Sẽ lập tổ công tác của Thủ tướng xử lý đất công bị sử dụng lãng phí

Gửi kiến nghị tới Bộ TN-MT, cử tri TPHCM phản ánh tình trạng đất công bị sử dụng một cách lãng phí ở nhiều địa phương trên cả nước, gây bức xúc dư luận. Theo cử tri, ngay tại một đô thị đất chật người đông như TPHCM, vẫn có tình trạng nhiều kho bãi, đất công bị để trống, bỏ hoang nhiều năm, trong khi quỹ đất để đầu tư xây dựng các công trình công cộng, công trình phúc lợi còn rất thiếu. 

 

 

Dự án khu tái định cư 38ha thuộc phường Tân Thới Nhất, quận 12, TPHCM mặc dù được UBND TPHCM phê duyệt năm 2002 nhưng đến nay mới chỉ được đầu tư xây dựng một phần. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Dự án khu tái định cư 38ha thuộc phường Tân Thới Nhất, quận 12, TPHCM mặc dù được UBND TPHCM phê duyệt năm 2002 nhưng đến nay mới chỉ được đầu tư xây dựng một phần. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Gửi kiến nghị tới Bộ TN-MT, cử tri TPHCM phản ánh tình trạng đất công bị sử dụng một cách lãng phí ở nhiều địa phương trên cả nước, gây bức xúc dư luận.

Theo cử tri, ngay tại một đô thị đất chật người đông như TPHCM, vẫn có tình trạng nhiều kho bãi, đất công bị để trống, bỏ hoang nhiều năm, trong khi quỹ đất để đầu tư xây dựng các công trình công cộng, công trình phúc lợi còn rất thiếu. Bên cạnh đó, nhiều diện tích đất nông nghiệp nằm xen kẽ trong khu dân cư bị vướng quy hoạch, nhiều dự án treo nhiều năm - có nơi lên tới 20 năm gây khó khăn cho người dân khi có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng để xây dựng nhà ở… Cử tri chất vấn về chủ trương giải quyết các vấn đề trên.

Trong văn bản trả lời cử tri (đã được chuyển tới Quốc hội), Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà cho biết, để xử lý tình trạng lãng phí đất đai, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 3-1-2018, yêu cầu các địa phương tập trung chỉ đạo xử lý các dự án đã được giao đất, cho thuê đất không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng; các dự án chậm giải phóng mặt bằng.

Bộ TN-MT cũng ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương rà soát, xử lý, công khai vi phạm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bộ TN-MT đã chủ động tổ chức các đoàn công tác tại các tỉnh, thành phố để kiểm tra, rà soát việc xử lý các dự án không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất.

Trong năm 2022, Bộ TN-MT đã xây dựng Đề án “Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giải phóng nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế, xã phục hồi sau đại dịch Covid-19” và đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (tờ trình số 23/TTr-BTNMT ngày 29-4-2022). Đề án đã nêu nhiều giải pháp và cơ chế chính sách để giải quyết, đưa quỹ đất vào sử dụng hiệu quả, nhanh chóng giải phóng nguồn lực, tránh lãng phí, phòng chống tham nhũng trong quản lý, sử dụng đất đai.

Sau khi Đề án được Thủ tướng phê duyệt, sẽ thành lập tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ ở Trung ương và Ban chỉ đạo cấp tỉnh, thành phố tại địa phương để tổ chức chỉ đạo, thực hiện đề án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giải phóng nguồn lực đất đai để phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch Covid-19. Trong năm 2022, theo kế hoạch thanh tra, Bộ TN-MT sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra dự án chậm tại một số tỉnh như Bình Thuận (đã tiến hành kiểm tra, có thông báo kết luận kiểm tra và công khai các trường hợp vi phạm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ TN-MT), Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Ninh…

Trong thời gian qua, Bộ TN-MT đã tích cực nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để xử lý tình trạng dự án “treo”. Một trong các giải pháp quan trọng mà Bộ TN-MT thực hiện là chủ động đề xuất xây dựng những quy định pháp luật để trình cấp có thẩm quyền ban hành nhằm xử lý triệt để vấn đề quy hoạch treo, bảo đảm tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và quyền lợi của người sử dụng đất có đất thu hồi đã được quy định tại khoản 2 và khoản 3, điều 49 Luật Đất đai 2013 liên quan đến việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Tin cùng chuyên mục