Người có hành vi sai trái rồi sẽ bị xử phạt, nhưng làm sao để những câu chuyện buồn đó không lặp lại, là điều trăn trở của không ít bậc phụ huynh. Đã có đôi điều gợi mở về cách dạy dỗ con cái từ những cuốn sách thiết thực đang có mặt trên các nhà sách.
Chuyên gia chỉ dẫn
Dạy con trong hoang mang là cuốn sách dành cho các bậc phụ huynh khi đứng trước những vấn đề tâm sinh lý của con trẻ. TS Lê Nguyên Phương - tác giả của cuốn sách, là một người Mỹ gốc Việt, đã tốt nghiệp cao học Tâm lý Giáo dục và nhận chứng chỉ hành nghề Tâm lý Học đường tại Đại học California State Long Beach (Mỹ). Ông cũng là người đầu tiên và là người duy nhất cho đến nay nhận giải Chuyên gia thực hành tâm lý học đường quốc tế kiệt xuất của tổ chức ISPA. Với kinh nghiệm dày dạn cùng kiến thức bao quát từ thế giới cho đến Việt Nam, TS Lê Nguyên Phương thông qua 30 bài viết trong cuốn sách muốn giải đáp các vấn đề mâu thuẫn trong phương pháp giáo dục con trẻ của một số bậc phụ huynh và thầy cô ở Việt Nam. Một trong những vấn đề chủ đạo mà tác giả nêu ra là: những người chịu trách nhiệm chính trong việc hình thành nên nhân cách của trẻ em (bố mẹ, thầy cô) đang rơi vào trạng thái hoang mang. Bản thân họ hiểu rõ kinh nghiệm cũ không phù hợp với cuộc sống trẻ hiện đại, nhưng lại không biết phải thay thế bằng phương pháp mới nào thực sự đúng. Kết quả, mỗi bậc phụ huynh, mỗi thầy cô lại áp dụng những phương pháp khác nhau trong một nỗi “hoang mang” rằng phương pháp mình lựa chọn liệu có đúng?
TS Lê Nguyên Phương nhận xét: “Căn cứ vào những hiểu biết sâu sắc trên cơ sở khoa học, bằng việc đối chiếu những vấn đề dạy con của bố mẹ Mỹ và bố mẹ Việt Nam, chúng ta thấy rằng, thực sự, nỗi lo và gánh nặng của người làm cha mẹ trên khắp thế giới này cũng giống nhau. Không có một nền giáo dục hoàn toàn ưu việt và cũng chẳng có một nền giáo dục hoàn toàn lạc hậu. Bằng tri kiến trên cơ sở khoa học và tình thương sáng suốt của mình, độc giả hãy “tự mình thắp đuốc lên mà đi”. Chúng tôi ước mong quý độc giả sẽ tìm được “minh triết” cho chính mình trên hành trình làm cha mẹ”.
Một cuốn sách bổ ích khác là Tớ không sợ bị bắt nạt của hai tác giả người Pháp Emmanuelle Picquet và Lisa Mandel - trong đó hé lộ những tình huống bắt nạt phổ biến nhất trong trường học cũng như giải pháp để xử lý. Tác giả cuốn sách hướng nhiều đến đối tượng bạn đọc trẻ, trong đó nhấn mạnh đến một thực tế rất phổ biến là khi bị bắt nạt, trẻ em thường có xu hướng tìm về gia đình để được bảo vệ. Trong khi đó, đối với những em bị bắt nạt, việc nói ra sự thật rằng các em là nạn nhân của trò bắt nạt lại vô cùng khó khăn. Lẽ đó, cuốn sách chứa đựng những thông tin dành cho cả hai phía: tư vấn phụ huynh cách nhận biết việc con mình là nạn nhân của bạo hành và khích lệ con em bằng phương cách phản ánh tình trạng bị bắt nạn.
Một trong hai tác giả là bà Emmanuelle Picquet, người không chỉ lập ra các trung tâm đào tạo và trị liệu về rắc rối học đường dành cho trẻ em, thanh thiếu niên cũng như các bậc phụ huynh đang gặp khó khăn, mà còn là chuyên gia về vấn nạn bắt nạt học đường. Bà cho biết: “Thực tế, ai trong chúng ta cũng có lúc trải qua chuyện này, dù ta không còn nhớ gì hay từng phải đi trị liệu. Vì vậy, đây không phải hiện tượng mới mẻ… Tuy nhiên, tôi cho rằng việc người ta càng lúc càng nhắc nhiều đến hiện tượng này đã khiến người lớn có thái độ quyết liệt hơn và kết quả là mối lo lắng ấy cũng lan dần sang các em nhỏ, có thể khiến các em trở nên dễ tổn thương hơn”.
Thông qua cuốn sách, tác giả còn đề cập cả về những điều đáng chú ý như mối liên hệ giữa mạng xã hội và những hình thức bắt nạt, những dấu hiệu giúp người lớn phát hiện ra trẻ đang phải chịu đựng sự bắt nạt... Trong đó, bà cho biết: “Triệu chứng cuối cùng phải để ý, bởi đây là triệu chứng biến đổi từ từ khó nhận thấy: trẻ đang từ chỗ điềm đạm, tình cảm bỗng trở nên cáu giận, gây gổ và khiêu khích. Vấn đề là chuyện đó thường xảy ra nhất ở trường trung học, ở lứa tuổi thiếu niên”. Chính những chi tiết đầy tính chân thực đó đã giúp cuốn sách Tớ không sợ bị bắt nạt trở thành một cuốn “cẩm nang” chống bắt nạt của học sinh tại Pháp.
Đến những lời khuyên của bạn bè
Một thực tế dễ nhận thấy là việc giáo dục trẻ em qua sách báo là vấn đề vô cùng khó khăn, nhất là việc truyền tải nội dung giữa cha mẹ và con em. Vì thế, bên cạnh các cuốn sách của các chuyên gia hàng đầu, một dòng sách khác lại lấy chính các em nhỏ, các bạn bè đồng trang lứa để truyền tải nội dung. Cùng độ tuổi, cùng thế giới quan, những kiến thức chuyển tải sẽ trở thành những lời tâm sự, những lời “mách nước” gần gũi để bạn đọc là những cô cậu bé dễ dàng tiếp nhận.
Cẩm nang phòng tránh xâm hại cho con là cuốn sách tiêu biểu dạng này. Đây là cuốn sách hai trong một, một mặt của sách có nhan đề “Cẩm nang phòng tránh xâm hại cho con - Cha mẹ cần biết trước khi quá muộn”, hướng đến đối tượng là các bậc phụ huynh do TS Phạm Thị Thúy - chuyên gia về tâm lý trẻ em, thực hiện; mặt còn lại của sách có nhan đề “Những bảo bối của hiệp sĩ Tani”, do em Trần Lê Thảo Nhi (9 tuổi) hiện đang học lớp 4 tại TPHCM, đảm nhận. Những lời chia sẻ của tác giả Thảo Nhi với các bạn cùng lớp gần gũi, thân thiết, rất dễ để các bạn đọc nhí tiếp thu.
Cũng giống như thế, cuốn sách Bụng phệ nhanh chân của nhà báo, dịch giả Nguyễn Lệ Chi cũng hàm chứa nội dung về chống xâm hại tình dục, chống bạo lực học đường. Thông qua những câu chuyện dí dỏm hàng ngày của nhân vật chính - cô bé có biệt danh “Bụng phệ”, tác giả gửi đến bạn đọc những vấn đề đáng chú ý của các em hôm nay cũng như những phương thức xử lý, đối phó với các tình huống.
Một điều đáng chú ý là trong mảng sách này, các tác giả trong nước chiếm đa số, đặc biệt phần nhiều là tác giả nhí Việt Nam, với lợi thế hiểu biết những vấn đề của giới trẻ hôm nay. Tuy nhiên, vẫn có những cuốn sách hay của tác giả nước ngoài được thực hiện theo phong cách này như chùm sách của tác giả Jayneen Sanders. Thông qua giọng văn trẻ thơ, tác giả đưa đến cách giải quyết nhiều vấn đề nóng hiện nay, như ở cuốn Không là không, nhấn mạnh việc một đứa trẻ dù ở lứa tuổi nào cũng được quyền nói “không” khi bị ai đó đòi ôm, hôn hoặc đòi tắm. Theo tác giả, nói “không” với những ép buộc không hợp lý đến từ người ngoài là bước đầu tiên để trẻ tự bảo vệ mình. Ngoài ra, sách còn dạy trẻ em về ranh giới cá nhân, trao quyền quyết định cho trẻ trong nhiều trường hợp bị ép buộc hay tấn công.
Chuyên gia chỉ dẫn
Dạy con trong hoang mang là cuốn sách dành cho các bậc phụ huynh khi đứng trước những vấn đề tâm sinh lý của con trẻ. TS Lê Nguyên Phương - tác giả của cuốn sách, là một người Mỹ gốc Việt, đã tốt nghiệp cao học Tâm lý Giáo dục và nhận chứng chỉ hành nghề Tâm lý Học đường tại Đại học California State Long Beach (Mỹ). Ông cũng là người đầu tiên và là người duy nhất cho đến nay nhận giải Chuyên gia thực hành tâm lý học đường quốc tế kiệt xuất của tổ chức ISPA. Với kinh nghiệm dày dạn cùng kiến thức bao quát từ thế giới cho đến Việt Nam, TS Lê Nguyên Phương thông qua 30 bài viết trong cuốn sách muốn giải đáp các vấn đề mâu thuẫn trong phương pháp giáo dục con trẻ của một số bậc phụ huynh và thầy cô ở Việt Nam. Một trong những vấn đề chủ đạo mà tác giả nêu ra là: những người chịu trách nhiệm chính trong việc hình thành nên nhân cách của trẻ em (bố mẹ, thầy cô) đang rơi vào trạng thái hoang mang. Bản thân họ hiểu rõ kinh nghiệm cũ không phù hợp với cuộc sống trẻ hiện đại, nhưng lại không biết phải thay thế bằng phương pháp mới nào thực sự đúng. Kết quả, mỗi bậc phụ huynh, mỗi thầy cô lại áp dụng những phương pháp khác nhau trong một nỗi “hoang mang” rằng phương pháp mình lựa chọn liệu có đúng?
TS Lê Nguyên Phương nhận xét: “Căn cứ vào những hiểu biết sâu sắc trên cơ sở khoa học, bằng việc đối chiếu những vấn đề dạy con của bố mẹ Mỹ và bố mẹ Việt Nam, chúng ta thấy rằng, thực sự, nỗi lo và gánh nặng của người làm cha mẹ trên khắp thế giới này cũng giống nhau. Không có một nền giáo dục hoàn toàn ưu việt và cũng chẳng có một nền giáo dục hoàn toàn lạc hậu. Bằng tri kiến trên cơ sở khoa học và tình thương sáng suốt của mình, độc giả hãy “tự mình thắp đuốc lên mà đi”. Chúng tôi ước mong quý độc giả sẽ tìm được “minh triết” cho chính mình trên hành trình làm cha mẹ”.
Một cuốn sách bổ ích khác là Tớ không sợ bị bắt nạt của hai tác giả người Pháp Emmanuelle Picquet và Lisa Mandel - trong đó hé lộ những tình huống bắt nạt phổ biến nhất trong trường học cũng như giải pháp để xử lý. Tác giả cuốn sách hướng nhiều đến đối tượng bạn đọc trẻ, trong đó nhấn mạnh đến một thực tế rất phổ biến là khi bị bắt nạt, trẻ em thường có xu hướng tìm về gia đình để được bảo vệ. Trong khi đó, đối với những em bị bắt nạt, việc nói ra sự thật rằng các em là nạn nhân của trò bắt nạt lại vô cùng khó khăn. Lẽ đó, cuốn sách chứa đựng những thông tin dành cho cả hai phía: tư vấn phụ huynh cách nhận biết việc con mình là nạn nhân của bạo hành và khích lệ con em bằng phương cách phản ánh tình trạng bị bắt nạn.
Một trong hai tác giả là bà Emmanuelle Picquet, người không chỉ lập ra các trung tâm đào tạo và trị liệu về rắc rối học đường dành cho trẻ em, thanh thiếu niên cũng như các bậc phụ huynh đang gặp khó khăn, mà còn là chuyên gia về vấn nạn bắt nạt học đường. Bà cho biết: “Thực tế, ai trong chúng ta cũng có lúc trải qua chuyện này, dù ta không còn nhớ gì hay từng phải đi trị liệu. Vì vậy, đây không phải hiện tượng mới mẻ… Tuy nhiên, tôi cho rằng việc người ta càng lúc càng nhắc nhiều đến hiện tượng này đã khiến người lớn có thái độ quyết liệt hơn và kết quả là mối lo lắng ấy cũng lan dần sang các em nhỏ, có thể khiến các em trở nên dễ tổn thương hơn”.
Thông qua cuốn sách, tác giả còn đề cập cả về những điều đáng chú ý như mối liên hệ giữa mạng xã hội và những hình thức bắt nạt, những dấu hiệu giúp người lớn phát hiện ra trẻ đang phải chịu đựng sự bắt nạt... Trong đó, bà cho biết: “Triệu chứng cuối cùng phải để ý, bởi đây là triệu chứng biến đổi từ từ khó nhận thấy: trẻ đang từ chỗ điềm đạm, tình cảm bỗng trở nên cáu giận, gây gổ và khiêu khích. Vấn đề là chuyện đó thường xảy ra nhất ở trường trung học, ở lứa tuổi thiếu niên”. Chính những chi tiết đầy tính chân thực đó đã giúp cuốn sách Tớ không sợ bị bắt nạt trở thành một cuốn “cẩm nang” chống bắt nạt của học sinh tại Pháp.
Đến những lời khuyên của bạn bè
Một thực tế dễ nhận thấy là việc giáo dục trẻ em qua sách báo là vấn đề vô cùng khó khăn, nhất là việc truyền tải nội dung giữa cha mẹ và con em. Vì thế, bên cạnh các cuốn sách của các chuyên gia hàng đầu, một dòng sách khác lại lấy chính các em nhỏ, các bạn bè đồng trang lứa để truyền tải nội dung. Cùng độ tuổi, cùng thế giới quan, những kiến thức chuyển tải sẽ trở thành những lời tâm sự, những lời “mách nước” gần gũi để bạn đọc là những cô cậu bé dễ dàng tiếp nhận.
Cẩm nang phòng tránh xâm hại cho con là cuốn sách tiêu biểu dạng này. Đây là cuốn sách hai trong một, một mặt của sách có nhan đề “Cẩm nang phòng tránh xâm hại cho con - Cha mẹ cần biết trước khi quá muộn”, hướng đến đối tượng là các bậc phụ huynh do TS Phạm Thị Thúy - chuyên gia về tâm lý trẻ em, thực hiện; mặt còn lại của sách có nhan đề “Những bảo bối của hiệp sĩ Tani”, do em Trần Lê Thảo Nhi (9 tuổi) hiện đang học lớp 4 tại TPHCM, đảm nhận. Những lời chia sẻ của tác giả Thảo Nhi với các bạn cùng lớp gần gũi, thân thiết, rất dễ để các bạn đọc nhí tiếp thu.
Cũng giống như thế, cuốn sách Bụng phệ nhanh chân của nhà báo, dịch giả Nguyễn Lệ Chi cũng hàm chứa nội dung về chống xâm hại tình dục, chống bạo lực học đường. Thông qua những câu chuyện dí dỏm hàng ngày của nhân vật chính - cô bé có biệt danh “Bụng phệ”, tác giả gửi đến bạn đọc những vấn đề đáng chú ý của các em hôm nay cũng như những phương thức xử lý, đối phó với các tình huống.
Một điều đáng chú ý là trong mảng sách này, các tác giả trong nước chiếm đa số, đặc biệt phần nhiều là tác giả nhí Việt Nam, với lợi thế hiểu biết những vấn đề của giới trẻ hôm nay. Tuy nhiên, vẫn có những cuốn sách hay của tác giả nước ngoài được thực hiện theo phong cách này như chùm sách của tác giả Jayneen Sanders. Thông qua giọng văn trẻ thơ, tác giả đưa đến cách giải quyết nhiều vấn đề nóng hiện nay, như ở cuốn Không là không, nhấn mạnh việc một đứa trẻ dù ở lứa tuổi nào cũng được quyền nói “không” khi bị ai đó đòi ôm, hôn hoặc đòi tắm. Theo tác giả, nói “không” với những ép buộc không hợp lý đến từ người ngoài là bước đầu tiên để trẻ tự bảo vệ mình. Ngoài ra, sách còn dạy trẻ em về ranh giới cá nhân, trao quyền quyết định cho trẻ trong nhiều trường hợp bị ép buộc hay tấn công.