Song ghi nhận cho thấy, học sinh vẫn còn rất hoang mang, chưa biết nên điều chỉnh nguyện vọng đăng ký thế nào, dù thời hạn kết thúc (ngày 10-5) đã cận kề.
Rục rịch đổi nguyện vọng
Một giáo viên của Trường THCS Trần Văn Ơn (quận 1) cho biết, năm nay nhiều trường THPT có tỷ lệ chọi khá cao do giảm chỉ tiêu tuyển sinh nhưng lại có số lượng hồ sơ đăng ký tăng đột biến, như Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (tỷ lệ chọi 3,96 - tăng 0,97 so với năm học 2017-2018), Trường THPT Gia Định (tỷ lệ chọi 3,31 - tăng 1,11), Trường THPT Trưng Vương (tỷ lệ chọi 2,83 - tăng 1,02), Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (tỷ lệ chọi 2,9 - tăng 0,86)… Trong khi đó, dự báo điểm chuẩn lớp 10 của nhiều trường THPT ở khu vực các quận 1, 3 và Bình Thạnh sẽ tăng cao, do có tình trạng học sinh từ các quận giáp ranh như quận 5, Phú Nhuận, Tân Bình, Thủ Đức đổ dồn về. Thực tế này khiến nhiều phụ huynh và học sinh đứng trước bài toán cân não: giữ nguyên nguyện vọng đã chọn để có cơ hội học tập tại “ngôi trường mơ ước”, hay “tháo chạy” qua trường có tỷ lệ chọi thấp hơn để đảm bảo suất học lớp 10 công lập.
Tại buổi họp toàn thể phụ huynh học sinh khối 9 tại một trường THCS ở quận 3 trong ngày 7-5, cả phụ huynh và học sinh đều bày tỏ sự hoang mang, không biết có nên điều chỉnh các nguyện vọng đã đăng ký trước đó hay không. Phó hiệu trưởng trường này cho biết, trong khi nguyện vọng tuyển sinh vào lớp 10 chuyên và lớp 10 tích hợp của học sinh khá ổn định (vì đối tượng học sinh đăng ký đều có học lực giỏi, nếu rớt nguyện vọng chuyên và tích hợp các em vẫn có cơ hội quay về lớp 10 thường), thì ở nhóm nguyện vọng lớp 10 thường đã có khoảng vài chục em đăng ký thay đổi nguyện vọng.
Thực tế nhiều năm qua cho thấy, số lượng học sinh điều chỉnh nguyện vọng (sau khi Sở GD-ĐT TPHCM công bố số liệu thống kê ban đầu về tình hình đăng ký nguyện vọng 1 vào các trường THPT) chỉ chiếm 10%-20% tổng số hồ sơ đăng ký. Tuy nhiên, nguyên hiệu trưởng một trường THCS ở quận 1 cho biết, đã có nhiều trường hợp sau khi sở thống kê tỷ lệ chọi của các trường THPT, thí sinh ồ ạt thay đổi nguyện vọng khiến trường có tỷ lệ chọi ban đầu cao lại giảm xuống, trong khi trường có tỷ lệ chọi thấp hơn lại gia tăng đột biến vào giờ chót.
Giảm áp lực cho thí sinh
Anh Nguyễn Quang Minh, phụ huynh có con đang học lớp 9 Trường THCS Lê Quý Đôn (quận 3), chia sẻ kinh nghiệm: “Sở GD-ĐT chỉ thống kê tình hình đăng ký nguyện vọng 1, trong khi đó nguyện vọng 2 mang tính quyết định hơn. Tôi khuyên con không quan tâm quá nhiều vào tỷ lệ chọi được công bố vì nguyện vọng 1 mang ý nghĩa là mục tiêu phấn đấu, chỉ cần nguyện vọng 2 và 3 đăng ký phù hợp thì sẽ có suất học công lập”. Đồng quan điểm, chị Hà Linh, phụ huynh có con vừa đăng ký nguyện vọng 1 vào Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, cho biết: “Tôi nói với con không nên lo lắng việc phải chiến đấu với bao nhiêu bạn để được vào trường THPT con yêu thích, mà cần quan tâm khả năng học tập của mình đến đâu, chọn trường đó có vừa sức hay không. Khi đã tự tin đăng ký thì dù đậu hay rớt cháu cũng sẽ học cách biết chấp nhận”.
Trước đó, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Văn Hiếu đã nhắc nhở các trường THCS không nên vì thành tích đảm bảo 100% học sinh thi đậu lớp 10 công lập mà tư vấn cho các em chọn nguyện vọng không phù hợp (có trường hợp học sinh hộ khẩu ở quận 1, quận 3 chọn nguyện vọng là các trường THPT ở huyện Nhà Bè, Cần Giờ - PV), vì nếu có trúng tuyển cũng khó khăn trong quá trình học tập. Hơn nữa, năm nay, Sở GD-ĐT sẽ siết chặt đăng ký nguyện vọng của thí sinh, đồng thời yêu cầu các trường THPT không giải quyết các trường hợp xin chuyển trường của học sinh trong học kỳ 1, chỉ giải quyết chuyển trường đối với các trường hợp có lý do chính đáng và vào dịp hè, hoặc thời điểm giữa 2 học kỳ theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Theo số lượng thống kê nguyện vọng ban đầu do Sở GD-ĐT vừa công bố, năm nay TPHCM có 89.402 học sinh lớp 9 đăng ký tuyển sinh vào lớp 10 thường, so với tổng chỉ tiêu tuyển sinh của 103 trường THPT công lập là khoảng 67.000 học sinh, như vậy sẽ có hơn 22.000 thí sinh không trúng tuyển. Tuy nhiên, các chuyên gia giáo dục khuyến nghị phụ huynh không nên lo lắng vì học sinh vẫn còn cơ hội học tại các trường THPT ngoài công lập, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường nghề - vốn được đầu tư nâng cao chất lượng giảng dạy trong những năm gần đây.
Rục rịch đổi nguyện vọng
Một giáo viên của Trường THCS Trần Văn Ơn (quận 1) cho biết, năm nay nhiều trường THPT có tỷ lệ chọi khá cao do giảm chỉ tiêu tuyển sinh nhưng lại có số lượng hồ sơ đăng ký tăng đột biến, như Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (tỷ lệ chọi 3,96 - tăng 0,97 so với năm học 2017-2018), Trường THPT Gia Định (tỷ lệ chọi 3,31 - tăng 1,11), Trường THPT Trưng Vương (tỷ lệ chọi 2,83 - tăng 1,02), Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (tỷ lệ chọi 2,9 - tăng 0,86)… Trong khi đó, dự báo điểm chuẩn lớp 10 của nhiều trường THPT ở khu vực các quận 1, 3 và Bình Thạnh sẽ tăng cao, do có tình trạng học sinh từ các quận giáp ranh như quận 5, Phú Nhuận, Tân Bình, Thủ Đức đổ dồn về. Thực tế này khiến nhiều phụ huynh và học sinh đứng trước bài toán cân não: giữ nguyên nguyện vọng đã chọn để có cơ hội học tập tại “ngôi trường mơ ước”, hay “tháo chạy” qua trường có tỷ lệ chọi thấp hơn để đảm bảo suất học lớp 10 công lập.
Tại buổi họp toàn thể phụ huynh học sinh khối 9 tại một trường THCS ở quận 3 trong ngày 7-5, cả phụ huynh và học sinh đều bày tỏ sự hoang mang, không biết có nên điều chỉnh các nguyện vọng đã đăng ký trước đó hay không. Phó hiệu trưởng trường này cho biết, trong khi nguyện vọng tuyển sinh vào lớp 10 chuyên và lớp 10 tích hợp của học sinh khá ổn định (vì đối tượng học sinh đăng ký đều có học lực giỏi, nếu rớt nguyện vọng chuyên và tích hợp các em vẫn có cơ hội quay về lớp 10 thường), thì ở nhóm nguyện vọng lớp 10 thường đã có khoảng vài chục em đăng ký thay đổi nguyện vọng.
Thực tế nhiều năm qua cho thấy, số lượng học sinh điều chỉnh nguyện vọng (sau khi Sở GD-ĐT TPHCM công bố số liệu thống kê ban đầu về tình hình đăng ký nguyện vọng 1 vào các trường THPT) chỉ chiếm 10%-20% tổng số hồ sơ đăng ký. Tuy nhiên, nguyên hiệu trưởng một trường THCS ở quận 1 cho biết, đã có nhiều trường hợp sau khi sở thống kê tỷ lệ chọi của các trường THPT, thí sinh ồ ạt thay đổi nguyện vọng khiến trường có tỷ lệ chọi ban đầu cao lại giảm xuống, trong khi trường có tỷ lệ chọi thấp hơn lại gia tăng đột biến vào giờ chót.
Giảm áp lực cho thí sinh
Anh Nguyễn Quang Minh, phụ huynh có con đang học lớp 9 Trường THCS Lê Quý Đôn (quận 3), chia sẻ kinh nghiệm: “Sở GD-ĐT chỉ thống kê tình hình đăng ký nguyện vọng 1, trong khi đó nguyện vọng 2 mang tính quyết định hơn. Tôi khuyên con không quan tâm quá nhiều vào tỷ lệ chọi được công bố vì nguyện vọng 1 mang ý nghĩa là mục tiêu phấn đấu, chỉ cần nguyện vọng 2 và 3 đăng ký phù hợp thì sẽ có suất học công lập”. Đồng quan điểm, chị Hà Linh, phụ huynh có con vừa đăng ký nguyện vọng 1 vào Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, cho biết: “Tôi nói với con không nên lo lắng việc phải chiến đấu với bao nhiêu bạn để được vào trường THPT con yêu thích, mà cần quan tâm khả năng học tập của mình đến đâu, chọn trường đó có vừa sức hay không. Khi đã tự tin đăng ký thì dù đậu hay rớt cháu cũng sẽ học cách biết chấp nhận”.
Trước đó, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Văn Hiếu đã nhắc nhở các trường THCS không nên vì thành tích đảm bảo 100% học sinh thi đậu lớp 10 công lập mà tư vấn cho các em chọn nguyện vọng không phù hợp (có trường hợp học sinh hộ khẩu ở quận 1, quận 3 chọn nguyện vọng là các trường THPT ở huyện Nhà Bè, Cần Giờ - PV), vì nếu có trúng tuyển cũng khó khăn trong quá trình học tập. Hơn nữa, năm nay, Sở GD-ĐT sẽ siết chặt đăng ký nguyện vọng của thí sinh, đồng thời yêu cầu các trường THPT không giải quyết các trường hợp xin chuyển trường của học sinh trong học kỳ 1, chỉ giải quyết chuyển trường đối với các trường hợp có lý do chính đáng và vào dịp hè, hoặc thời điểm giữa 2 học kỳ theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Theo số lượng thống kê nguyện vọng ban đầu do Sở GD-ĐT vừa công bố, năm nay TPHCM có 89.402 học sinh lớp 9 đăng ký tuyển sinh vào lớp 10 thường, so với tổng chỉ tiêu tuyển sinh của 103 trường THPT công lập là khoảng 67.000 học sinh, như vậy sẽ có hơn 22.000 thí sinh không trúng tuyển. Tuy nhiên, các chuyên gia giáo dục khuyến nghị phụ huynh không nên lo lắng vì học sinh vẫn còn cơ hội học tại các trường THPT ngoài công lập, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường nghề - vốn được đầu tư nâng cao chất lượng giảng dạy trong những năm gần đây.
Ông Nguyễn Minh Hoàng, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, cho biết việc học sinh giữ nguyên hay thay đổi nguyện vọng đã đăng ký là ý thức và quyền lợi của chính các em, dựa trên sự tư vấn, góp ý từ gia đình và nhà trường. Nếu thay đổi nguyện vọng đã đăng ký, thí sinh cần căn cứ vào 3 yếu tố gồm kết quả học tập trong năm lớp 9, điểm chuẩn vào lớp 10 của trường THPT trong 3 năm gần nhất và điều kiện đi lại nếu trúng tuyển.