Những tấm gương tình nguyện
Năm học 2016-2017, phân hiệu Trường THPT Cần Thạnh (thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ) được mở tại cơ sở Trường THCS Thạnh An (xã Thạnh An). Năm đầu tiên mở lớp, phân hiệu duy trì được 28 học sinh lớp 10. Tuy nhiên, do điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, một số tiết thực hành, hoạt động ngoài giờ lên lớp, học sinh phải di chuyển vào cơ sở chính trong đất liền để học tập. Vì vậy, vẫn còn nhiều học sinh dang dở ước mơ được đến trường. Đầu năm học 2018-2019, lần đầu tiên ở xã đảo, một ngôi trường THPT được xây mới khang trang với quy mô 6 phòng học, có đầy đủ sân chơi, hội trường và các phòng chức năng như phòng học tin học, ngoại ngữ, phòng tư vấn tâm lý, phòng bộ môn, phòng công nghệ, phòng sinh hoạt Đoàn - Đội.
Trường hợp khác, thầy Lê Văn Thanh (29 tuổi, giáo viên Vật lý) từng có kinh nghiệm nhiều năm đứng lớp tại một trường tư thục ở một quận trung tâm TPHCM. Quyết định tình nguyện ra xã đảo, thầy Thanh chấp nhận sống xa gia đình, vợ con, một mình ở trọ tại nhà công vụ của đơn vị, lấy niềm vui từ những trang giáo án, ánh mắt hồn nhiên, tình cảm chân thành của học trò làm động lực cống hiến. Chia sẻ với chúng tôi, nam giáo viên này cho biết, công tác ở xã đảo khiến thu nhập của anh giảm đi rất nhiều, điều kiện làm việc thiếu thốn nhiều so với trong đất liền. Những ngày thứ bảy, chủ nhật, thầy Thanh cùng nhiều giáo viên khác đi đò vào thị trấn để mua thêm đồ dùng dạy học, in ấn tài liệu cũng như tìm sách tham khảo phù hợp.
Tuy nhiên, mong muốn lớn nhất của cô Hà My, thầy Văn Thanh cũng như nhiều giáo viên tình nguyện khác là đem nhiệt huyết của sức trẻ thắp lên tinh thần ham học hỏi, mở ra tương lai tươi sáng cho học sinh nơi xã đảo.
Tương lai mới cho người dân xã đảo
Nhà ở ấp Thạnh Hòa, em Huỳnh Thị Tuyết Ngân, học sinh lớp 12A1, Trường THCS-THPT Thạnh An cho biết, trước đây em phải dậy từ 5 giờ sáng, đón chuyến đò sớm nhất từ xã đảo vào học tại Trường THPT Cần Thạnh (thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ). Từ khi trường mới được xây dựng, Ngân chỉ mất hơn 10 phút đi bộ từ nhà đến trường, thời gian còn lại trong ngày có thể phụ giúp gia đình. Ngân cho biết, do khoảng cách tuổi tác không lớn nên hầu hết thầy, cô tình nguyện từ đất liền ra xã đảo dạy học đều rất hiểu tâm lý học sinh, sẵn sàng chia sẻ với các em những buồn, vui trong học tập cũng như trong cuộc sống. Đối với Tuyết Ngân, thầy, cô gần gũi như những “người bạn lớn”. Sau giờ học trên lớp, thầy - trò lại cùng nhau đi chợ, nấu cơm, thậm chí phụ nhau gỡ lưới, phơi ngói, nuôi hào.
Năm học 2018-2019, toàn tphcm tăng 67.234 học sinh, tập trung nhiều ở cấp học mầm non và tiểu học. Để giải quyết chỗ học cho người dân, TP đã đưa thêm 882 phòng học mới vào sử dụng với tổng mức đầu tư 2.236 tỷ đồng. Trong đó, 18 trường mầm non phục vụ nhu cầu gửi con của công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất đã đưa vào hoạt động. Ngoài ra, còn có 1 dự án xây trường mầm non đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư tại Khu công nghiệp Tân Bình, 1 dự án đang trong quá trình thực hiện đền bù giải tỏa đất và tìm nhà đầu tư xây dựng trường mầm non tại Khu công nghiệp Cát Lái. |
“Quanh đây chưa gia đình nào có con học hết THPT và thi đậu đại học. Giờ đây, ước mơ đó sắp thành hiện thực với lứa học sinh được học trọn vẹn 3 năm THPT ngay tại xã đảo. Rồi đây chúng tôi sẽ có những cử nhân, kỹ sư về xây dựng và phát triển thôn xóm”, chị Hoa vui mừng nói.
Chia tay các giáo viên, học sinh để kịp bắt chuyến đò chiều về lại đất liền, chúng tôi vẫn kịp ghi lại nhiều hình ảnh đẹp của học sinh nơi xã đảo. Nơi đó, các em vẫn đến trường trên những đôi dép dính đầy bùn đất, ba lô, sách vở đượm mùi tôm, cá nhưng miệng ê a làm quen với ngoại ngữ. Những đôi tay chai sần quen gỡ lưới nay thao tác thuần thục trên bàn phím máy vi tính. Thế giới quan của các em được mở rộng, việc học chữ được hỗ trợ bằng nhiều thiết bị công nghệ hiện đại như máy chiếu, bảng tương tác khiến học sinh vô cùng thích thú. Bà con nơi đây nghĩ nhiều hơn đến tương lai hứa hẹn những thành công và hy vọng…