Thượng toạ Thích Đạo Hiển, Ủy viên Hội đồng Trung ương Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Viện trưởng Học Viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội cho biết, Phật đản hay còn gọi là Vesak, là ngày kỷ niệm Phật Sĩ Đạt Đa sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni, năm 624 TCN, diễn ra vào ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm. Theo truyền thống Phật giáo Bắc tông và ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa, ngày này chỉ là ngày kỷ niệm ngày sinh của đức Phật Thích Ca.
Tuy nhiên, theo Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Tây Tạng thì ngày này là ngày Tam hiệp (kỷ niệm Phật đản, Phật thành đạo và Phật nhập Niết bàn). Ngày Phật đản hay lễ Vesak, Tam Hiệp được kỷ niệm vào các ngày khác nhau, tùy theo quốc gia.
Từ năm 1999, lễ Phật đản được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới. Ngoài ra, lễ Phật đản còn là một trong ba lễ cấu thành lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak.
Dịp này, các ngôi chùa trong tỉnh Hà Nam đã tổ chức lễ tắm Phật truyền thống. Lý giải, nghi thức tắm Phật, Thượng toạ Thích Đạo Hiển cho biết: có 3 ý nghĩa:
Thứ nhất, theo kinh điển ghi lại, khi Thái tử Sĩ Đạt Đa, sau này tu hành thành Phật Thích Ca Mâu Ni, đản sinh có 9 rồng phun nước tắm cho Ngài hoan hỉ đón mừng sự đản sinh của Ngài. Bây giờ Phật tử tắm Phật để diễn tả sự hoan hỉ chào mừng đức Phật đản sinh.
Ý nghĩa thứ hai, việc dùng nước tắm Phật để gột rửa thân tâm của chính mình cho được thanh tịnh, người tu Phật khi thực hiện việc tắm Phật muốn mong cho tất cả chúng sinh từ bỏ tham- sân - si của tâm hồn, mong tâm được thanh tịnh trong sạch.
Ý nghĩa thứ ba với văn hóa truyền thống Việt Nam, khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam gắn bó hài hòa với tín ngưỡng của người Việt Nam, cho nên ngày Phật đản trước đây của người Việt Nam tổ chức vào ngày 8-4 đi liền với ước nguyện cầu mưa của văn hóa nông nghiệp Việt Nam.
Phát hành đồng xu bạc và mặt dây chuyền kỷ niệm Vesak 2019 Ngày 11-5, Công ty TNHH MTV Tem Bưu chính chính thức phát hành bộ sản phẩm quà tặng tem gồm: đồng xu bạc kỷ niệm và mặt dây chuyền An Lạc, nhằm chào đón Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc – Vesak 2019 diễn ra từ ngày 12 đến ngày 14-5 tại chùa Tam Chúc (Hà Nam). Đồng xu bạc kỷ niệm Đại lễ Vesak 2019 tại Việt Nam được phát hành tiếp nối thành công sự kiện phát hành vật phẩm lưu niệm dịp Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên diễn ra ở Hà Nội. Đồng xu bạc kỷ niệm Đại lễ Vesak 2019 tại Việt Nam Theo đó, đồng xu bạc kỷ niệm Đại lễ Vesak 2019 tại Việt Nam được làm bằng bạc nguyên chất 9,99; đường kính 32mm, trọng lượng 13,125gram. Mặt trước có hình ảnh tượng đức Phật A Di Đà chùa Phật Tích (bảo vật quốc gia Việt Nam), nền là bông sen nhiều cánh, tượng trưng cho lòng từ bi và Phật pháp lan tỏa tới chúng sinh; viền ngoài là hình tượng hoa sen 8 cánh tượng trưng cho Bát nhã - trí huệ để đạt tới giác ngộ. Mặt sau có logo Vesak 2019 với bánh xe Pháp luân - biểu tượng mang năng lượng tốt về trí tuệ và tình yêu thương; hình ảnh hoa sen, trống đồng tượng trưng cho sự đồng hành, gắn bó của Phật pháp với dân tộc. Bên ngoài là hình tượng hoa sen 6 cánh, tượng trưng cho Lục hòa, mang ý nghĩa cao đẹp, toàn thiện, toàn mỹ. Mỗi cánh hoa là câu chân ngôn Án ma ni bát mê hồng, thần chú Phật giáo tượng trưng Từ bi và Giác ngộ. Dây chuyền An Lạc được thiết kế với mong muốn mang tới sự bình an, sức khỏe Trong khi đó, mặt dây chuyền An Lạc cũng làm bằng chất liệu bạc nguyên chất 9,99, đường kính 26mm, trọng lượng 7,5gram. Mặt trước và mặt sau cũng thể hiện những hình ảnh, biểu tượng giống như trên đồng xu bạc kỷ niệm Đại lễ Vesak 2019.
Theo đơn vị phát hành, giá đồng xu là 500.000 đồng/xu và mặt dây chuyền là 250.00đ/ chiếc. Số lượng bộ sản phẩm này giới hạn ở con số 1.000 bộ. Bộ sản phẩm quà tặng tem chào mừng Vesak 2019 được chính chức phát hành sau lễ phát hành đặc biệt tem “Chào mừng Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc- Vesak 2019”. Sự kiện do Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2019 phối hợp tổ chức cùng Bộ Thông tin & Truyền thông, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, Công ty TNHH MTV Tem Bưu chính thực hiện. |