hồng, Giám đốc Sở GD-ĐT Sóc Trăng cho biết, số giáo viên thiếu so với biên chế và so với định mức rất cao, gây khó khăn trong việc phân công, bố trí, sắp xếp đội ngũ đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục.

Trước mắt, trong khi chờ tuyển dụng , ngành giáo dục khắc phục tình trạng thiếu giáo viên bằng các giải pháp như: điều chuyển giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu (theo bộ môn thừa thiếu cục bộ giữa các đơn vị); tổ chức cho giáo viên dạy thêm giờ; hợp đồng chuyên môn; hợp đồng thỉnh giảng...

"Việc thực hiện điều chuyển chỉ là giải pháp tạm thời vì nơi giáo viên được chuyển đi vẫn thiếu so với định mức và phải dạy vượt giờ", ông Châu Tuấn Hồng chia sẻ.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Nghĩ không ra
Có đào tạo đâu mà tuyển! Nhớ vài năm trước, nơi nơi đề xuất giải thể trường cao đẳng sư phạm, dừng tuyển sinh, đánh giá giáo viên mầm non, phổ thông đã đủ Thậm chí cho rằng các trường sư phạm đã kết thúc sứ mệnh. Nghĩ khôi hài thật.
Trà thị ngọc bích
Cho xin 1 vé với cô thầy ơi. Đhcantho ra trường mà không xin được
Nguyễn trọng vĩnh sang
Rà sót tỉnh mình có bao nhiêu em đang học đại học sư phạm,tôi tin chắc rằng gấp 3 lần,hoặc hơn gv đang thiếu
Sơn Mình Dũng
Ông Châu Tuấn Hồng, nguyên hiệu trưởng trường THPT Văn Ngọc Chính của chúng tôi ngày xưa.
Vangkim
Nói vậy chứ có xin vào dạy được đâu
Chương Ngọc Nên
Giáo viên mới vào ngành ngại áp lực công tác và tiền lương không đáp ứng cuộc sống. Vì thế làm sao họ đam mê vào ngành GD.
Minh ha
Hàng năm sinh viên ra trường rất nhiều nhưng sao lại thiếu. Khg hiểu
Đinh Công Chánh
Tồi ra trường 2016. Tới nay vẫn không xin được việc ở Sóc Trăng. Đến sở giáo dục hỏi họ trả lời thừa giáo viên. Giờ lên báo lại nó thiếu. Đề nghi cơ quan ba ngành thanh tra kiểm tra xem báo cáo đúng sự thật không
Nguyễn Xuân Hùng
Nên giao việc tuyển dụng giáo viên cho ngành giáo dục.

Tin cùng chuyên mục

Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Linh hoạt phương án tăng tốc

Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Linh hoạt phương án tăng tốc

Ngày 1-4, đoàn công tác của Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TPHCM đã có buổi làm việc với Sở Tài chính, Sở GD-ĐT, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TPHCM về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

TPHCM: Đề xuất "hướng ra" đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

TPHCM: Đề xuất "hướng ra" đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Sáng 1-4, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội (HĐND TPHCM) Cao Thanh Bình dẫn đầu đoàn công tác có buổi làm việc với Sở Tài chính, Sở GD-ĐT TPHCM, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TPHCM về tổ chức thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Ngành công nghệ vi mạch, bán dẫn: Khẩn trương xây dựng chương trình đào tạo

Ngành công nghệ vi mạch, bán dẫn: Khẩn trương xây dựng chương trình đào tạo

Từ năm 2024 đến nay, hàng loạt trường công bố tuyển sinh ngành công nghệ vi mạch (CNVM), bán dẫn nhằm giải bài toán “khát” nguồn nhân lực cho lĩnh vực này của Việt Nam. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc cấp thiết hiện nay là cần sớm xây dựng một chương trình đào tạo vi mạch bán dẫn hoàn chỉnh, đúng chuẩn quốc tế, có sự tham gia của doanh nghiệp, đầu tư của Nhà nước.

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực đợt 1 - năm 2025 do ĐHQG TPHCM tổ chức tại điểm thi Trường ĐH Công thương TPHCM. Ảnh: THANH HÙNG

Hơn 128.000 thí sinh thi đánh giá năng lực, ngày 16-4 công bố điểm

Sáng 30-3, hơn 128.000 thí sinh bước vào kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) đợt 1 do ĐHQG TPHCM tổ chức tại 24 tỉnh, thành phố trên cả nước. Đây là đợt thi có thí sinh dự thi đông nhất sau 8 năm tổ chức. Ngoài các trường thành viên của ĐHQG TPHCM, năm nay có gần 100 trường ĐH, CĐ trên cả nước sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển.

TPHCM: Hơn 6.000 học sinh, giáo viên tham gia ngày hội giáo dục STEM

TPHCM: Hơn 6.000 học sinh, giáo viên tham gia ngày hội giáo dục STEM

Ngày 29-3, hơn 6.000 học sinh, giáo viên các trường tiểu học, THCS và THPT trên địa bàn TPHCM đã tham gia Ngày hội giáo dục STEM với chủ đề "Vui học - sáng tạo cùng AI" do Phòng GD-ĐT TP Thủ Đức tổ chức tại hai trường Tiểu học An Khánh và THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP Thủ Đức).

Thành phố Hồ Chí Minh: Nỗ lực đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Thành phố Hồ Chí Minh: Nỗ lực đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Một trong những nội dung mới của Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" là đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. Để thực hiện mục tiêu đó, trường học phải chuyển mình.

Đề tài nghiên cứu của học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đại diện Việt Nam dự thi quốc tế

Đề tài nghiên cứu của học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đại diện Việt Nam dự thi quốc tế

Chiều 27-3, thông tin từ Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, đề tài nghiên cứu khoa học "Ứng dụng học sâu trong sáng tác nhạc tự động định hướng bảo tồn và phát triển đờn ca tài tử" của học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (quận 5, TPHCM) đã được Bộ GD-ĐT chọn đại diện Việt Nam tham gia Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế - ISEF 2025 tại Mỹ vào giữa tháng 5-2025.