Ngành sữa Việt Nam đang từng bước phát triển theo phát triển bền vững, theo hướng hiện đại, đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến thành phẩm, có khả năng cạnh tranh để chủ động hội nhập với khu vực và thế giới, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Hiện tại, ngành sữa đã và đang đóng góp tích cực vào nền kinh tế của đất nước với mức tăng trưởng nhanh chóng, năm sau luôn cao hơn năm trước, trung bình từ 15% - 17%/ năm.
Thống kê trong năm 2017, doanh thu toàn ngành sữa đạt hơn 100.000 tỷ đồng (tăng 10,5% so với năm 2016). Trong đó, sản phẩm sữa tươi đạt hơn 1.333,4 triệu lít, sữa bột đạt 127,4 ngàn tấn. Bên cạnh đó, trong những năm qua các doanh nghiệp của ngành sữa đã không ngừng quan tâm đầu tư, nâng cấp với hệ thống dây chuyền thiết bị đồng bộ, tự động hóa, áp dụng công nghệ tiên tiến của các hãng có uy tín lớn trên thế giới như: Tetra Pak, Delaval (Thụy Điển), APV (Đan Mạch), DEA, Benco Pak (Italia), Combibloc (Đức)... Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2008 và hiện đa số các doanh nghiệp đã và đang triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 22.000, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng HACCP. Nhiều doanh nghiệp đã liên kết với các viện nghiên cứu về dinh dưỡng trong và ngoài nước tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đặc biệt, trong thời gian qua một số doanh nghiệp đã hướng đầu tư sản xuất ra nước ngoài, xuất khẩu sang một số nước ở châu Á và Trung Đông chủ yếu với dòng sản phẩm như sữa nước, sữa chua…
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia đông dân, với mức tăng dân số khoảng 1,2%/năm và thu nhập bình quân đầu người tăng 14,2%/năm. Xu thế cải thiện sức khỏe và tầm vóc của người Việt Nam đang giúp nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa luôn giữ mức tăng trưởng cao. Dự báo đến năm 2020, mức tiêu thụ sữa sẽ tăng trên 28 lít sữa/năm/người. Ông Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam, nhận định tiềm năng của ngành sữa nói chung và nhu cầu dinh dưỡng thông thường, dinh dưỡng dùng y học (dùng cho trẻ nhỏ, người già và người bệnh)... nói riêng còn rất lớn. Mặt khác, quy hoạch Phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; trong đó, đặt mục tiêu đến năm 2020 sản xuất 2,6 tỷ lít, mức tiêu thụ 27 lít/người/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 120 - 130 triệu USD và đến năm 2025 sản xuất 3,4 tỷ lít, mức tiêu thụ 34 lít/người/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 150 - 200 triệu USD, sẽ tạo động lực cho các doanh nghiệp ngành sữa không ngừng quan tâm đầu tư nguồn nguyên liệu trong nước. Đồng thời, nâng cao dây chuyền sản xuất hiện đại, nghiên cứu tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng đa dạng cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Hiện sản phẩm sữa Việt Nam không chỉ cung ứng cho thị trường nội địa mà đã vươn mạnh ra các thị trường thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, khu vực châu Âu, Trung Đông…
Để giữ vững được vị thế đó trong một môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty NutiFood, cho rằng các doanh nghiệp trong ngành sữa Việt Nam phải thực hiện một quá trình cố gắng không ngừng nghỉ để thấu hiểu nhu cầu thể trạng của người Việt. Từ đó, đầu tư nghiên cứu và sản xuất bảo đảm tất cả sản phẩm tốt và hiệu quả thực sự với người tiêu dùng. Đặc biệt, mỗi sản phẩm làm ra trước hết phải đáp ứng những bức xúc về dinh dưỡng của cộng đồng, vì một thế hệ trẻ Việt Nam phát huy hết tiềm năng về tầm vóc và trí tuệ.
Thống kê trong năm 2017, doanh thu toàn ngành sữa đạt hơn 100.000 tỷ đồng (tăng 10,5% so với năm 2016). Trong đó, sản phẩm sữa tươi đạt hơn 1.333,4 triệu lít, sữa bột đạt 127,4 ngàn tấn. Bên cạnh đó, trong những năm qua các doanh nghiệp của ngành sữa đã không ngừng quan tâm đầu tư, nâng cấp với hệ thống dây chuyền thiết bị đồng bộ, tự động hóa, áp dụng công nghệ tiên tiến của các hãng có uy tín lớn trên thế giới như: Tetra Pak, Delaval (Thụy Điển), APV (Đan Mạch), DEA, Benco Pak (Italia), Combibloc (Đức)... Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2008 và hiện đa số các doanh nghiệp đã và đang triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 22.000, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng HACCP. Nhiều doanh nghiệp đã liên kết với các viện nghiên cứu về dinh dưỡng trong và ngoài nước tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đặc biệt, trong thời gian qua một số doanh nghiệp đã hướng đầu tư sản xuất ra nước ngoài, xuất khẩu sang một số nước ở châu Á và Trung Đông chủ yếu với dòng sản phẩm như sữa nước, sữa chua…
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia đông dân, với mức tăng dân số khoảng 1,2%/năm và thu nhập bình quân đầu người tăng 14,2%/năm. Xu thế cải thiện sức khỏe và tầm vóc của người Việt Nam đang giúp nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa luôn giữ mức tăng trưởng cao. Dự báo đến năm 2020, mức tiêu thụ sữa sẽ tăng trên 28 lít sữa/năm/người. Ông Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam, nhận định tiềm năng của ngành sữa nói chung và nhu cầu dinh dưỡng thông thường, dinh dưỡng dùng y học (dùng cho trẻ nhỏ, người già và người bệnh)... nói riêng còn rất lớn. Mặt khác, quy hoạch Phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; trong đó, đặt mục tiêu đến năm 2020 sản xuất 2,6 tỷ lít, mức tiêu thụ 27 lít/người/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 120 - 130 triệu USD và đến năm 2025 sản xuất 3,4 tỷ lít, mức tiêu thụ 34 lít/người/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 150 - 200 triệu USD, sẽ tạo động lực cho các doanh nghiệp ngành sữa không ngừng quan tâm đầu tư nguồn nguyên liệu trong nước. Đồng thời, nâng cao dây chuyền sản xuất hiện đại, nghiên cứu tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng đa dạng cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Hiện sản phẩm sữa Việt Nam không chỉ cung ứng cho thị trường nội địa mà đã vươn mạnh ra các thị trường thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, khu vực châu Âu, Trung Đông…
Để giữ vững được vị thế đó trong một môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty NutiFood, cho rằng các doanh nghiệp trong ngành sữa Việt Nam phải thực hiện một quá trình cố gắng không ngừng nghỉ để thấu hiểu nhu cầu thể trạng của người Việt. Từ đó, đầu tư nghiên cứu và sản xuất bảo đảm tất cả sản phẩm tốt và hiệu quả thực sự với người tiêu dùng. Đặc biệt, mỗi sản phẩm làm ra trước hết phải đáp ứng những bức xúc về dinh dưỡng của cộng đồng, vì một thế hệ trẻ Việt Nam phát huy hết tiềm năng về tầm vóc và trí tuệ.
Bác sĩ Đỗ Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, nhận định dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng giúp duy trì cuộc sống, lao động, học tập và tăng trưởng. Dinh dưỡng hợp lý không chỉ mang lại sự phát triển cho cá nhân mà còn cho cả gia đình và xã hội. Trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về cải thiện tình trạng dinh dưỡng. Việt Nam đã thực hiện thành công mục tiêu thiên niên kỷ về giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi dưới 15% sớm hơn dự kiến 2 năm. Vì vậy, việc các doanh nghiệp khác tham gia cung cấp các giải pháp dinh dưỡng cho người Việt Nam chính là thể hiện vai trò, nhiệm vụ xã hội của doanh nghiệp với sức khỏe người dân và đóng góp cho sự phát triển của đất nước.