Nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục
Ngày 31-3, HAG và HNG công bố báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất năm 2017 đã được kiểm toán bởi Công ty Kiểm toán E&Y. Như thường lệ, lợi nhuận năm 2017 của 2 công ty này đều giảm đáng kể so với số liệu tự lập.
Cụ thể, lợi nhuận trước thuế của HAG từ 1.056 tỷ đồng xuống còn 430 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ từ 629 tỷ đồng giảm xuống chỉ còn 70 tỷ đồng.
Cũng theo BCTC kiểm toán công ty mẹ, HAG chịu lỗ 475 tỷ đồng, trong khi trước kiểm toán báo lãi 86 tỷ đồng. Nguyên nhân do phải trích lập dự phòng khoản đầu tư vào CTCP Thủy điện Hoàng Anh Gia Lai lên đến 510 tỷ đồng. Tương tự, lợi nhuận trước thuế của HNG từ 951 tỷ đồng giảm xuống còn 441 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế giảm từ 919 tỷ đồng xuống còn 531 tỷ đồng.
Đặc biệt, BCTC 2017 sau kiểm toán của HAG cũng nhận được ý kiến ngoại trừ về khoản tiền hơn 4.000 tỷ đồng phải thu bên liên quan. Cụ thể, trên BTCT hợp nhất của HAG, kiểm toán viên đã đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với việc đánh giá khả năng thu hồi của các khoản phải thu từ các bên liên quan với số tiền 4.023 tỷ đồng.
Nguyên nhân chủ yếu do các bên liên quan này đang vận hành nhiều dự án kinh doanh khá đa dạng như bất động sản, trồng trọt, chăn nuôi, trong đó nhiều dự án đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản, chưa tạo ra lợi nhuận và dòng tiền thặng dư, rất khó khăn cho việc xác định giá trị tài sản và dòng tiền trả nợ cho tập đoàn.
Trong BCTC kiểm toán, kiểm toán viên nhấn mạnh đến các yếu tố có thể dẫn đến nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của HAG, như nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn 3.563 tỷ đồng và đã vi phạm một số điều khoản của các khoản vay và trái phiếu.
Ngày 31-3, HAG và HNG công bố báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất năm 2017 đã được kiểm toán bởi Công ty Kiểm toán E&Y. Như thường lệ, lợi nhuận năm 2017 của 2 công ty này đều giảm đáng kể so với số liệu tự lập.
Cụ thể, lợi nhuận trước thuế của HAG từ 1.056 tỷ đồng xuống còn 430 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ từ 629 tỷ đồng giảm xuống chỉ còn 70 tỷ đồng.
Cũng theo BCTC kiểm toán công ty mẹ, HAG chịu lỗ 475 tỷ đồng, trong khi trước kiểm toán báo lãi 86 tỷ đồng. Nguyên nhân do phải trích lập dự phòng khoản đầu tư vào CTCP Thủy điện Hoàng Anh Gia Lai lên đến 510 tỷ đồng. Tương tự, lợi nhuận trước thuế của HNG từ 951 tỷ đồng giảm xuống còn 441 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế giảm từ 919 tỷ đồng xuống còn 531 tỷ đồng.
Đặc biệt, BCTC 2017 sau kiểm toán của HAG cũng nhận được ý kiến ngoại trừ về khoản tiền hơn 4.000 tỷ đồng phải thu bên liên quan. Cụ thể, trên BTCT hợp nhất của HAG, kiểm toán viên đã đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với việc đánh giá khả năng thu hồi của các khoản phải thu từ các bên liên quan với số tiền 4.023 tỷ đồng.
Nguyên nhân chủ yếu do các bên liên quan này đang vận hành nhiều dự án kinh doanh khá đa dạng như bất động sản, trồng trọt, chăn nuôi, trong đó nhiều dự án đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản, chưa tạo ra lợi nhuận và dòng tiền thặng dư, rất khó khăn cho việc xác định giá trị tài sản và dòng tiền trả nợ cho tập đoàn.
Trong BCTC kiểm toán, kiểm toán viên nhấn mạnh đến các yếu tố có thể dẫn đến nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của HAG, như nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn 3.563 tỷ đồng và đã vi phạm một số điều khoản của các khoản vay và trái phiếu.
Không chỉ chậm trễ trong việc công bố thông tin, HAG - HNG còn nhiều lần xin gia hạn thời gian tổ chức ĐHCĐ. Mới đây, 2 doanh nghiệp có công văn gởi đến UBCKNN và HOSE xin gia hạn tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2018. Theo đó, thời gian tổ chức ĐHCĐ vẫn chưa xác định nhưng không vượt quá 6 tháng kể từ khi kết thúc năm tài chính.
Đến hẹn lại… sai Giải trình về sự cố này, ông Võ Trường Sơn, Tổng giám đốc HAG, cho biết các khoản chênh lệch nêu trên do thiếu sót về chuyên môn của các nhân viên kế toán khi lượng nghiệp vụ quá nhiều, nhân viên phải cố gắng hoàn thành BCTC quý trong quỹ thời gian cho phép 30 ngày. HAG đang trong quá trình cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng đầu tư mạnh vào mảng cây ăn trái và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu bằng các kênh xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường lớn, củng cố mảng cao su, thanh lý thủy điện, đàm phán với đối tác để bán dự án Myanmar. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng đang xúc tiến nghiệp vụ phát hành CK để huy động vốn nhằm giải quyết khó khăn về thanh khoản. Hiện HAG đang bàn bạc với các ngân hàng để điều chỉnh các điều khoản ràng buộc trong các hợp đồng tín dụng không còn phù hợp với tình hình hiện tại. Vì vậy, HAG sẽ vượt qua khó khăn và tiếp tục lập BCTC trên cơ sở hoạt động liên tục. Song giải trình này khó có thể làm hài lòng các cổ đông vốn đã quen thuộc với điệp khúc chậm nộp BCTC và lệch pha giữa BCTC trước và sau kiểm toán của cặp đôi “hoàn cảnh” này. Trước đó, cổ đông của 2 doanh nghiệp này một phen “thót tim” khi HOSE có văn bản gửi đến HAG và HNG, lưu ý cả 2 công ty thực hiện tốt việc công bố thông tin để tránh rơi vào diện hủy niêm yết bắt buộc. (ĐTTC số báo ngày 19-3 đã có bài viết “Vô tư vi phạm công bố thông tin” phản ánh vấn đề này). Theo HOSE, cặp đôi này chậm nộp BCTC kiểm toán năm 2015 công ty mẹ và hợp nhất; chậm nộp BCTC kiểm toán năm 2016 công ty mẹ và hợp nhất. Như vậy, nếu tiếp tục chậm nộp BCTC kiểm toán 2017, 2 doanh nghiệp sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc do chậm nộp BCTC kiểm toán 3 năm liên tiếp. Tương tự, BCTC các năm 2015 và 2016 của HAG cũng có sự chênh lệch rất lớn trước và sau kiểm toán. Thực tế, ngay sau khi BCTC kiểm toán 2017 được công bố với những con số bất lợi, cặp đôi HAG - HNG bị NĐT bán tháo và giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 2-4. Tuy nhiên, thông tin HAG bị giảm mạnh lợi nhuận sau kiểm toán đã được “xì” ra từ trước, khiến cặp đôi này liên tục bị bán mạnh từ những phiên giao dịch trước ngày 31-3. Theo thống kê, trong đợt giảm giá này, HAG và HNG giảm lần lượt 14,4% và 8,2%. Trong đợt lao dốc trong tháng 2 trước nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc do chậm nộp BCTC 3 năm liên tiếp, cặp đôi HAG - HNG giảm lần lượt 25% và 26%.