Thông tin dịch tễ, bệnh nhân nam khởi phát bệnh khi sinh sống và làm việc tại TPHCM. Khi bệnh đã khởi phát, bệnh nhân mới về tỉnh Long An. Do đó, nguồn lây không phải từ tỉnh Long An. Hiện, ca bệnh đậu mùa khỉ này chưa xác định được nguồn lây.
Trong vòng 21 ngày kể từ ngày khởi phát: Từ ngày 3 đến 21-9, bệnh nhân sinh sống và làm việc tại TPHCM. Hàng ngày, bệnh nhân đi làm và đến chiều, về sống tại nhà trọ, không tiếp xúc với người dân tại nhà trọ.
Ngày 22 và 23-9, bệnh nhân đi công tác tại tỉnh Ninh Thuận cùng vợ và đồng nghiệp. Chiều tối 23-9, bệnh nhân trở về nhà trọ. Ngày 25-9, bệnh nhân nổi mụn nước ở mông, không đi khám bác sĩ.
Khoảng 22 giờ 30 phút ngày 29-9, bệnh nhân cùng vợ về thăm nhà tại thị trấn Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An.
Sau khi về nhà, bệnh nhân chỉ ở nhà, không đi đâu, có tiếp xúc gần với 3 người trong gia đình. Đến chiều ngày 2-10, bệnh nhân thấy vết phát ban, nổi mụn nước ngày càng nhiều và lan ra vùng mặt, thân mình, tay chân và mệt mỏi nên đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM để khám bệnh.
Tại đây, bệnh nhân được phát hiện mắc đậu mùa khỉ, nhập viện theo dõi, cách ly và điều trị sau đó.
Nam bệnh nhân được điều trị tích cực với kháng sinh, kháng nấm, kháng lao, thở máy, lọc máu. Tuy nhiên, do tình trạng bệnh diễn tiến nặng, bệnh nhân đã tử vong sau 18 ngày điều trị tích cực. Đây là ca bệnh đầu tiên tử vong đầu tiên tại Việt Nam liên quan bệnh đậu mùa khỉ.
Hiện, cơ quan chức năng Long An điều tra, truy vết, xác định tất cả người tiếp xúc gần hướng dẫn tự theo dõi sức khỏe trong 21 ngày từ ngày tiếp xúc cuối cùng; tiến hành khử khuẩn nơi bệnh nhân sinh sống, hướng dẫn người tiếp xúc gần tự theo dõi sức khỏe; giám sát, theo dõi chặt chẽ các trường hợp tiếp gần với bệnh nhân…