Vấn đề quản lý, sử dụng hiệu quả nợ công là vấn đề được nhiều tổ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) quan tâm.
Giám sát chặt vay nợ của DNNN
Đề cập đến những bất cập khiến nợ công tăng nhanh, ĐB Phạm Phú Quốc (TPHCM) liệt kê: Dự án cải tạo quốc lộ 13 dự toán 545 tỷ đồng nhưng quyết toán hơn 1.200 tỷ đồng; dự án cao tốc Trung Lương dự toán 6.500 tỷ đồng nhưng quyết toán hơn 9.000 tỷ đồng, dự án Bến Thành - Suối Tiên tăng 172% khi quyết toán… “Dự án dự toán như vậy nhưng quyết toán lại thế, ngân sách phải bù đắp đã khiến nợ công tăng”, ĐB Phạm Phú Quốc nói. Cũng theo đại biểu, bội chi ngân sách thời gian qua kéo dài và không ai chịu trách nhiệm đã khiến nợ Chính phủ, nợ công tăng nhanh. Việc sử dụng nợ để đầu tư công kém hiệu quả, đội vốn đã đẩy gánh nặng lên ngân sách và khi ngân sách “chịu không nổi” thì nợ công tăng lên. Đồng tình với việc không tính nợ doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tự vay, tự trả vào nợ công, tuy nhiên, ĐB Phạm Phú Quốc băn khoăn, nếu DNNN vay vốn của các định chế quốc tế, nếu không trả được nợ thì hệ số tín nhiệm Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng, nhất là khi Chính phủ đi vay. Do đó, cần có cơ chế giám sát DNNN khi vay, nguồn nào trả và trả ra sao.
Liên quan đến nợ của DNNN, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) dẫn giải số liệu tổng nợ của Chính phủ và nợ DNNN năm 2016 là 431 tỷ USD bằng 210% GDP và cho rằng việc “gạt” nợ của DNNN cần xem lại. Nợ của DNNN là khoản nợ lớn, dù không gộp vào nợ công nhưng cũng phải đưa trong báo cáo nợ công để theo dõi, giám sát “vì chúng ta không thể “phủi tay” nợ của DNNN hiện nay”. Cũng theo ĐB Trương Trọng Nghĩa, báo cáo đánh giá về nợ công hiện nay xem nhẹ yếu tố tham nhũng, lãng phí, trong khi đây là nguyên nhân lớn. Ví dụ, chỉ có 12 dự án ngành công thương vừa qua đã thua lỗ, thất thoát hàng chục ngàn tỷ đồng. Nếu nguyên nhân nợ công tăng cao không báo cáo, phân tích sâu thì “khi thiết kế luật chúng ta không khắc phục được yếu kém”.
ĐB Trần Đình Gia (Hà Tĩnh) bày tỏ không yên tâm khi dự thảo không đưa khoản tự vay tự trả của DNNN và đơn vị sự nghiệp công lập vào nợ công. “DNNN vừa qua hoạt động rất kém hiệu quả, để lại nợ lớn, nhất là nếu vay nước ngoài thì lại càng nguy hiểm vì trước sau Nhà nước cũng phải thanh toán để bảo vệ uy tín quốc gia. Tương tự, khoản vốn Chính phủ vay về cho địa phương vay lại thì hầu hết các địa phương này cũng khó khăn, được điều tiết ngân sách từ trung ương, thế thì suy cho cùng Trung ương vẫn trả”.
Lo điều kiện cho vay lại dễ, nợ công khó giảm
Cảm thấy lo lắng khi đọc chương 5 về quản lý cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ khi điều kiện cho vay lại quá dễ, ĐB Trần Hoàng Ngân (TPHCM) phân tích, một trong những điều kiện tổ chức tín dụng khi vay vốn là: “Được ít nhất một trong các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế (Standard and Poor’s, Moody’s hoặc Fitch) xếp hạng tín nhiệm ở mức tín nhiệm ngang bằng hoặc thấp hơn một bậc so với mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam, trừ ngân hàng chính sách của Nhà nước”. Điều này là chưa hợp lý vì điều kiện cho vay lại phải chặt chẽ, thậm chí phải cao hơn điều kiện bình thường nhưng dự thảo lại dễ hơn, không đảm bảo tính an toàn nợ công. “Đề nghị điều kiện về hệ số tín nhiệm được đánh giá phải cao hơn hoặc bằng xếp hạng tín nhiệm quốc gia… Đồng thời dự luật cần bổ sung việc kiểm tra, giám sát sau khi cho vay lại để đảm bảo việc sử dụng vốn hiệu quả”, ĐB Trần Hoàng Ngân nói.
ĐB Trần Hoàng Ngân, ĐB Bùi Thị Quỳnh Thơ (Hà Tĩnh) cùng chung nhận xét, để kéo giảm nợ công khả thi nhất trong bối cảnh hiện nay là hạn chế bảo lãnh Chính phủ, thậm chí tới đây phải siết lại theo hướng bớt các đối tượng được bảo lãnh vay vốn. Bởi hiện nay, nợ Chính phủ bảo lãnh khoảng 500.000 tỷ đồng và chiếm 17,8% tổng nợ công. Việc giới hạn tối đa đối tượng bảo lãnh hay điều khoản được bảo lãnh siết chặt sẽ góp phần quan trọng giảm nợ công. Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ công, ĐB Tô Thị Bích Châu (TPHCM) đề nghị cần quy định trách nhiệm chính của cơ quan quản lý vay nợ. Chương 3 dự thảo đề cập nhiều đến vai trò của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước… nhưng chỉ dừng ở nội dung công việc liên quan mà chưa phân rõ trách nhiệm được giao. Do đó, cần phải làm rõ trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền, cá nhân có liên quan đến quy trình, quản lý, vốn vay nếu không hiệu quả. Đồng thời có chế tài xử lý trách nhiệm cá nhân liên quan, người đứng đầu khi cho vay lại mà đơn vị vay không có khả năng trả nợ.
Theo các ĐB Trần Đình Gia, Trần Quang Chiểu (Nam Định), dự thảo luật cần chú trọng quy định về trách nhiệm cá nhân sao cho khả thi, vì “vay ODA thường là đời cha vay đời con trả, đến lúc không trả được thì người đứng đầu ký vay ngày trước đã nghỉ rồi, quy trách nhiệm thế nào”? Vì thế, cần nêu rõ trách nhiệm cá nhân của người ký bảo lãnh vay vì “nội dung này trong dự luật hãy còn sơ sài”. “Cơ chế 3 bộ ngành quản lý nợ công như hiện nay là bất hợp lý. Tôi nghiêng về phương án thu về một mối không nên để một người đàm phán, một người đem phân bổ và một người trả nợ như hiện nay”, ĐB Trần Quang Chiểu nói. Tuy nhiên, ĐB Nguyễn Văn Giàu (An Giang), nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, lại cho rằng, trong điều kiện của Việt Nam thì “cơ chế các cơ quan kiểm soát lẫn nhau thì tốt hơn, vấn đề là phân chia trách nhiệm rõ ràng”.
Giám sát chặt vay nợ của DNNN
Đề cập đến những bất cập khiến nợ công tăng nhanh, ĐB Phạm Phú Quốc (TPHCM) liệt kê: Dự án cải tạo quốc lộ 13 dự toán 545 tỷ đồng nhưng quyết toán hơn 1.200 tỷ đồng; dự án cao tốc Trung Lương dự toán 6.500 tỷ đồng nhưng quyết toán hơn 9.000 tỷ đồng, dự án Bến Thành - Suối Tiên tăng 172% khi quyết toán… “Dự án dự toán như vậy nhưng quyết toán lại thế, ngân sách phải bù đắp đã khiến nợ công tăng”, ĐB Phạm Phú Quốc nói. Cũng theo đại biểu, bội chi ngân sách thời gian qua kéo dài và không ai chịu trách nhiệm đã khiến nợ Chính phủ, nợ công tăng nhanh. Việc sử dụng nợ để đầu tư công kém hiệu quả, đội vốn đã đẩy gánh nặng lên ngân sách và khi ngân sách “chịu không nổi” thì nợ công tăng lên. Đồng tình với việc không tính nợ doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tự vay, tự trả vào nợ công, tuy nhiên, ĐB Phạm Phú Quốc băn khoăn, nếu DNNN vay vốn của các định chế quốc tế, nếu không trả được nợ thì hệ số tín nhiệm Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng, nhất là khi Chính phủ đi vay. Do đó, cần có cơ chế giám sát DNNN khi vay, nguồn nào trả và trả ra sao.
Liên quan đến nợ của DNNN, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) dẫn giải số liệu tổng nợ của Chính phủ và nợ DNNN năm 2016 là 431 tỷ USD bằng 210% GDP và cho rằng việc “gạt” nợ của DNNN cần xem lại. Nợ của DNNN là khoản nợ lớn, dù không gộp vào nợ công nhưng cũng phải đưa trong báo cáo nợ công để theo dõi, giám sát “vì chúng ta không thể “phủi tay” nợ của DNNN hiện nay”. Cũng theo ĐB Trương Trọng Nghĩa, báo cáo đánh giá về nợ công hiện nay xem nhẹ yếu tố tham nhũng, lãng phí, trong khi đây là nguyên nhân lớn. Ví dụ, chỉ có 12 dự án ngành công thương vừa qua đã thua lỗ, thất thoát hàng chục ngàn tỷ đồng. Nếu nguyên nhân nợ công tăng cao không báo cáo, phân tích sâu thì “khi thiết kế luật chúng ta không khắc phục được yếu kém”.
ĐB Trần Đình Gia (Hà Tĩnh) bày tỏ không yên tâm khi dự thảo không đưa khoản tự vay tự trả của DNNN và đơn vị sự nghiệp công lập vào nợ công. “DNNN vừa qua hoạt động rất kém hiệu quả, để lại nợ lớn, nhất là nếu vay nước ngoài thì lại càng nguy hiểm vì trước sau Nhà nước cũng phải thanh toán để bảo vệ uy tín quốc gia. Tương tự, khoản vốn Chính phủ vay về cho địa phương vay lại thì hầu hết các địa phương này cũng khó khăn, được điều tiết ngân sách từ trung ương, thế thì suy cho cùng Trung ương vẫn trả”.
Lo điều kiện cho vay lại dễ, nợ công khó giảm
Cảm thấy lo lắng khi đọc chương 5 về quản lý cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ khi điều kiện cho vay lại quá dễ, ĐB Trần Hoàng Ngân (TPHCM) phân tích, một trong những điều kiện tổ chức tín dụng khi vay vốn là: “Được ít nhất một trong các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế (Standard and Poor’s, Moody’s hoặc Fitch) xếp hạng tín nhiệm ở mức tín nhiệm ngang bằng hoặc thấp hơn một bậc so với mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam, trừ ngân hàng chính sách của Nhà nước”. Điều này là chưa hợp lý vì điều kiện cho vay lại phải chặt chẽ, thậm chí phải cao hơn điều kiện bình thường nhưng dự thảo lại dễ hơn, không đảm bảo tính an toàn nợ công. “Đề nghị điều kiện về hệ số tín nhiệm được đánh giá phải cao hơn hoặc bằng xếp hạng tín nhiệm quốc gia… Đồng thời dự luật cần bổ sung việc kiểm tra, giám sát sau khi cho vay lại để đảm bảo việc sử dụng vốn hiệu quả”, ĐB Trần Hoàng Ngân nói.
ĐB Trần Hoàng Ngân, ĐB Bùi Thị Quỳnh Thơ (Hà Tĩnh) cùng chung nhận xét, để kéo giảm nợ công khả thi nhất trong bối cảnh hiện nay là hạn chế bảo lãnh Chính phủ, thậm chí tới đây phải siết lại theo hướng bớt các đối tượng được bảo lãnh vay vốn. Bởi hiện nay, nợ Chính phủ bảo lãnh khoảng 500.000 tỷ đồng và chiếm 17,8% tổng nợ công. Việc giới hạn tối đa đối tượng bảo lãnh hay điều khoản được bảo lãnh siết chặt sẽ góp phần quan trọng giảm nợ công. Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ công, ĐB Tô Thị Bích Châu (TPHCM) đề nghị cần quy định trách nhiệm chính của cơ quan quản lý vay nợ. Chương 3 dự thảo đề cập nhiều đến vai trò của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước… nhưng chỉ dừng ở nội dung công việc liên quan mà chưa phân rõ trách nhiệm được giao. Do đó, cần phải làm rõ trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền, cá nhân có liên quan đến quy trình, quản lý, vốn vay nếu không hiệu quả. Đồng thời có chế tài xử lý trách nhiệm cá nhân liên quan, người đứng đầu khi cho vay lại mà đơn vị vay không có khả năng trả nợ.
Theo các ĐB Trần Đình Gia, Trần Quang Chiểu (Nam Định), dự thảo luật cần chú trọng quy định về trách nhiệm cá nhân sao cho khả thi, vì “vay ODA thường là đời cha vay đời con trả, đến lúc không trả được thì người đứng đầu ký vay ngày trước đã nghỉ rồi, quy trách nhiệm thế nào”? Vì thế, cần nêu rõ trách nhiệm cá nhân của người ký bảo lãnh vay vì “nội dung này trong dự luật hãy còn sơ sài”. “Cơ chế 3 bộ ngành quản lý nợ công như hiện nay là bất hợp lý. Tôi nghiêng về phương án thu về một mối không nên để một người đàm phán, một người đem phân bổ và một người trả nợ như hiện nay”, ĐB Trần Quang Chiểu nói. Tuy nhiên, ĐB Nguyễn Văn Giàu (An Giang), nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, lại cho rằng, trong điều kiện của Việt Nam thì “cơ chế các cơ quan kiểm soát lẫn nhau thì tốt hơn, vấn đề là phân chia trách nhiệm rõ ràng”.
Nên xem xét cả tố cáo nặc danh
Thảo luận dự án Luật Tố cáo (sửa đổi), ĐB Tô Thị Bích Châu (TPHCM) nghiêng về quan điểm cần bổ sung các hình thức tố cáo khác như: fax, email, điện thoại, qua mạng thông tin điện tử. Bởi lẽ chúng ta đang hướng đến Chính phủ điện tử và Chính phủ cũng đã mở website để tiếp nhận các ý kiến đóng góp. Do đó, nếu luật không quy định thì không phù hợp. Tuy nhiên, nếu quy định thì dự luật cũng cần phải chặt chẽ để tránh kiện cáo không đúng. ĐB Văn Thị Bạch Tuyết (TPHCM) cũng cho rằng, đơn thư điện tử có đăng ký chính thức thì cũng nên chấp nhận vì cũng giống như chữ ký điện tử cũng đã được công nhận.
Bên cạnh đó, nhiều ĐB cho rằng dự luật nên quy định xem xét cả tố cáo nặc danh. ĐB Bùi Ngọc Chương (Cà Mau) cho rằng, nếu tố cáo nặc danh mà có thông tin cụ thể, rõ ràng thì cơ quan chức năng cũng nên xem xét. Thực tế là người tố cáo thường yếu thế, có nhiều bất lợi, pháp luật hiện hành cũng chưa thực sự bảo vệ được người tố cáo nên nhiều người vẫn chọn tố cáo nặc danh. ĐB Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) cũng nghiêng về quan điểm nên có quy định về tố cáo nặc danh nhưng có bằng chứng xác thực, nội dung rõ ràng thì cũng nên xem xét. Ngay cả tố cáo có danh thì trên 50% cũng sai sự thật, nhưng không phải vì thế mà chúng ta loại bỏ tố cáo nặc danh.
Thảo luận dự án Luật Tố cáo (sửa đổi), ĐB Tô Thị Bích Châu (TPHCM) nghiêng về quan điểm cần bổ sung các hình thức tố cáo khác như: fax, email, điện thoại, qua mạng thông tin điện tử. Bởi lẽ chúng ta đang hướng đến Chính phủ điện tử và Chính phủ cũng đã mở website để tiếp nhận các ý kiến đóng góp. Do đó, nếu luật không quy định thì không phù hợp. Tuy nhiên, nếu quy định thì dự luật cũng cần phải chặt chẽ để tránh kiện cáo không đúng. ĐB Văn Thị Bạch Tuyết (TPHCM) cũng cho rằng, đơn thư điện tử có đăng ký chính thức thì cũng nên chấp nhận vì cũng giống như chữ ký điện tử cũng đã được công nhận.
Bên cạnh đó, nhiều ĐB cho rằng dự luật nên quy định xem xét cả tố cáo nặc danh. ĐB Bùi Ngọc Chương (Cà Mau) cho rằng, nếu tố cáo nặc danh mà có thông tin cụ thể, rõ ràng thì cơ quan chức năng cũng nên xem xét. Thực tế là người tố cáo thường yếu thế, có nhiều bất lợi, pháp luật hiện hành cũng chưa thực sự bảo vệ được người tố cáo nên nhiều người vẫn chọn tố cáo nặc danh. ĐB Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) cũng nghiêng về quan điểm nên có quy định về tố cáo nặc danh nhưng có bằng chứng xác thực, nội dung rõ ràng thì cũng nên xem xét. Ngay cả tố cáo có danh thì trên 50% cũng sai sự thật, nhưng không phải vì thế mà chúng ta loại bỏ tố cáo nặc danh.