Cụ thể là phải đáp ứng yêu cầu về điều kiện cấp phép thăm dò khoáng sản quy định tại Luật Khoáng sản; có ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về đường thủy nội địa liên quan đến khu vực khai thác ảnh hưởng tới luồng thủy nội địa, các vấn đề khác liên quan đến an toàn giao thông thủy, an toàn các công trình phòng chống thiên tai theo quy định của pháp luật có liên quan; ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước về vấn đề ảnh hưởng tới lòng, bờ, bãi sông theo quy định của Luật Tài nguyên nước.
Với thực trạng khai thác quá mức lượng cát trên sông, không chỉ dẫn đến sạt lở, ảnh hưởng đời sống người dân và cả hệ sinh thái thủy sinh mà còn có nguy cơ cạn kiệt tài nguyên này trong tương lai. Chính vì thế, Nhà nước sẽ bảo đảm tài nguyên cát, sỏi lòng sông được quản lý thống nhất, gắn với trách nhiệm của UBND cấp tỉnh, các bộ ngành liên quan từ khâu lập quy hoạch; cấp phép thăm dò, khai thác, cho đến hoạt động tàng trữ, mua bán, vận chuyển và tiêu thụ. Trong thời gian tới, để được khai thác cát, sỏi phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tuân thủ các yêu cầu chung về bảo vệ lòng, bờ, bãi sông…
Chỉ được khai thác ban ngày
Đó là một trong những nội dung đáng lưu ý tại dự thảo nghị định quy định về quản lý và khai thác cát, sỏi lòng sông mà Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) đang lấy ý kiến. Cụ thể, Bộ TN-MT đề xuất nội dung giấy phép khai thác cát, sỏi phải thể hiện rõ một số nội dung như thời gian được phép hoạt động khai thác vào ban ngày, từ 7 giờ đến 14 giờ hàng ngày; không được khai thác vào ban đêm, kể từ 18 giờ hôm trước đến 7 giờ ngày hôm sau. Bên cạnh đó, trong giấy phép phải ràng buộc rõ trách nhiệm của các bên. Cụ thể như trách nhiệm trong việc thả phao xác định ranh giới khu vực khai thác, bảo đảm an toàn giao thông thủy và cắm mốc trên bờ (nếu có); trách nhiệm đối với phương tiện được sử dụng khai thác, vận chuyển cát, sỏi lòng sông; trách nhiệm trong việc lắp đặt camera giám sát, thiết bị định vị toàn cầu (GPS) và lưu trữ dữ liệu, thông tin về vị trí, hành trình di chuyển của phương tiện khai thác; vai trò giám sát của cộng đồng trong quá trình khai thác khoáng sản.
Dự thảo cũng nêu rõ, đối với trường hợp khai thác cát, sỏi, cao độ đáy của tuyến khai thác không được vượt quá cao độ trung bình của đáy sông hiện tại trên tuyến khai thác; ranh giới khu vực khai thác phải cách mép bờ ít nhất 10% chiều rộng của lòng sông. Đối với trường hợp khai thác cát, sỏi thuộc bãi sông, đáp ứng các yêu cầu về khơi thông dòng chảy; tăng khả năng thoát lũ, bảo đảm chức năng của nguồn nước; cao độ đáy tuyến khai thác không được vượt quá cao độ ứng với mực nước trung bình mùa cạn. Đối với bãi nổi bán ngập, bãi hình thành theo mùa, bãi mới hình thành phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tài nguyên nước trước khi cấp phép khai thác. Trường hợp đang khai thác cát, sỏi trên sông mà có hiện tượng sạt, lở tại khu vực khai thác phải tạm dừng khai thác; đồng thời báo ngay cho chính quyền địa phương nơi gần nhất để kiểm tra, xác định nguyên nhân, mức độ tác động tới lòng, bờ bãi sông; báo cáo UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định. Trường hợp không đủ điều kiện tiếp tục khai thác, UBND cấp tỉnh khoanh định và bổ sung vào khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định.
Khoanh vùng cấm
Trong dự thảo này, Bộ TN-MT cũng đề xuất quy định UBND cấp tỉnh khoanh định khu vực cấm hoạt động, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản đối với cát, sỏi lòng sông (bao gồm cả khoáng sản khác trên sông) theo Luật Khoáng sản; phải căn cứ các quy định về bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, bảo vệ an toàn đê điều và các công trình khác có liên quan theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, khoáng sản, giao thông đường thủy nội địa, đê điều và phòng chống thiên tai. Đối với yêu cầu về phòng, chống sạt, lở, bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, khi khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản đối với cát, sỏi lòng sông phải bảo đảm nguyên tắc trên.
Khi khoanh định phải căn cứ vào đặc điểm địa hình, địa chất, hình thái của dòng sông, chế độ dòng chảy, diễn biến lòng, bờ, bãi sông phải tuân thủ các tiêu chí: khu vực đang bị sạt, lở làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định, an toàn của bờ sông; khu vực làm suy giảm chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng, uy hiếp đến sự ổn định, an toàn của sông; khu vực đang bị sạt lở làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định, an toàn của công trình đê điều, thủy lợi, giao thông, cấp thoát nước, quan trắc và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác; khu vực đang bị sạt, lở làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất của tổ chức, cá nhân; sự ổn định, an toàn của khu đô thị, khu dân cư và các công trình dân sinh; các khu vực đang bị sạt lở khác do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố hoặc thông báo. Căn cứ vào các tiêu chí trên, khu vực tạm thời cấm hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông được khoanh định khi có yêu cầu khắc phục hậu quả do các khu vực đã bị sạt lở gây ra hoặc là các khu vực có nguy cơ bị sạt lở hoặc có nguy cơ làm ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất của người dân, phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra và các yêu cầu khác do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định.
Ngoài các chính sách của Nhà nước về khoáng sản quy định tại Luật Khoáng sản, dự thảo cũng quy định rõ Nhà nước còn áp dụng một số chính sách trong quản lý cát, sỏi lòng sông. Cụ thể: Nhà nước bảo đảm tài nguyên cát, sỏi lòng sông được quản lý theo quy định của Luật Khoáng sản và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, gắn với trách nhiệm bảo vệ lòng, bờ, bãi sông theo quy định của Luật Tài nguyên nước, pháp luật liên quan và các quy định tại nghị định này. Nhà nước quy hoạch tổng thể tài nguyên cát, sỏi theo lưu vực sông; đồng thời gắn với trách nhiệm quản lý theo địa giới hành chính của các cấp chính quyền địa phương, trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ ngành liên quan. Nhà nước bảo đảm tài nguyên cát, sỏi lòng sông được quản lý thống nhất, gắn với trách nhiệm UBND cấp tỉnh, các bộ ngành liên quan từ khi lập quy hoạch; cấp phép thăm dò, khai thác cát, cho đến hoạt động tàng trữ, mua bán, vận chuyển và tiêu thụ.
Với thực trạng khai thác quá mức lượng cát trên sông, không chỉ dẫn đến sạt lở, ảnh hưởng đời sống người dân và cả hệ sinh thái thủy sinh mà còn có nguy cơ cạn kiệt tài nguyên này trong tương lai. Chính vì thế, Nhà nước sẽ bảo đảm tài nguyên cát, sỏi lòng sông được quản lý thống nhất, gắn với trách nhiệm của UBND cấp tỉnh, các bộ ngành liên quan từ khâu lập quy hoạch; cấp phép thăm dò, khai thác, cho đến hoạt động tàng trữ, mua bán, vận chuyển và tiêu thụ. Trong thời gian tới, để được khai thác cát, sỏi phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tuân thủ các yêu cầu chung về bảo vệ lòng, bờ, bãi sông…
Chỉ được khai thác ban ngày
Đó là một trong những nội dung đáng lưu ý tại dự thảo nghị định quy định về quản lý và khai thác cát, sỏi lòng sông mà Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) đang lấy ý kiến. Cụ thể, Bộ TN-MT đề xuất nội dung giấy phép khai thác cát, sỏi phải thể hiện rõ một số nội dung như thời gian được phép hoạt động khai thác vào ban ngày, từ 7 giờ đến 14 giờ hàng ngày; không được khai thác vào ban đêm, kể từ 18 giờ hôm trước đến 7 giờ ngày hôm sau. Bên cạnh đó, trong giấy phép phải ràng buộc rõ trách nhiệm của các bên. Cụ thể như trách nhiệm trong việc thả phao xác định ranh giới khu vực khai thác, bảo đảm an toàn giao thông thủy và cắm mốc trên bờ (nếu có); trách nhiệm đối với phương tiện được sử dụng khai thác, vận chuyển cát, sỏi lòng sông; trách nhiệm trong việc lắp đặt camera giám sát, thiết bị định vị toàn cầu (GPS) và lưu trữ dữ liệu, thông tin về vị trí, hành trình di chuyển của phương tiện khai thác; vai trò giám sát của cộng đồng trong quá trình khai thác khoáng sản.
Dự thảo cũng nêu rõ, đối với trường hợp khai thác cát, sỏi, cao độ đáy của tuyến khai thác không được vượt quá cao độ trung bình của đáy sông hiện tại trên tuyến khai thác; ranh giới khu vực khai thác phải cách mép bờ ít nhất 10% chiều rộng của lòng sông. Đối với trường hợp khai thác cát, sỏi thuộc bãi sông, đáp ứng các yêu cầu về khơi thông dòng chảy; tăng khả năng thoát lũ, bảo đảm chức năng của nguồn nước; cao độ đáy tuyến khai thác không được vượt quá cao độ ứng với mực nước trung bình mùa cạn. Đối với bãi nổi bán ngập, bãi hình thành theo mùa, bãi mới hình thành phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tài nguyên nước trước khi cấp phép khai thác. Trường hợp đang khai thác cát, sỏi trên sông mà có hiện tượng sạt, lở tại khu vực khai thác phải tạm dừng khai thác; đồng thời báo ngay cho chính quyền địa phương nơi gần nhất để kiểm tra, xác định nguyên nhân, mức độ tác động tới lòng, bờ bãi sông; báo cáo UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định. Trường hợp không đủ điều kiện tiếp tục khai thác, UBND cấp tỉnh khoanh định và bổ sung vào khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định.
Khoanh vùng cấm
Trong dự thảo này, Bộ TN-MT cũng đề xuất quy định UBND cấp tỉnh khoanh định khu vực cấm hoạt động, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản đối với cát, sỏi lòng sông (bao gồm cả khoáng sản khác trên sông) theo Luật Khoáng sản; phải căn cứ các quy định về bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, bảo vệ an toàn đê điều và các công trình khác có liên quan theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, khoáng sản, giao thông đường thủy nội địa, đê điều và phòng chống thiên tai. Đối với yêu cầu về phòng, chống sạt, lở, bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, khi khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản đối với cát, sỏi lòng sông phải bảo đảm nguyên tắc trên.
Khi khoanh định phải căn cứ vào đặc điểm địa hình, địa chất, hình thái của dòng sông, chế độ dòng chảy, diễn biến lòng, bờ, bãi sông phải tuân thủ các tiêu chí: khu vực đang bị sạt, lở làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định, an toàn của bờ sông; khu vực làm suy giảm chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng, uy hiếp đến sự ổn định, an toàn của sông; khu vực đang bị sạt lở làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định, an toàn của công trình đê điều, thủy lợi, giao thông, cấp thoát nước, quan trắc và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác; khu vực đang bị sạt, lở làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất của tổ chức, cá nhân; sự ổn định, an toàn của khu đô thị, khu dân cư và các công trình dân sinh; các khu vực đang bị sạt lở khác do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố hoặc thông báo. Căn cứ vào các tiêu chí trên, khu vực tạm thời cấm hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông được khoanh định khi có yêu cầu khắc phục hậu quả do các khu vực đã bị sạt lở gây ra hoặc là các khu vực có nguy cơ bị sạt lở hoặc có nguy cơ làm ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất của người dân, phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra và các yêu cầu khác do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định.
Ngoài các chính sách của Nhà nước về khoáng sản quy định tại Luật Khoáng sản, dự thảo cũng quy định rõ Nhà nước còn áp dụng một số chính sách trong quản lý cát, sỏi lòng sông. Cụ thể: Nhà nước bảo đảm tài nguyên cát, sỏi lòng sông được quản lý theo quy định của Luật Khoáng sản và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, gắn với trách nhiệm bảo vệ lòng, bờ, bãi sông theo quy định của Luật Tài nguyên nước, pháp luật liên quan và các quy định tại nghị định này. Nhà nước quy hoạch tổng thể tài nguyên cát, sỏi theo lưu vực sông; đồng thời gắn với trách nhiệm quản lý theo địa giới hành chính của các cấp chính quyền địa phương, trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ ngành liên quan. Nhà nước bảo đảm tài nguyên cát, sỏi lòng sông được quản lý thống nhất, gắn với trách nhiệm UBND cấp tỉnh, các bộ ngành liên quan từ khi lập quy hoạch; cấp phép thăm dò, khai thác cát, cho đến hoạt động tàng trữ, mua bán, vận chuyển và tiêu thụ.