Ngoài Barbuda, các vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp tại Carribean là Saint Martin và St. Barts cũng chịu thiệt hại nặng. Theo hãng Reuters, tính đến tối 7-9, ít nhất 11 người đã thiệt mạng.
95% cơ sở hạ tầng bị phá hủy
Thủ tướng Gaston Browne cho biết gần như toàn bộ nhà cửa, cơ sở hạ tầng tại Barbuda đã bị phá hủy toàn bộ và hòn đảo gần như không thể sinh sống được nữa. Ước tính, 95% cơ sở hạ tầng tại Barbuda đã bị hư hại, trong đó 30% đã bị phá hủy hoàn toàn, thiệt hại ít nhất 150 triệu USD. Cơn bão đã quật đổ các tháp viễn thông khiến 1.600 người dân trên đảo bị cắt đứt liên lạc hoàn toàn trong 12 giờ qua. Khoảng 60% người dân trên đảo rơi vào tình trạng không nhà cửa. Công tác cứu hộ đang gặp nhiều khó khăn. Chính quyền Barbuda đang nỗ lực để cung cấp viện trợ vào sáng nay 8-9, song sẽ mất nhiều năm để tái thiết hòn đảo này.
Tình hình tại St. Martin và St. Barts cũng không sáng sủa hơn. Bão Irma với sức gió lên đến 297km/giờ mang theo mưa lớn đã tàn phá nghiêm trọng hệ thống cơ sở hạ tầng, gây mất điện và nước trên diện rộng. Ước tính khoảng 60%-70% các ngôi nhà đã bị phá hủy tại St. Martin. Đây cũng là nơi có số người thiệt mạng nhiều nhất với 8 người. Tuy nhiên, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerard Collomb cho biết đây chưa phải là con số cuối cùng và nhiều khả năng trong vài giờ tới, số người chết vì bão Irma sẽ còn tăng cao.
Irma được đánh giá là cơn bão mạnh nhất ở Đại Tây Dương trong 100 năm qua. Theo Trung tâm Bão quốc gia Mỹ, sức gió mạnh nhất của cơn bão này lên tới gần 300km/giờ. Bão dự kiến sẽ di chuyển theo hướng Tây, quét qua các khu vực đông dân cư ở phía Bắc vùng lãnh thổ Puerto Rico, CH Dominica, Haiti, Cuba và Mỹ trong các ngày tới.
95% cơ sở hạ tầng bị phá hủy
Thủ tướng Gaston Browne cho biết gần như toàn bộ nhà cửa, cơ sở hạ tầng tại Barbuda đã bị phá hủy toàn bộ và hòn đảo gần như không thể sinh sống được nữa. Ước tính, 95% cơ sở hạ tầng tại Barbuda đã bị hư hại, trong đó 30% đã bị phá hủy hoàn toàn, thiệt hại ít nhất 150 triệu USD. Cơn bão đã quật đổ các tháp viễn thông khiến 1.600 người dân trên đảo bị cắt đứt liên lạc hoàn toàn trong 12 giờ qua. Khoảng 60% người dân trên đảo rơi vào tình trạng không nhà cửa. Công tác cứu hộ đang gặp nhiều khó khăn. Chính quyền Barbuda đang nỗ lực để cung cấp viện trợ vào sáng nay 8-9, song sẽ mất nhiều năm để tái thiết hòn đảo này.
Tình hình tại St. Martin và St. Barts cũng không sáng sủa hơn. Bão Irma với sức gió lên đến 297km/giờ mang theo mưa lớn đã tàn phá nghiêm trọng hệ thống cơ sở hạ tầng, gây mất điện và nước trên diện rộng. Ước tính khoảng 60%-70% các ngôi nhà đã bị phá hủy tại St. Martin. Đây cũng là nơi có số người thiệt mạng nhiều nhất với 8 người. Tuy nhiên, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerard Collomb cho biết đây chưa phải là con số cuối cùng và nhiều khả năng trong vài giờ tới, số người chết vì bão Irma sẽ còn tăng cao.
Irma được đánh giá là cơn bão mạnh nhất ở Đại Tây Dương trong 100 năm qua. Theo Trung tâm Bão quốc gia Mỹ, sức gió mạnh nhất của cơn bão này lên tới gần 300km/giờ. Bão dự kiến sẽ di chuyển theo hướng Tây, quét qua các khu vực đông dân cư ở phía Bắc vùng lãnh thổ Puerto Rico, CH Dominica, Haiti, Cuba và Mỹ trong các ngày tới.
Dự báo đường đi của bão siêu bão Irma (giờ địa phương)
Hơn 100.000 người sơ tán tránh bão Công tác sơ tán đang khẩn trương diễn ra tại nhiều khu vực thuộc bang Florida của Mỹ. Theo thông báo của Cơ quan Quản lý tình trạng khẩn cấp Florida, giới chức hạt Miami-Dade yêu cầu hơn 100.000 người sống tại các khu vực thấp sơ tán tới nơi an toàn. Chính quyền hạt Monroe cũng đã ban bố lệnh sơ tán bắt buộc đối với người dân và khách du lịch… Các lệnh sơ tán được ban bố sau khi Trung tâm Bão quốc gia Mỹ cảnh báo siêu bão Irma sẽ càn quét toàn bộ bán đảo Florida và gây lở đất sau khi đổ bộ vào khu vực gần thành phố Miami. Hơn 6.000 binh sĩ thuộc Lực lượng Vệ binh quốc gia sẽ được triển khai làm nhiệm vụ trên toàn bang. Trong khi đó, nhiều hãng hàng không của Mỹ cũng đã có những biện pháp ứng phó với siêu bão Irma. American Airlines, hãng hàng không lớn nhất của Mỹ, thông báo cắt giảm hoạt động tại khu vực phía Nam Florida, trong đó có các thành phố Miami, Fort Lauderdale và West Palm Beach. Các chuyến bay từ châu Âu và Nam Mỹ tới Miami trong ngày 8-9 đã bị hủy. Cùng với Delta Airlines và Jet Blues, hãng American Airlines đã công bố mức vé ưu đãi dành cho những hành khách Florida đi tránh bão. Trong khi đó, hãng United Airlines thông báo ngừng hoạt động trên toàn bang Florida, ngoại trừ thành phố San Juan thuộc vùng lãnh thổ Puerto Rico của Mỹ… Giới chức Cuba đã đặt các tỉnh miền Đông và miền Trung nước này trong tình trạng báo động để chuẩn bị ứng phó với siêu bão Irma. Nhà chức trách Cuba yêu cầu các cơ quan và tổ chức nhà nước tại những tỉnh nằm trong vùng báo động phải tăng cường công tác cảnh báo khí tượng thủy văn, đánh giá những công trình và các điểm xung yếu có thể chịu thiệt hại do bão, đồng thời yêu cầu dân chúng sẵn sàng di tản theo hướng dẫn của cơ quan chức năng.
Lần đầu tiên kể từ năm 2010, Đại Tây Dương phải chứng kiến sự xuất hiện của 3 cơn bão cùng một thời điểm. Cùng với Irma, bão Katia đang mạnh lên ở vịnh Mexico, trong khi đó, bão Jose cũng đang được hình thành.