Con đường làng ngày xưa, sáng sáng chiều chiều đi học quá lầy lội vào mùa mưa, về tới nhà chẳng khác nào lội ruộng. Những chiếc cầu khỉ chông chênh, bắc qua con rạch nước chảy siết, là nỗi ám ảnh của những bậc cha mẹ, trông đứng trông ngồi, lo lắng các con đi học về. Những mái nhà lá nghèo nàn, hắt hiu đêm về dưới ngọn đèn dầu leo lét, râm ran tiếng học bài của bọn trẻ, xen lẫn tiếng súng xa xa vọng về trong đêm vắng…
Tất cả hình ảnh đó giờ chỉ còn trong ký ức, là nỗi hoài niệm của một thời quê hương còn trong chiến tranh khói lửa. Con đường lầy lội ngày xưa giờ được trải nhựa rộng thênh thang, xe cộ ngược xuôi tấp nập qua những cầu bê tông kiên cố. Không tìm thấy những mái nhà lá xơ xác ngày xưa còn sót lại, thay vào đó là những mái nhà xây tường lợp ngói bề thế, đẹp đẽ và tiếng nói cười của học sinh đi học về trên chiếc xe đạp, xe máy, rộn rã một làng quê. Bù lại ngày xưa, cả xóm không có được một chiếc xe đạp. Tôi bâng khuâng dừng lại trước cổng ngôi đình làng, nay cũng đã được trùng tu khang trang, càng tôn nét đẹp trang nghiêm nơi thờ cúng vị tiền hiền có công khai phá vùng đất địa linh này, cho con cháu sinh cơ lập nghiệp và phát triển đến ngày hôm nay, mà dân làng đã lập đình thờ phụng như là một vị linh thần, cùng nhau đến cúng bái mỗi khi đến lễ cúng kỳ yên. Sân đình hôm nay đông đảo bà con trong xóm, kể cả những xã lân cận cũng có mặt, mọi người bày lễ vật chuẩn bị lễ cúng đình. Tiếng trống chầu xen lẫn tiếng mõ, tiếng chiêng từng hồi vang lên, báo hiệu cho những người trong làng biết là đã sắp đến giờ làm lễ.
Tiếng trống cúng đình như vô tình khơi gợi trong tôi ngược về dĩ vãng của những ngày niên thiếu nơi quê hương yêu dấu. Thuở ấy, mỗi khi đến ngày cúng đình, lần nào cũng có hát bội về làng vui còn hơn tết. Hát bội xây chầu ngày lễ cúng kỳ yên, bà con đến xem đông nghẹt. Lễ cúng đình qua rồi, hát bội vẫn đóng lại hát tiếp phục vụ dân làng. Từ tuồng Chung Vô Diệm đến tuồng Lưu Kim Đính giải giá Thọ Châu, rồi nào là Tôn Tẩn giả điên… tuồng nào cũng kéo dài năm, sáu đêm mới hết. Bà con thích nhất là lúc ông bầu gánh xuất hiện khi sắp vãn tuồng, nét mặt hóa trang chú hề, giọng khôi hài giới thiệu tuồng hát tiếp theo, vậy mà cũng làm bà con cười lộn ruột. Cuối cùng, ông cười híp mắt, hẹn bà con gặp lại đêm… mai. Đêm khuya lắc mới vãn tuồng, ánh đuốc của bà con đốt soi đường về nhà nhiều như sao rơi, kéo dài đến tận chân vườn xa. Ngày gánh hát bội nhổ sào lui ghe, bà con trong làng đến chia tay lưu luyến, nhiều người còn mang tặng gạo, nếp, khoai lang, khoai mì, cam, quýt, chuối… nhà nào có gì cho nấy. Bịn rịn nắm tay nhau không nỡ rời, hẹn ngày cúng đình lần sau gánh hát bội nhớ về. Ghe đã chèo xa rồi, mà ông bầu gánh hát bội vẫn còn đứng trước mũi ghe vẫy tay lưu luyến.
Năm đó tôi nghỉ hè về quê, đúng vào dịp gánh hát bội về làng. Buổi chiều, ông nội dặn là tối nay sau khi xem hát bội, ăn mặc đàng hoàng, ra chòi với nội có việc cần. Trong lòng băn khoăn không biết có chuyện gì, nhưng tôi không dám hỏi.
Trời vừa chạng vạng, tôi với ba đi ra vườn dừa đến nhà ông nội. Khi tiếng trống hát bội vang vang ngoài đình. Nhà ông nội, đúng hơn là một cái chòi lá, được xây dựng đơn sơ ngoài vườn dừa heo hút, cạnh bên cánh đồng ruộng mênh mông, cách xa nhà của bà con lối xóm. Ông nói già cả rồi, cất nhà ngoài vườn cho yên tịnh, ngày ngày hít thở gió đồng ruộng cho khỏe khoắn. Nội tôi sống bằng nghề đan sọt, ông đan thúng, nia, rổ thì khỏi chê, vừa đẹp lại chắc bền, giá lại rẻ, cho nên bà con đặt hàng làm không kịp giao. Bấy giờ tôi đã lên Sài Gòn học, mỗi khi về quê nghỉ hè, hầu như ngày nào tôi cũng ra căn chòi lá của nội, nằm đong đưa trên võng giữa những cơn gió mát rười rượi, rồi chìm vào giấc ngủ ngon lành.
Vừa đến căn chòi của nội, tôi ngạc nhiên thấy có mấy người lạ nhưng ai cũng biết ba tôi, còn nội thì đi đâu vắng. Ba nói, con đi xem hát bội, ba ở lại tiếp khách, khi vãn hát thì về đây với nội. Đêm đó, tôi theo nhóm người xem hát bội đốt đuốc về, bước vào căn chòi của nội thì cũng gần nửa đêm. Những người khách lạ tôi gặp hồi chiều vẫn còn ở đó. Nội lấy tấm vải trắng treo lên vách, rồi trịnh trọng gắn lên đó một lá cờ nhỏ bằng trang giấy học trò, nửa đỏ nửa xanh, ngay giữa có ngôi sao vàng, dưới lá cờ là tấm ảnh chân dung một cụ già. Mọi người đứng trang nghiêm, nội tôi nói nhỏ đủ nghe: “Hôm nay là ngày sinh nhật Bác Hồ, nơi miền quê xa, chúng cháu mừng sinh nhật Bác bằng hành động treo lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam tung bay giữa quê hương. Để người dân biết rằng, lúc nào cũng có Bác và mặt trận luôn gần bên”.
Sau đó mọi người cùng quây quần uống trà, ăn bánh ngọt. Nội tôi giới thiệu người con gái tuổi độ đôi mươi là bí thư xã đoàn, anh Chín là bí thư xã Tường Lộc, anh Mười Hai là xã đội trưởng và còn mấy anh chị du kích đang canh gác an ninh ngoài kia. Sinh nhật Bác Hồ diễn ra lúc nửa đêm, giữa thời kỳ chiến tranh đang còn ác liệt. Ý nghĩa quan trọng trong đêm sinh nhật Bác lần này là nội tôi đã mưu trí treo lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tung bay trên ngọn cây bàng bên dòng sông Măng Thít tại ngã ba Thầy Hạnh, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
Tất cả hình ảnh đó giờ chỉ còn trong ký ức, là nỗi hoài niệm của một thời quê hương còn trong chiến tranh khói lửa. Con đường lầy lội ngày xưa giờ được trải nhựa rộng thênh thang, xe cộ ngược xuôi tấp nập qua những cầu bê tông kiên cố. Không tìm thấy những mái nhà lá xơ xác ngày xưa còn sót lại, thay vào đó là những mái nhà xây tường lợp ngói bề thế, đẹp đẽ và tiếng nói cười của học sinh đi học về trên chiếc xe đạp, xe máy, rộn rã một làng quê. Bù lại ngày xưa, cả xóm không có được một chiếc xe đạp. Tôi bâng khuâng dừng lại trước cổng ngôi đình làng, nay cũng đã được trùng tu khang trang, càng tôn nét đẹp trang nghiêm nơi thờ cúng vị tiền hiền có công khai phá vùng đất địa linh này, cho con cháu sinh cơ lập nghiệp và phát triển đến ngày hôm nay, mà dân làng đã lập đình thờ phụng như là một vị linh thần, cùng nhau đến cúng bái mỗi khi đến lễ cúng kỳ yên. Sân đình hôm nay đông đảo bà con trong xóm, kể cả những xã lân cận cũng có mặt, mọi người bày lễ vật chuẩn bị lễ cúng đình. Tiếng trống chầu xen lẫn tiếng mõ, tiếng chiêng từng hồi vang lên, báo hiệu cho những người trong làng biết là đã sắp đến giờ làm lễ.
Tiếng trống cúng đình như vô tình khơi gợi trong tôi ngược về dĩ vãng của những ngày niên thiếu nơi quê hương yêu dấu. Thuở ấy, mỗi khi đến ngày cúng đình, lần nào cũng có hát bội về làng vui còn hơn tết. Hát bội xây chầu ngày lễ cúng kỳ yên, bà con đến xem đông nghẹt. Lễ cúng đình qua rồi, hát bội vẫn đóng lại hát tiếp phục vụ dân làng. Từ tuồng Chung Vô Diệm đến tuồng Lưu Kim Đính giải giá Thọ Châu, rồi nào là Tôn Tẩn giả điên… tuồng nào cũng kéo dài năm, sáu đêm mới hết. Bà con thích nhất là lúc ông bầu gánh xuất hiện khi sắp vãn tuồng, nét mặt hóa trang chú hề, giọng khôi hài giới thiệu tuồng hát tiếp theo, vậy mà cũng làm bà con cười lộn ruột. Cuối cùng, ông cười híp mắt, hẹn bà con gặp lại đêm… mai. Đêm khuya lắc mới vãn tuồng, ánh đuốc của bà con đốt soi đường về nhà nhiều như sao rơi, kéo dài đến tận chân vườn xa. Ngày gánh hát bội nhổ sào lui ghe, bà con trong làng đến chia tay lưu luyến, nhiều người còn mang tặng gạo, nếp, khoai lang, khoai mì, cam, quýt, chuối… nhà nào có gì cho nấy. Bịn rịn nắm tay nhau không nỡ rời, hẹn ngày cúng đình lần sau gánh hát bội nhớ về. Ghe đã chèo xa rồi, mà ông bầu gánh hát bội vẫn còn đứng trước mũi ghe vẫy tay lưu luyến.
Năm đó tôi nghỉ hè về quê, đúng vào dịp gánh hát bội về làng. Buổi chiều, ông nội dặn là tối nay sau khi xem hát bội, ăn mặc đàng hoàng, ra chòi với nội có việc cần. Trong lòng băn khoăn không biết có chuyện gì, nhưng tôi không dám hỏi.
Trời vừa chạng vạng, tôi với ba đi ra vườn dừa đến nhà ông nội. Khi tiếng trống hát bội vang vang ngoài đình. Nhà ông nội, đúng hơn là một cái chòi lá, được xây dựng đơn sơ ngoài vườn dừa heo hút, cạnh bên cánh đồng ruộng mênh mông, cách xa nhà của bà con lối xóm. Ông nói già cả rồi, cất nhà ngoài vườn cho yên tịnh, ngày ngày hít thở gió đồng ruộng cho khỏe khoắn. Nội tôi sống bằng nghề đan sọt, ông đan thúng, nia, rổ thì khỏi chê, vừa đẹp lại chắc bền, giá lại rẻ, cho nên bà con đặt hàng làm không kịp giao. Bấy giờ tôi đã lên Sài Gòn học, mỗi khi về quê nghỉ hè, hầu như ngày nào tôi cũng ra căn chòi lá của nội, nằm đong đưa trên võng giữa những cơn gió mát rười rượi, rồi chìm vào giấc ngủ ngon lành.
Vừa đến căn chòi của nội, tôi ngạc nhiên thấy có mấy người lạ nhưng ai cũng biết ba tôi, còn nội thì đi đâu vắng. Ba nói, con đi xem hát bội, ba ở lại tiếp khách, khi vãn hát thì về đây với nội. Đêm đó, tôi theo nhóm người xem hát bội đốt đuốc về, bước vào căn chòi của nội thì cũng gần nửa đêm. Những người khách lạ tôi gặp hồi chiều vẫn còn ở đó. Nội lấy tấm vải trắng treo lên vách, rồi trịnh trọng gắn lên đó một lá cờ nhỏ bằng trang giấy học trò, nửa đỏ nửa xanh, ngay giữa có ngôi sao vàng, dưới lá cờ là tấm ảnh chân dung một cụ già. Mọi người đứng trang nghiêm, nội tôi nói nhỏ đủ nghe: “Hôm nay là ngày sinh nhật Bác Hồ, nơi miền quê xa, chúng cháu mừng sinh nhật Bác bằng hành động treo lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam tung bay giữa quê hương. Để người dân biết rằng, lúc nào cũng có Bác và mặt trận luôn gần bên”.
Sau đó mọi người cùng quây quần uống trà, ăn bánh ngọt. Nội tôi giới thiệu người con gái tuổi độ đôi mươi là bí thư xã đoàn, anh Chín là bí thư xã Tường Lộc, anh Mười Hai là xã đội trưởng và còn mấy anh chị du kích đang canh gác an ninh ngoài kia. Sinh nhật Bác Hồ diễn ra lúc nửa đêm, giữa thời kỳ chiến tranh đang còn ác liệt. Ý nghĩa quan trọng trong đêm sinh nhật Bác lần này là nội tôi đã mưu trí treo lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tung bay trên ngọn cây bàng bên dòng sông Măng Thít tại ngã ba Thầy Hạnh, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.