Mặc dù còn hơn một tuần nữa mới có những số liệu thống kê chính thức, song với những tín hiệu tích cực về “sức khoẻ” của nền kinh tế, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa đưa ra dự báo, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2018 có thể đạt 6,83% - cao hơn 12 điểm phần trăm so với mức 6,71% ở kịch bản cơ sở mà cơ quan này công bố hồi tháng 12-2017. Trong đó, quý 1, tăng trưởng GDP có thể đạt mức 6,23% - nghĩa là tăng tới hơn 1 điểm phần trăm so với mức 5,15% của cùng kỳ 2017.
NCIF cho rằng, tốc độ tăng trưởng sẽ tiếp tục được cải thiện ở cả 3 lĩnh vực kinh tế và chuyển biến mạnh mẽ nhất là lĩnh vực dịch vụ. Tuy nhiên, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là yếu tố chính đóng góp vào mức tăng trưởng chung của quý 1. Cũng theo NCIF, một yếu tố tác động hết sức tích cực tới tăng trưởng kinh tế là việc Chính phủ rất quyết liệt cải thiện môi trường kinh doanh và kiên định ổn định chính sách vĩ mô theo hướng hỗ trợ mạnh mẽ cho cả doanh nghiệp khởi sự kinh doanh lẫn doanh nghiệp phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh.
Một trong những động thái thể hiện quyết tâm của Chính phủ là nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được quy định tại Nghị định 39/2018/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện Luật DNNVV đã có hiệu lực ngay từ ngày 11-3 vừa qua. Theo Nghị định 39, các DNNVV được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ từ nhà nước như: thông tin, tư vấn, phát triển nguồn nhân lực, chuyển đổi từ hộ kinh doanh, khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.
Đơn cử, để giúp DNNVV phát triển nguồn nhân lực, ngân sách sẽ hỗ trợ tối thiểu 50% tổng chi phí của một khóa đào tạo về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp cho DNNVV. Hộ kinh doanh đăng ký chuyển đổi thành DN được UBND địa phương giao đơn vị đầu mối tư vấn, hướng dẫn miễn phí; được miễn phí thẩm định, lệ phí cấp phép kinh doanh lần đầu đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện; được miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký DN lần đầu. Nhà nước cũng có nhiều chính sách hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo như: hỗ trợ tư vấn về sở hữu trí tuệ; khai thác và phát triển tài sản trí tuệ; hỗ trợ thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng; hỗ trợ về ứng dụng, chuyển giao công nghệ…
NCIF cho rằng, tốc độ tăng trưởng sẽ tiếp tục được cải thiện ở cả 3 lĩnh vực kinh tế và chuyển biến mạnh mẽ nhất là lĩnh vực dịch vụ. Tuy nhiên, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là yếu tố chính đóng góp vào mức tăng trưởng chung của quý 1. Cũng theo NCIF, một yếu tố tác động hết sức tích cực tới tăng trưởng kinh tế là việc Chính phủ rất quyết liệt cải thiện môi trường kinh doanh và kiên định ổn định chính sách vĩ mô theo hướng hỗ trợ mạnh mẽ cho cả doanh nghiệp khởi sự kinh doanh lẫn doanh nghiệp phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh.
Một trong những động thái thể hiện quyết tâm của Chính phủ là nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được quy định tại Nghị định 39/2018/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện Luật DNNVV đã có hiệu lực ngay từ ngày 11-3 vừa qua. Theo Nghị định 39, các DNNVV được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ từ nhà nước như: thông tin, tư vấn, phát triển nguồn nhân lực, chuyển đổi từ hộ kinh doanh, khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.
Đơn cử, để giúp DNNVV phát triển nguồn nhân lực, ngân sách sẽ hỗ trợ tối thiểu 50% tổng chi phí của một khóa đào tạo về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp cho DNNVV. Hộ kinh doanh đăng ký chuyển đổi thành DN được UBND địa phương giao đơn vị đầu mối tư vấn, hướng dẫn miễn phí; được miễn phí thẩm định, lệ phí cấp phép kinh doanh lần đầu đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện; được miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký DN lần đầu. Nhà nước cũng có nhiều chính sách hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo như: hỗ trợ tư vấn về sở hữu trí tuệ; khai thác và phát triển tài sản trí tuệ; hỗ trợ thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng; hỗ trợ về ứng dụng, chuyển giao công nghệ…
Ông Hồ Sỹ Hùng, Cục trưởng Cục Phát triển DN (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nhận định, những chính sách này không đòi hỏi nguồn chi lớn từ ngân sách, nhưng sẽ có tác dụng tốt trong việc tạo điều kiện cho DN “ra đời và từng bước trưởng thành, đóng góp vào sự thịnh vượng của xã hội”.
Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến dự thảo Nghị quyết số 19 (NQ19) 2018 - phiên bản thứ 4 liên tiếp của chuỗi NQ19 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh (đã kết thúc giai đoạn lấy ý kiến đóng góp từ các bộ, ngành địa phương và dự kiến sẽ được ban hành trong tháng 4).
Theo Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Phan Đức Hiếu, việc thực hiện chuỗi NQ19 đã đạt được những kết quả rõ rệt: năm 2017 năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam tăng 5 bậc so với năm 2016, từ vị trí 60 lên 55/137 nền kinh tế. Môi trường kinh doanh tăng 14 bậc, từ 82 lên 68/190, đổi mới sáng tạo cải thiện 12 bậc… Đó là những thứ hạng cao nhất mà Việt Nam đã đạt được từ trước tới nay, góp phần tạo ra không khí hứng khởi, thu hút dòng đầu tư cả trong nước và nước ngoài chảy mạnh mẽ vào nền kinh tế.
NQ19-2018 vẫn giữ mục tiêu như NQ19-2017, song điểm mới là tập trung vào những chỉ số trong những năm qua chưa đạt hoặc chưa tăng hạng, chậm cải thiện hoặc chưa cải thiện (như: khởi sự DN, giải quyết tranh chấp hợp đồng); đồng thời mở rộng phạm vi cải thiện môi trường kinh doanh, đặc biệt là trong các ngành và lĩnh vực cụ thể mang tính chất lan tỏa như: du lịch và logistics…
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chính sách tốt mới chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ là quá trình thực thi pháp luật phải đảm bảo tuân thủ nghiêm túc chính sách, cộng với nỗ lực tự thân của DN nhằm phát huy tinh thần vượt khó, không ngừng đổi mới sáng tạo.
Tại cuộc họp Chính phủ gần nhất, trước nhiều tín hiệu lạc quan từ quốc tế và trong nước, dự báo kinh tế vĩ mô và tăng trưởng năm 2018 tích cực, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã không quên nhắc nhở: “Chúng ta tuyệt đối không chủ quan trong bối cảnh tình hình biến đổi nhanh, khó dự báo với nhiều rủi ro tiềm ẩn”.