Chị Chen đào một việc hố nhỏ, nông, đổ rác thải xuống rồi cẩn thận che đậy lại bằng lá và cành cây. Quá trình ủ phân được bắt đầu.
Chị Chen, 35 tuổi, làm việc cho tổ chức phi chính phủ Zero Waste Beijing có trụ sở ở TP Bắc Kinh, Trung Quốc chuyên thúc đẩy tái chế rác thải trên khắp nước này. Dùng phương pháp phân hủy sinh học rác thải tự nhiên như cách chị Chen làm ở trên là một dự án mới của Zero Waste Beijing, nhằm thiết lập một hệ thống phân loại rác thải để thực hiện mục tiêu “nói không với rác thải” tại các cộng đồng dân cư ở vùng nông thôn.
Nhà hoạt động môi trường này cho biết việc phân loại rác thải tại Trung Quốc hiện gặp rất nhiều khó khăn khi rác thải được thu gom chung. “Chúng tôi hy vọng sẽ thiết lập hệ thống phân loại và tái chế rác thải hiệu quả ở các vùng nông thôn và cũng rất mong nhà chức trách sớm thông qua các biện pháp thúc đẩy tái chế rác thải”, chị Chen chia sẻ.
Chị Chen, 35 tuổi, làm việc cho tổ chức phi chính phủ Zero Waste Beijing có trụ sở ở TP Bắc Kinh, Trung Quốc chuyên thúc đẩy tái chế rác thải trên khắp nước này. Dùng phương pháp phân hủy sinh học rác thải tự nhiên như cách chị Chen làm ở trên là một dự án mới của Zero Waste Beijing, nhằm thiết lập một hệ thống phân loại rác thải để thực hiện mục tiêu “nói không với rác thải” tại các cộng đồng dân cư ở vùng nông thôn.
Nhà hoạt động môi trường này cho biết việc phân loại rác thải tại Trung Quốc hiện gặp rất nhiều khó khăn khi rác thải được thu gom chung. “Chúng tôi hy vọng sẽ thiết lập hệ thống phân loại và tái chế rác thải hiệu quả ở các vùng nông thôn và cũng rất mong nhà chức trách sớm thông qua các biện pháp thúc đẩy tái chế rác thải”, chị Chen chia sẻ.
Chị Chen Liwen phân loại rác
Chị Chen chọn các vùng nông thôn làm nơi khởi đầu dự án phân loại rác thải bởi dự án không được người dân thành phố hoan nghênh. Chị Chen kể ở nhiều khu dân cư, các thùng rác lớn có màu sắc khác nhau dùng để phân loại rác được đặt ngay trước khu nhà nhưng không một ai thực hiện. Họ đựng chung các loại rác vào một túi rồi ném vào một thùng rác bất kỳ. Trong khi đó, ở khu vực nông thôn, việc thuyết phục người dân về lợi ích của phân loại rác không mấy khó khăn. Họ nhận ra rằng cách phân hủy sinh học tự nhiên rác thải hữu cơ sẽ giúp cải thiện chất lượng đất nông nghiệp nơi họ sinh sống.
Thực ra cách làm của chị Chen không mới. Rất nhiều dự án tương tự trước đó đã được triển khai nhưng không hiệu quả bởi những người thực hiện chỉ nói lý thuyết chứ không chỉ cho người dân cách làm cụ thể. Khi đến thực hiện dự án ở thôn Nanyu, huyện Lai Thủy, tỉnh Hà Bắc hồi tháng 8 vừa qua, chị Chen đã dành nhiều thời gian để trao đổi với người dân địa phương; thuyết phục chính quyền thôn có 200 hộ dân này thay thế những chiếc thùng rác lớn đang dùng hàng ngày bằng 2 thùng phân loại rác được sơn 2 màu khác nhau. Chị chỉ cho người dân cách phân loại rác, loại nào có thể dùng phương pháp phân hủy sinh học tự nhiên, loại nào tái chế theo phương pháp khác. Cứ 17 giờ hàng ngày, chị Chen lại đẩy xe rác đi thu gom rác các nhà trong thôn. “Theo cách đó, chưa đầy một tuần, người dân có thể thuộc lòng cách thức phân loại và tái chế rác thải”, chị Chen nói. Nhà hoạt động môi trường này sau đó đã nhân rộng cách làm ở thôn Nanyu tại các tỉnh Hà Nam, Quảng Đông và Chiết Giang, hầu hết đều đem lại kết quả tích cực. Chị Chen kỳ vọng những thành quả bước đầu của dự án tại khu vực nông thôn sẽ là tiền đề cho những nỗ lực làm thay đổi cách nghĩ của người dân nơi thành thị, để rồi họ sẽ chung tay vì một Trung Quốc sạch và xanh.