Rối loạn cảm xúc và ăn uống

Dù không phải là căn bệnh thường gặp nhưng chứng ăn uống vô độ tâm thần lại nguy hiểm tới sức khỏe, thậm chí tính mạng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chứng ăn uống vô độ tâm thần có nguyên nhân từ sự căng thẳng, xấu hổ vì bị chê bai về cân nặng và cần được nhận biết sớm các dấu hiệu về bệnh lý để can thiệp kịp thời, tránh gây ra các biến chứng sức khỏe, tinh thần.

Căn bệnh này thường khởi phát ở tuổi vị thành niên và chủ yếu ở nữ giới, chiếm tới 75%. Trong đó, nhiều nhất là ở phụ nữ 20-29 tuổi. Căn bệnh này cũng có liên quan đến yếu tố di truyền, và phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc chứng ăn uống vô độ cao hơn những người không mắc bệnh tiểu đường. Đáng lo ngại, người bệnh ăn uống vô độ tâm thần không chỉ giới hạn ở một nhóm rối loạn mà có thể xảy ra trên một loạt các rối loạn tâm thần khác nhau, như: trầm cảm, lo âu, tâm thần, rối loạn giấc ngủ, có hành vi tự hủy hoại cơ thể, thậm chí là hành vi tự sát.

Để phòng ngừa và điều trị chứng ăn uống vô độ tâm thần thì ngoài các biện pháp điều trị chuyên khoa tâm thần, người bệnh cần nỗ lực thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống mỗi ngày, tăng cường ăn thực phẩm giàu chất xơ (vì ăn nhiều chất xơ có thể giảm vị ngon và cảm giác thèm ăn của người bệnh). Đặc biệt, cần hạn chế việc ăn kiêng vì ăn kiêng sẽ hình thành cảm giác ức chế ăn uống - nguyên nhân gây ra các tình huống ăn uống vô độ. Cũng không nên bỏ bữa, vì không những không giúp giảm cân mà còn tăng cảm giác thèm ăn, ăn nhiều hơn ở bữa sau. Cùng với đó, mỗi người cần uống đủ nước mỗi ngày và thường xuyên tập thể dục, thể thao giúp giải tỏa căng thẳng, áp lực, ngăn ngừa việc mất kiểm soát ăn uống.

Tin cùng chuyên mục