Đạt VietGAP vẫn chưa vào được
Khó khăn lắm mới vào được siêu thị trong nước nhưng sau một thời gian đành phải tự “ra đi”, đó là trường hợp của Hợp tác xã (HTX) Tân Đức (quận 9, TPHCM). Ông Ngô Văn Đức, Giám đốc HTX Tân Đức, kể, hơn 10 năm trước, HTX Tân Đức là cơ sở sản xuất rau mầm. Thời điểm đó, sản phẩm đạt tiêu chuẩn sản xuất an toàn nhưng không vào được siêu thị Co.opmart. Phải nhờ tác động của UBND quận và Hội Nông dân quận 9 nên sản phẩm mới vào được Co.opmart xa lộ Hà Nội với lý do “ủng hộ nông dân sản xuất trên địa bàn”! Cũng sản phẩm này đem “chào hàng” ở các siêu thị Co.opmart khác vẫn không thể vào được. Sau đó, sản phẩm được nâng chất, đạt tiêu chuẩn VietGAP nhưng siêu thị Co.opmart xa lộ Hà Nội lại yêu cầu thêm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ đó, cơ sở quyết định “ra đi” để tìm thị trường khác. Đến tháng 4-2016, cơ sở lên HTX. Với danh nghĩa mới và cao hơn này, HTX mang rau mầm đi “chào hàng” toàn hệ thống Co.opmart thì nhận được phản hồi không tích cực với nhiều lý do như phải cung cấp số lượng lớn hoặc đã có đối tác khác cung cấp... Trong một hội thảo về kinh tế tập thể do Hội Nông dân TPHCM tổ chức vào 8-2017, HTX có phát biểu là hiện nay siêu thị trong nước rất khó vào, không giúp đỡ nông dân sản xuất. Sau hôm đó, một người tự xưng đại diện Co.opmart có điện thoại cho HTX, đề nghị mang sản phẩm lên để siêu thị xem xét nhưng cũng nói “thòng” thêm câu cũ “để coi thị trường, số lượng…”.
Ông Ngô Văn Đức bức xúc: “Hiện nay, HTX đang cung cấp cho các siêu thị nước ngoài rất dễ dàng, thuận lợi nên không cần vào siêu thị Co.opmart nữa. Bản thân Co.opmart cũng xuất thân là HTX mà không ủng hộ sản phẩm sản xuất trong nước thì nông dân làm sao phát triển được. Ngoài ra, Co.opmart có chế độ ưu đãi rất “khắc nghiệt”. Điển hình, trước kia, khi sản phẩm còn đưa vào siêu thị Co.opmart xa lộ Hà Nội thì siêu thị trả hàng lại nếu sản phẩm không bán hết trong ngày. Ví dụ: hôm nay giao 20 hộp rau nhưng bán còn 5 hộp thì ngày hôm sau siêu thị trả lại hàng, chỉ tính tiền 15 hộp. Trong khi siêu thị nước ngoài chấp nhận hủy hàng nếu không bán hết trong ngày nhưng vẫn trả tiền cho nông dân đầy đủ số lượng cung cấp”. Theo một HTX khác (xin giấu tên), các siêu thị trong nước có quá nhiều yêu cầu, thủ tục rườm rà … Trong khi đó, các siêu thị nước ngoài chỉ cần có chứng nhận VietGAP, số lượng ít hay nhiều cũng nhận. Mặt khác, để tránh hàng tồn, các nhà sản xuất phải đem bán theo dạng hàng “xá” (không có thương hiệu) ra các chợ truyền thống.
Có thị trường mới tạo thương hiệu
Theo ông Trần Văn Hợt, Giám đốc HTX Ngã Ba Giồng, siêu thị trong nước có những đòi hỏi cao, yêu cầu khắt khe sản phẩm phải đồng đều về kích thước, tiêu chuẩn và chất lượng. Tuy nhiên, HTX cũng nhận thấy nếu sản phẩm không vào siêu thị thì rất khó tồn tại nên phải tìm đủ cách để vào được siêu thị mới mong thương hiệu phát triển.
Hội Nông dân TPHCM cũng tổ chức nhiều hội thảo kêu gọi siêu thị trong nước hợp tác với các HTX, tổ hợp tác để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân vì đó là mối quan hệ cùng nhau phát triển theo chủ trương của lãnh đạo TP về phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Ông Trần Trường Sơn, Phó Chủ tịch Hội Nông dân TPHCM, nêu ý kiến: “Bước đầu khởi nghiệp của HTX là phải có thị trường tiêu thụ nhưng nếu khó đưa hàng vào siêu thị thì rất khó phát triển. Có thể nói, siêu thị có vai trò như “bà đỡ”, giúp nông dân tiêu thụ hàng hóa. Ban đầu, số lượng sản phẩm cung ứng có thể ít nhưng nếu tiêu thụ được thì HTX mới vững mạnh, thu hút nông dân gia nhập để tăng lượng sản lượng, nâng cao chất lượng hàng hóa, cạnh tranh được về giá và mở rộng liên kết với các vùng khác. Nhiều HTX tại TPHCM đang cố gắng đưa sản phẩm vào siêu thị nên thiết nghĩ siêu thị phải có tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ dần cho các HTX nhỏ phát triển”.
Khó khăn lắm mới vào được siêu thị trong nước nhưng sau một thời gian đành phải tự “ra đi”, đó là trường hợp của Hợp tác xã (HTX) Tân Đức (quận 9, TPHCM). Ông Ngô Văn Đức, Giám đốc HTX Tân Đức, kể, hơn 10 năm trước, HTX Tân Đức là cơ sở sản xuất rau mầm. Thời điểm đó, sản phẩm đạt tiêu chuẩn sản xuất an toàn nhưng không vào được siêu thị Co.opmart. Phải nhờ tác động của UBND quận và Hội Nông dân quận 9 nên sản phẩm mới vào được Co.opmart xa lộ Hà Nội với lý do “ủng hộ nông dân sản xuất trên địa bàn”! Cũng sản phẩm này đem “chào hàng” ở các siêu thị Co.opmart khác vẫn không thể vào được. Sau đó, sản phẩm được nâng chất, đạt tiêu chuẩn VietGAP nhưng siêu thị Co.opmart xa lộ Hà Nội lại yêu cầu thêm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ đó, cơ sở quyết định “ra đi” để tìm thị trường khác. Đến tháng 4-2016, cơ sở lên HTX. Với danh nghĩa mới và cao hơn này, HTX mang rau mầm đi “chào hàng” toàn hệ thống Co.opmart thì nhận được phản hồi không tích cực với nhiều lý do như phải cung cấp số lượng lớn hoặc đã có đối tác khác cung cấp... Trong một hội thảo về kinh tế tập thể do Hội Nông dân TPHCM tổ chức vào 8-2017, HTX có phát biểu là hiện nay siêu thị trong nước rất khó vào, không giúp đỡ nông dân sản xuất. Sau hôm đó, một người tự xưng đại diện Co.opmart có điện thoại cho HTX, đề nghị mang sản phẩm lên để siêu thị xem xét nhưng cũng nói “thòng” thêm câu cũ “để coi thị trường, số lượng…”.
Ông Ngô Văn Đức bức xúc: “Hiện nay, HTX đang cung cấp cho các siêu thị nước ngoài rất dễ dàng, thuận lợi nên không cần vào siêu thị Co.opmart nữa. Bản thân Co.opmart cũng xuất thân là HTX mà không ủng hộ sản phẩm sản xuất trong nước thì nông dân làm sao phát triển được. Ngoài ra, Co.opmart có chế độ ưu đãi rất “khắc nghiệt”. Điển hình, trước kia, khi sản phẩm còn đưa vào siêu thị Co.opmart xa lộ Hà Nội thì siêu thị trả hàng lại nếu sản phẩm không bán hết trong ngày. Ví dụ: hôm nay giao 20 hộp rau nhưng bán còn 5 hộp thì ngày hôm sau siêu thị trả lại hàng, chỉ tính tiền 15 hộp. Trong khi siêu thị nước ngoài chấp nhận hủy hàng nếu không bán hết trong ngày nhưng vẫn trả tiền cho nông dân đầy đủ số lượng cung cấp”. Theo một HTX khác (xin giấu tên), các siêu thị trong nước có quá nhiều yêu cầu, thủ tục rườm rà … Trong khi đó, các siêu thị nước ngoài chỉ cần có chứng nhận VietGAP, số lượng ít hay nhiều cũng nhận. Mặt khác, để tránh hàng tồn, các nhà sản xuất phải đem bán theo dạng hàng “xá” (không có thương hiệu) ra các chợ truyền thống.
Có thị trường mới tạo thương hiệu
Theo ông Trần Văn Hợt, Giám đốc HTX Ngã Ba Giồng, siêu thị trong nước có những đòi hỏi cao, yêu cầu khắt khe sản phẩm phải đồng đều về kích thước, tiêu chuẩn và chất lượng. Tuy nhiên, HTX cũng nhận thấy nếu sản phẩm không vào siêu thị thì rất khó tồn tại nên phải tìm đủ cách để vào được siêu thị mới mong thương hiệu phát triển.
Hội Nông dân TPHCM cũng tổ chức nhiều hội thảo kêu gọi siêu thị trong nước hợp tác với các HTX, tổ hợp tác để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân vì đó là mối quan hệ cùng nhau phát triển theo chủ trương của lãnh đạo TP về phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Ông Trần Trường Sơn, Phó Chủ tịch Hội Nông dân TPHCM, nêu ý kiến: “Bước đầu khởi nghiệp của HTX là phải có thị trường tiêu thụ nhưng nếu khó đưa hàng vào siêu thị thì rất khó phát triển. Có thể nói, siêu thị có vai trò như “bà đỡ”, giúp nông dân tiêu thụ hàng hóa. Ban đầu, số lượng sản phẩm cung ứng có thể ít nhưng nếu tiêu thụ được thì HTX mới vững mạnh, thu hút nông dân gia nhập để tăng lượng sản lượng, nâng cao chất lượng hàng hóa, cạnh tranh được về giá và mở rộng liên kết với các vùng khác. Nhiều HTX tại TPHCM đang cố gắng đưa sản phẩm vào siêu thị nên thiết nghĩ siêu thị phải có tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ dần cho các HTX nhỏ phát triển”.