Phóng viên: Thưa TS Mai Đức Toàn, ông nhận xét về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2024 vừa được Bộ GD-ĐT công bố, có gì mới và khác?
TS Mai Đức Toàn: Về cơ bản quy chế thi tốt nghiệp 2024 không có nhiều thay đổi so với năm trước. Tuy nhiên, các em học sinh cũng cần chú ý đến việc đăng ký xét tuyển sớm để tránh rớt oan.
Năm nay, các trường cũng xét tuyển bình đẳng ở tất cả các nguyện vọng vào các ngành, không phân biệt thứ tự nguyện vọng. Thí sinh đã trúng tuyển vào một nguyện vọng nào sẽ không được đăng ký xét tuyển ở các nguyện vọng sau nữa. Do vậy, học sinh phải sắp xếp thứ tự nguyện vọng làm sao để có cơ hội trúng tuyển vào ngành, trường mình yêu thích nhất.
Hiện có rất nhiều trường xét tuyển sớm, thí sinh cần thực hiện theo các yêu cầu của trường về hồ sơ, thủ tục, hình thức xét tuyển. Đối với thí sinh tham gia đăng ký các phương thức xét tuyển sớm, được nhà trường thông báo đã đủ điều kiện trúng tuyển, nếu muốn được trúng tuyển chính thức vào trường, các em bắt buộc phải đăng ký trên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT theo quy định. Khi đó, các trường mới có cơ sở dữ liệu để xét tuyển.
Những năm qua, rất nhiều em đã đăng ký xét tuyển sớm và đủ điều kiện trúng tuyển nhưng không đăng ký trên cổng tuyển sinh của Bộ GD-ĐT, dẫn đến mất cơ cơ hội trúng tuyển đợt 1 và phải xét tuyển bổ sung vào đợt sau.
Ngoài ra, sau khi trúng tuyển đợt 1, thí sinh lưu ý cần phải làm thêm thủ tục xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống chung của Bộ GD-ĐT. Nếu không thực hiện bước này thì xem như từ chối trúng tuyển.
Hiện nay, rất nhiều em không tìm hiểu kỹ các ngành nghề mà chỉ chọn ngành theo xu hướng chung. Việc này gây khó khăn cho các em trong quá trình học cũng như sau này ra trường làm việc. Do vậy, ngoài việc tìm hiểu thông tin tuyển sinh, các em cần tìm hiểu kỹ ngành nghề để có thể lựa chọn ngành học phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân từ đó có thể học tập và làm việc tốt trong tương lai".
- Với quy chế này, phương án tuyển sinh đại học của nhà trường vẫn ổn định như đã công bố hay có thay đổi gì, thưa TS Mai Đức Toàn?
- Năm 2024, riêng với Trường Đại học Gia Định có nhiều hướng tuyển sinh mới. Thứ nhất, nhà trường mở thêm 4 chuyên ngành mới đối với các lĩnh vực mà các em học sinh đang quan tâm bao gồm: Thiết kế vi mạch, Xây dựng – Quản trị kênh truyền thông độc lập, Quản trị nguồn nhân sự và Quản trị tài chính.
Thứ hai, nhà trường vẫn đảm bảo mức học phí thấp và thời gian đào tạo 3 năm. Thứ ba, GDU có cơ sở học tập mới tọa lạc tại số 371 Nguyễn Kiệm, phường 3, quận Gò Vấp, TPHCM. Đây là cơ sở được đầu tư trọng điểm và là cơ sở duy nhất của nhà trường để đào tạo tập trung tất cả các em, tránh tình trạng chạy cơ sở.
Bên cạnh đó, trong năm học này, nhà trường cũng tăng tỷ lệ xét tuyển bằng học bạ THPT lên khoảng 60%-70%. Điều này tạo điều kiện để các bạn học sinh có thể xét tuyển sớm và tăng tỷ lệ trúng tuyển.
Thứ năm, GDU vẫn đảm bảo các chính sách ưu đãi học phí như đóng toàn khóa chỉ từ 80 triệu đồng. Ngoài ra, một số ngành được doanh nghiệp hỗ trợ ví dụ như ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu có mức học phí chỉ 12,75 triệu đồng/học kỳ. Vì vậy, quý phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm về mức học phí của trường là vẫn ổn định trong bối cảnh các trường đại học có xu hướng tăng học phí.
Năm 2024, Trường Đại học Gia Định xét tuyển đại học chính quy 49 ngành/chuyên ngành theo 03 phương thức. Cụ thể xét điểm học bạ THPT (điểm trung bình HK I lớp 11 + điểm trung bình HK II lớp 11 + điểm trung bình HK I lớp 12) từ 16.5 điểm; xét kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 15 điểm; xét kết quả thi Đánh giá năng lực của ĐHQG TPHCM từ 600 điểm. Hiện nhà trường đang đang tuyển bằng học bạ THPT từ ngày 5-3 đến 30-3-2024.
- Lời khuyên của thầy với các học sinh khối 12 lúc này trong việc tìm hiểu ngành nghề, trường đại học và chọn lựa phương thức xét tuyển?
- Việc chuẩn bị từ sớm cho các kỳ thi và lên chiến lược lựa chọn các ngành học, trường đại học đúng với sở thích, sở trường sẽ gia tăng cơ hội hoàn thành mục tiêu trong năm nay cho các thí sinh cuối cùng theo học chương trình hiện hành.
Các bạn cần xác định được ít nhất 1-3 ngành học tại các trường đại học và cao đẳng để chuẩn bị phương án nếu không trúng tuyển nguyện vọng 1 thì vẫn có phương án dự bị. Tuy nhiên, khi lựa chọn nguyện vọng các bạn nên ưu tiên nguyện vọng 1 lên trên cùng. Nguyện vọng 1 cần đúng với năng lực và sở thích của bản thân. Các bạn cũng có thể tham khảo ý kiến từ các tư vấn viên của trường đại học, các thầy cô, gia đình cũng như các thông tin trên phương tiện truyền thông đại chúng trước khi quyết định.
Kiến thức giữa hai chương trình về cơ bản sẽ không quá khác biệt, các tổ hợp xét tuyển đại học cũng sẽ có môn chính như toán, văn, ngoại ngữ. Dù vậy, thí sinh cần tận dụng tối đa các phương thức tuyển sinh từ các trường đại học như: xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ hay kết quả thi đánh giá năng lực.