Ghi nhận của PV Báo SGGP tại lô d, khoảnh 6, tiểu khu 216, lâm phần do Ban Quản lý rừng phòng hộ Phi Liêng quản lý (thuộc địa giới hành chính xã Phi Liêng, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng), hàng trăm lóng gỗ từ 1-4m được gom thành từng đống để đốt vẫn còn nham nhở; những gốc thông đường kính từ 20-60cm cũng bị đốt, múc gốc để thay thế bằng hàng loạt hố trồng các loại cây mới như Dổi, Lát hoa.
Hiện trường bị tác động gồm một phần các cây thông 3 lá bị cưa, ken cây đổ hóa chất (thuộc rừng trồng năm 1997), phần lớn số cây đã chết khô, còn lại một số cây vàng lá, đang chết dần (thuộc rừng tự nhiên).
Qua kiểm tra, tổng diện tích rừng bị phá trái phép là 39.808m2. Trong đó, diện tích rừng bị phá và trồng các loại gỗ Dổi, Lát hoa là hơn 24.500m2.
Dư luận tại địa phương đang đặt dấu hỏi lớn về trách nhiệm của những cơ quan, tập thể, cá nhân quản lý , vì sao không có biện pháp ngăn chặn kịp thời để rừng bị phá với diện tích lớn, trong thời gian dài?
>> Những hình ảnh PV Báo SGGP ghi nhận tại hiện trường:
Những vạt rừng bị đầu độc chết héo. Ảnh: ĐOÀN KIÊN
Rừng bị phá hàng loạt trên diện rộng. Ảnh: ĐOÀN KIÊN
Những gốc thông nham nhở gom chờ đốt phi tang. Ảnh: ĐOÀN KIÊN
Những lóng thông nằm ngổn ngang khắp nơi. Ảnh: ĐOÀN KIÊN
Những cây thông vừa bị đốn hạ, lá thông còn xanh, tươi. Ảnh: ĐOÀN KIÊN
Dấu vết cây thông bị cưa. Ảnh: ĐOÀN KIÊN
Rừng bị phá chỉ cách UBND xã Phi Liêng khoảng hơn 1km. Ảnh: ĐOÀN KIÊN
Những gốc thông bị ken, vỏ cây còn tươi ngay tại hiện trường. Ảnh: ĐOÀN KIÊN
Nhựa thông ứa ra do bị ken cây cho chết. Ảnh: ĐOÀN KIÊN
Chỉ sau thời gian ngắn, những cây thông bị ken sẽ bị héo khô, tự gãy đổ. Ảnh: ĐOÀN KIÊN
Thông bị ken hàng loạt, chuyên nghiệp. Ảnh: ĐOÀN KIÊN
Một lỗ khoan sau đó được đổ hóa chất để thông chết dần. Ảnh: ĐOÀN KIÊN
Ảnh: ĐOÀN KIÊN
Ảnh: ĐOÀN KIÊN
Ảnh: ĐOÀN KIÊN
Ảnh: ĐOÀN KIÊN