Mở đầu phiên tòa, thay mặt hội đồng xét xử (HĐXX), chủ tọa phiên tòa thông báo: theo quy định của Luật Tố tụng Hình sự, luật sư có quyền cung cấp chứng cứ. Trường hợp luật sư Trương Thị Minh Thơ (bào chữa cho Hứa Thị Phấn, nguyên Cố vấn cao cấp Hội đồng quản trị TrustBank, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Phú Mỹ) cung cấp 1 USB và bản dịch 48 trang, HĐXX cho biết đã chấp nhận việc giao nộp tài liệu, còn việc có xem xét đây là chứng cứ của vụ án hay không, HĐXX sẽ đánh giá sau. Những tài liệu này đã được giao Viện KSND TPHCM để chuyển cho Viện KSND Tối cao xem xét và sẽ được chuyển trở về lại HĐXX.
Trước đó, tại phiên xử vào ngày 16-5, luật sư Thơ bất ngờ đề nghị được cung cấp chứng cứ mới là một file ghi âm được cho là ghi lại cuộc nói chuyện giữa bị cáo Hứa Thị Phấn với các ông Nguyễn Hữu Luận (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Phương Trang), ông Phạm Đăng Quan (Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Phương Trang), ông Trịnh Thanh Cao. Đoạn ghi âm có nội dung ông Luận thừa nhận khoản nợ hơn 9.000 tỷ đồng của Công ty Phương Trang tại TrustBank.
Trong ngày hôm qua, các luật sư đã tham gia thẩm vấn, đặt nhiều câu hỏi để góp phần làm rõ mối quan hệ giữa nhóm Công ty Phương Trang và TrustBank. Theo cáo trạng, lợi dụng Công ty cổ phần Đầu tư Phương Trang cùng 18 công ty, 22 cá nhân có quan hệ hợp tác (gọi tắt Công ty Phương Trang) là doanh nghiệp có nhiều bất động sản dùng làm tài sản bảo đảm, muốn vay tiền mở rộng hoạt động kinh doanh, bị cáo Phấn đã chỉ đạo cấp dưới buộc Công ty Phương Trang ký trước hồ sơ vay, chứng từ giải ngân và chứng từ nhận tiền mặt; phê duyệt cho vay và giải ngân nhưng không thông báo cho Công ty Phương Trang, lấy tiền đó sử dụng rồi lập các chứng từ chi khống để cấn trừ với các chứng từ thu khống nhằm đẩy dư nợ khống với tổng số tiền gần 5.256,6 tỷ đồng cho Công ty Phương Trang thông qua các khoản vay.
Trong ngày hôm qua, các luật sư đã tham gia thẩm vấn, đặt nhiều câu hỏi để góp phần làm rõ mối quan hệ giữa nhóm Công ty Phương Trang và TrustBank. Theo cáo trạng, lợi dụng Công ty cổ phần Đầu tư Phương Trang cùng 18 công ty, 22 cá nhân có quan hệ hợp tác (gọi tắt Công ty Phương Trang) là doanh nghiệp có nhiều bất động sản dùng làm tài sản bảo đảm, muốn vay tiền mở rộng hoạt động kinh doanh, bị cáo Phấn đã chỉ đạo cấp dưới buộc Công ty Phương Trang ký trước hồ sơ vay, chứng từ giải ngân và chứng từ nhận tiền mặt; phê duyệt cho vay và giải ngân nhưng không thông báo cho Công ty Phương Trang, lấy tiền đó sử dụng rồi lập các chứng từ chi khống để cấn trừ với các chứng từ thu khống nhằm đẩy dư nợ khống với tổng số tiền gần 5.256,6 tỷ đồng cho Công ty Phương Trang thông qua các khoản vay.
Tuy nhiên, luật sư bào chữa cho bị cáo Phấn không đồng ý với cáo buộc này, và cho rằng giữa thân chủ của mình và lãnh đạo Công ty Phương Trang có mối quan hệ thân thiết chứ không đơn giản là mối quan hệ vay và cho vay tiền. Luật sư Thơ tiếp tục cung cấp những bức ảnh chụp một số lãnh đạo của Công ty Phương Trang và các thành viên Hội đồng quản trị của TrustBank trong thời gian hai bên cùng đi du lịch Hàn Quốc.
Trả lời câu hỏi luật sư nêu ra, bị cáo Nguyễn Vĩnh Mậu (nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị TrustBank) xác nhận có tham gia chuyến đi, và phía bên Công ty Phương Trang có ông Phạm Đăng Quan cùng đi. Bị cáo Ngô Kim Huệ (nguyên Phó Tổng Giám đốc TrustBank, Giám đốc Công ty TNHH Phú Mỹ) cho biết ông Luận và ông Quan thường xuyên đến văn phòng làm việc của bị cáo Phấn, thường tặng quà cho bị cáo Phấn, trong đó có chiếc ô tô nhãn hiệu MayBach.
Trong khi đó, bị cáo Trần Sơn Nam (nguyên Tổng Giám đốc TrustBank) tuy xác nhận có tham gia chuyến du lịch Hàn Quốc nhưng lại nói chuyến đi này do bị cáo Phấn tổ chức. Trước những tấm ảnh được luật sư Thơ đưa ra, đại diện theo ủy quyền của ông Phạm Đăng Quan từ chối trả lời vì cho rằng nằm ngoài phạm vi vụ án.
Hôm nay phiên tòa tạm nghỉ. Ngày 21-5 phiên tòa tiếp tục làm việc.
Hôm nay phiên tòa tạm nghỉ. Ngày 21-5 phiên tòa tiếp tục làm việc.