Chưa có hiệu lực ngay
Bước đi mới của Tổng thống Mỹ D.Trump được ví như “một quả bom” tấn công vào Obamacare, sau thất bại của cuộc bỏ phiếu nhằm xóa bỏ chương trình bảo hiểm y tế tại Thượng viện Mỹ trong tháng 7 vừa qua. Thông tin từ Nhà Trắng cho biết một trong những mục tiêu của sắc lệnh mới là tạo điều kiện để cá nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ có thể mua bảo hiểm với giá rẻ hơn của các công ty bảo hiểm liên bang. Để giải tỏa sự lo ngại của dân chúng, phía Nhà Trắng nói rằng các chủ doanh nghiệp tham gia chương trình này không được quyền loại công nhân nào hay đòi những người có sức khỏe yếu phải trả thêm tiền. Trong khi đó, Obamacare yêu cầu hầu hết các chương trình bảo hiểm y tế của doanh nghiệp nhỏ và cá nhân phải chi trả cho những phúc lợi đó.
Theo giới quan sát, những thay đổi mà Tổng thống Mỹ D.Trump hy vọng đem lại cho người dân có thể sẽ mất nhiều tháng hay lâu hơn nữa mới thấy được kết quả. Các quan chức chính quyền cho biết những quy định của sắc lệnh này có thể sẽ không hoàn tất kịp thời để có hiệu lực vào năm 2019, chứ chưa nói là 2018. Sở dĩ sẽ phải mất nhiều thời gian vì các đề xuất phải qua tiến trình hình thành luật lệ của Chính phủ liên bang Mỹ, trong đó có việc thông báo với công chúng và tiếp thu ý kiến người dân. Giám đốc Hội đồng Chính sách Nội địa của Nhà Trắng, ông Andrew Bremberg, cho biết Tổng thống Mỹ D.Trump vẫn tin rằng quốc hội cần phải hủy bỏ và thay thế Obamacare và việc ban hành sắc lệnh này chính là bước khởi đầu.
Đối mặt với thách thức
Nỗ lực mới nhất của Tổng thống Mỹ D.Trump nhiều khả năng sẽ vấp phải sự chống đối từ phía các hiệp hội y tế, các nhóm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và ngay cả một số công ty bảo hiểm - một liên minh cho đến nay đã ngăn chặn quốc hội hủy bỏ và thay thế Obamacare. Các công ty bảo hiểm y tế nhỏ và các nhà quản lý bảo hiểm ở các bang cũng lên tiếng chỉ trích sắc lệnh này. Các tổng chưởng lý của các bang thuộc đảng Dân chủ nhấn mạnh họ sẽ nộp đơn kiện nếu Tổng thống Mỹ D.Trump cố bãi bỏ Obamacare. Tổng chưởng lý bang California Xavier Becerra nói rằng sắc lệnh của Tổng thống Mỹ D.Trump chỉ là một bước đi khác nhằm hướng tới việc phá hủy Obamacare.
Cá nhân Tổng thống Mỹ D.Trump cũng từng thừa nhận rằng vấn đề bảo hiểm y tế rất phức tạp và việc thực hiện những gì ông đề ra không dễ dàng giải quyết chỉ qua việc ký ban hành sắc lệnh. Ngay sau khi Tổng thống Mỹ D.Trump ban hành sắc lệnh trên, lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện, Thượng nghị sĩ Chuck Schumer đã cáo buộc Tổng thống Mỹ D.Trump hủy hoại hệ thống y tế đất nước.
Obamacare được coi là một trong những di sản của cựu Tổng thống Barack Obama. Việc loại bỏ Obamacare là một trong những ưu tiên hàng đầu của phe Cộng hòa và ông Donald Trump. Kể từ năm 2010, các nhà lập pháp thuộc đảng Cộng hòa đã thực hiện hơn 50 cuộc bỏ phiếu về chương trình chăm sóc sức khỏe này nhằm tìm cách xóa bỏ hoàn toàn hoặc sửa đổi một phần với lý do Obamacare cho phép Chính phủ Mỹ can thiệp quá sâu vào thị trường bảo hiểm sức khỏe, lãng phí ngân sách và gây tổn hại cho tăng trưởng việc làm. Sự kiện Tổng thống Mỹ D.Trump ban hành sắc lệnh này được cho là xuất phát từ việc đảng Cộng hòa thời gian qua đã liên tục thất bại trong nỗ lực xóa bỏ Obamacare và vẫn chưa đạt được bất kỳ thành công lớn nào về chính sách đối nội trong Quốc hội năm nay. Điều này có thể gây tổn hại cho nỗ lực duy trì quyền kiểm soát Thượng viện và Hạ viện trong cuộc bầu cử Quốc hội tháng 11-2018.
Bước đi mới của Tổng thống Mỹ D.Trump được ví như “một quả bom” tấn công vào Obamacare, sau thất bại của cuộc bỏ phiếu nhằm xóa bỏ chương trình bảo hiểm y tế tại Thượng viện Mỹ trong tháng 7 vừa qua. Thông tin từ Nhà Trắng cho biết một trong những mục tiêu của sắc lệnh mới là tạo điều kiện để cá nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ có thể mua bảo hiểm với giá rẻ hơn của các công ty bảo hiểm liên bang. Để giải tỏa sự lo ngại của dân chúng, phía Nhà Trắng nói rằng các chủ doanh nghiệp tham gia chương trình này không được quyền loại công nhân nào hay đòi những người có sức khỏe yếu phải trả thêm tiền. Trong khi đó, Obamacare yêu cầu hầu hết các chương trình bảo hiểm y tế của doanh nghiệp nhỏ và cá nhân phải chi trả cho những phúc lợi đó.
Theo giới quan sát, những thay đổi mà Tổng thống Mỹ D.Trump hy vọng đem lại cho người dân có thể sẽ mất nhiều tháng hay lâu hơn nữa mới thấy được kết quả. Các quan chức chính quyền cho biết những quy định của sắc lệnh này có thể sẽ không hoàn tất kịp thời để có hiệu lực vào năm 2019, chứ chưa nói là 2018. Sở dĩ sẽ phải mất nhiều thời gian vì các đề xuất phải qua tiến trình hình thành luật lệ của Chính phủ liên bang Mỹ, trong đó có việc thông báo với công chúng và tiếp thu ý kiến người dân. Giám đốc Hội đồng Chính sách Nội địa của Nhà Trắng, ông Andrew Bremberg, cho biết Tổng thống Mỹ D.Trump vẫn tin rằng quốc hội cần phải hủy bỏ và thay thế Obamacare và việc ban hành sắc lệnh này chính là bước khởi đầu.
Đối mặt với thách thức
Nỗ lực mới nhất của Tổng thống Mỹ D.Trump nhiều khả năng sẽ vấp phải sự chống đối từ phía các hiệp hội y tế, các nhóm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và ngay cả một số công ty bảo hiểm - một liên minh cho đến nay đã ngăn chặn quốc hội hủy bỏ và thay thế Obamacare. Các công ty bảo hiểm y tế nhỏ và các nhà quản lý bảo hiểm ở các bang cũng lên tiếng chỉ trích sắc lệnh này. Các tổng chưởng lý của các bang thuộc đảng Dân chủ nhấn mạnh họ sẽ nộp đơn kiện nếu Tổng thống Mỹ D.Trump cố bãi bỏ Obamacare. Tổng chưởng lý bang California Xavier Becerra nói rằng sắc lệnh của Tổng thống Mỹ D.Trump chỉ là một bước đi khác nhằm hướng tới việc phá hủy Obamacare.
Cá nhân Tổng thống Mỹ D.Trump cũng từng thừa nhận rằng vấn đề bảo hiểm y tế rất phức tạp và việc thực hiện những gì ông đề ra không dễ dàng giải quyết chỉ qua việc ký ban hành sắc lệnh. Ngay sau khi Tổng thống Mỹ D.Trump ban hành sắc lệnh trên, lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện, Thượng nghị sĩ Chuck Schumer đã cáo buộc Tổng thống Mỹ D.Trump hủy hoại hệ thống y tế đất nước.
Obamacare được coi là một trong những di sản của cựu Tổng thống Barack Obama. Việc loại bỏ Obamacare là một trong những ưu tiên hàng đầu của phe Cộng hòa và ông Donald Trump. Kể từ năm 2010, các nhà lập pháp thuộc đảng Cộng hòa đã thực hiện hơn 50 cuộc bỏ phiếu về chương trình chăm sóc sức khỏe này nhằm tìm cách xóa bỏ hoàn toàn hoặc sửa đổi một phần với lý do Obamacare cho phép Chính phủ Mỹ can thiệp quá sâu vào thị trường bảo hiểm sức khỏe, lãng phí ngân sách và gây tổn hại cho tăng trưởng việc làm. Sự kiện Tổng thống Mỹ D.Trump ban hành sắc lệnh này được cho là xuất phát từ việc đảng Cộng hòa thời gian qua đã liên tục thất bại trong nỗ lực xóa bỏ Obamacare và vẫn chưa đạt được bất kỳ thành công lớn nào về chính sách đối nội trong Quốc hội năm nay. Điều này có thể gây tổn hại cho nỗ lực duy trì quyền kiểm soát Thượng viện và Hạ viện trong cuộc bầu cử Quốc hội tháng 11-2018.