Loạn khai thác cát
Theo Sở TN-MT tỉnh Quảng Nam, hiện nay trên địa bàn Quảng Nam có 28 doanh nghiệp được UBND tỉnh cấp 37 giấy phép khai thác cát, sỏi. Trong đó tập trung chủ yếu ở sông Vu Gia - Thu Bồn. Tổng trữ lượng cát, sỏi theo các giấy phép khai thác là 7,5 triệu m³; trong đó cát 96% tương ứng với 7,22 triệu m³, tổng công suất khai thác là 1,43 triệu m³/năm.
Qua kiểm tra 19 doanh nghiệp với 26 giấy phép khai thác, có 7 giấy phép đang tạm dừng khai thác; trong đó có 1 giấy phép tạm dừng do chưa có đường vận chuyển, 1 giấy phép tạm dừng do đang lập hồ sơ xin thay đổi công nghệ khai thác và 5 giấy phép tạm dừng do chưa nhận được sự đồng thuận của nhân dân gồm: Công ty CP ĐT-XD 501 (2 giấy phép), Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Gia Lộc, Công ty CP An Thịnh và Công ty TNHH MTV Nhất Tài. Các trường hợp còn lại đang khai thác.
Theo kê khai, báo cáo của doanh nghiệp, tổng sản lượng khai thác năm 2016 và 2017 là 1 triệu m³; sản lượng khai thác năm 2018 giảm do nhu cầu sử dụng cát giảm mạnh. Sản lượng khai thác cát thực tế đa số đều thấp hơn đáng kể so với công suất được cấp phép.
Tuy nhiên, theo Sở TN-MT tỉnh Quảng Nam, hầu hết các doanh nghiệp khai thác cát đều có sai phạm như khai thác vượt ranh giới cấp phép, khai thác không đúng trình tự, không thực hiện giám sát môi trường, khai sản lượng nộp thuế sai…
Bên cạnh hoạt động khai thác cát được cấp phép, hoạt động khai thác cát trái phép xảy ra trên sông Vu Gia - Thu Bồn ngày càng phức tạp, gây thất thoát tài nguyên, gây xói lở bờ sông và đất sản xuất của nhân dân.
Tại hội nghị, chủ tịch UBND các xã có mỏ cát cho rằng, việc quản lý khai thác cát tại các mỏ được cấp phép còn quá nhiều bất cập, gây thất thoát tài nguyên, thất thu thuế và gây sạt lở bờ sông nghiêm trọng. Vì vậy, đề nghị tỉnh phải rà soát lại quy hoạch mỏ cát cũng như thay đổi phương thức quản lý khai thác cát trên sông một cách khoa học và bài bản. Trước khi cấp phép khai thác cát phải lấy ý kiến của người dân và chính quyền cơ sở.
Tại hội nghị, ông Trần Văn Mai, Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc, cho biết, việc quản lý khai thác cát trên địa bàn huyện Đại Lộc gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Ông Mai nêu trường hợp một số doanh nghiệp khai thác cát trên địa bàn huyện Đại Lộc đã cạnh tranh, sử dụng một số phóng viên để triệt hạ đối phương nhằm “làm giá” cát tại một số thời điểm.
Siết quản lý
Tại hội nghị, ông Phan Văn Chín, Phó Giám đốc Sở Tài chính Quảng Nam cho rằng, việc quản lý khai thác, buôn bán cát của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam còn lỏng lẻo và bất cập. Nhiều doanh nghiệp bằng nhiều cách đã khai gian khối lượng cát đã khai thác, dùng nhiều cách để đối phó với việc kiểm tra của các cơ quan chức năng. Vì vậy, cần phải thay đổi phương pháp quản lý khai thác cát nhằm tránh thất thoát tài nguyên khoáng sản và nguồn thu cho ngân sách. Bên cạnh đó, ông Chín cũng cho rằng, giá cát trên thị trường hiện nay tăng gấp đôi so với trước đây nhưng nguồn thu thuế từ khai thác cát với mức thuế quá thấp.
Kết luận buổi làm việc, ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng, việc khai thác cát trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cần phải được chấn chỉnh. Bởi lẽ, hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã được cấp giấy phép khai thác cũng khai thác trái phép, sai phép, gây thất thoát tài nguyên, thất thu thuế, mất an ninh trật tự và nhất là mất niềm tin trong nhân dân. Ông Đinh Văn Thu cho rằng, chủ trương của tỉnh là vẫn khai thác cát để phục vụ nhu cầu xây dựng trong nhân dân nhưng phải xác định lại trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị liên quan để đảm bảo quản lý khai thác cát một cách chặt chẽ. Vì vậy, theo ông Thu, cần phải quy hoạch lại số lượng doanh nghiệp khai thác, số lượng mỏ và bến bãi… từ đó đưa ra lộ trình đấu thầu khai thác mỏ. Ông Thu khẳng định, trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn hiện có 29 doanh nghiệp được cấp phép khai thác cát nhưng thời gian đến phải giảm xuống còn 10 doanh nghiệp.
Ông Đinh Văn Thu cũng giao Sở GTVT và Sở Xây dựng tỉnh phối hợp quy hoạch lại bến bãi tập kết cát với mỗi huyện tối đa 3 bến bãi, mỗi bến bãi rộng khoảng 15ha. Kể từ ngày 1-7 tới, các địa phương phải xóa hết tất cả các bến bãi tự phát để quản lý chặt chẽ việc mua bán cát. Tại các bến bãi tập trung phải gắn camera giám sát khối lượng cát và kết nối với các cơ quan quản lý.
Đối với các doanh nghiệp khai thác và kinh doanh cát phải thực hiện đầy đủ việc kê khai đầy đủ khối lượng cát. Ông Đinh Văn Thu cũng giao cho ngành thuế xây dựng phương án quản lý, hướng dẫn các doanh nghiệp khai thác khoáng sản để đảm bảo việc quản lý tài nguyên không gây thất thoát. “Đối với các mỏ khai thác cát, chỉ được phép khai thác cát từ 6 giờ đến 18 giờ hàng ngày. Không được khai thác cát ban đêm. Giao cho UBND các xã lập các chốt kiểm tra dọc các bờ sông. Chủ tịch UBND xã, cán bộ địa chính và công an kiểm tra, lập biên bản, xử lý những trường hợp vi phạm. Nếu trường hợp nào ngoài phạm vi thì báo cáo hỏa tốc lên tỉnh để xử lý”, ông Đinh Văn Thu nhấn mạnh.
Theo Sở TN-MT tỉnh Quảng Nam, hiện nay trên địa bàn Quảng Nam có 28 doanh nghiệp được UBND tỉnh cấp 37 giấy phép khai thác cát, sỏi. Trong đó tập trung chủ yếu ở sông Vu Gia - Thu Bồn. Tổng trữ lượng cát, sỏi theo các giấy phép khai thác là 7,5 triệu m³; trong đó cát 96% tương ứng với 7,22 triệu m³, tổng công suất khai thác là 1,43 triệu m³/năm.
Qua kiểm tra 19 doanh nghiệp với 26 giấy phép khai thác, có 7 giấy phép đang tạm dừng khai thác; trong đó có 1 giấy phép tạm dừng do chưa có đường vận chuyển, 1 giấy phép tạm dừng do đang lập hồ sơ xin thay đổi công nghệ khai thác và 5 giấy phép tạm dừng do chưa nhận được sự đồng thuận của nhân dân gồm: Công ty CP ĐT-XD 501 (2 giấy phép), Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Gia Lộc, Công ty CP An Thịnh và Công ty TNHH MTV Nhất Tài. Các trường hợp còn lại đang khai thác.
Theo kê khai, báo cáo của doanh nghiệp, tổng sản lượng khai thác năm 2016 và 2017 là 1 triệu m³; sản lượng khai thác năm 2018 giảm do nhu cầu sử dụng cát giảm mạnh. Sản lượng khai thác cát thực tế đa số đều thấp hơn đáng kể so với công suất được cấp phép.
Tuy nhiên, theo Sở TN-MT tỉnh Quảng Nam, hầu hết các doanh nghiệp khai thác cát đều có sai phạm như khai thác vượt ranh giới cấp phép, khai thác không đúng trình tự, không thực hiện giám sát môi trường, khai sản lượng nộp thuế sai…
Bên cạnh hoạt động khai thác cát được cấp phép, hoạt động khai thác cát trái phép xảy ra trên sông Vu Gia - Thu Bồn ngày càng phức tạp, gây thất thoát tài nguyên, gây xói lở bờ sông và đất sản xuất của nhân dân.
Tại hội nghị, chủ tịch UBND các xã có mỏ cát cho rằng, việc quản lý khai thác cát tại các mỏ được cấp phép còn quá nhiều bất cập, gây thất thoát tài nguyên, thất thu thuế và gây sạt lở bờ sông nghiêm trọng. Vì vậy, đề nghị tỉnh phải rà soát lại quy hoạch mỏ cát cũng như thay đổi phương thức quản lý khai thác cát trên sông một cách khoa học và bài bản. Trước khi cấp phép khai thác cát phải lấy ý kiến của người dân và chính quyền cơ sở.
Tại hội nghị, ông Trần Văn Mai, Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc, cho biết, việc quản lý khai thác cát trên địa bàn huyện Đại Lộc gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Ông Mai nêu trường hợp một số doanh nghiệp khai thác cát trên địa bàn huyện Đại Lộc đã cạnh tranh, sử dụng một số phóng viên để triệt hạ đối phương nhằm “làm giá” cát tại một số thời điểm.
Siết quản lý
Tại hội nghị, ông Phan Văn Chín, Phó Giám đốc Sở Tài chính Quảng Nam cho rằng, việc quản lý khai thác, buôn bán cát của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam còn lỏng lẻo và bất cập. Nhiều doanh nghiệp bằng nhiều cách đã khai gian khối lượng cát đã khai thác, dùng nhiều cách để đối phó với việc kiểm tra của các cơ quan chức năng. Vì vậy, cần phải thay đổi phương pháp quản lý khai thác cát nhằm tránh thất thoát tài nguyên khoáng sản và nguồn thu cho ngân sách. Bên cạnh đó, ông Chín cũng cho rằng, giá cát trên thị trường hiện nay tăng gấp đôi so với trước đây nhưng nguồn thu thuế từ khai thác cát với mức thuế quá thấp.
Kết luận buổi làm việc, ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng, việc khai thác cát trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cần phải được chấn chỉnh. Bởi lẽ, hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã được cấp giấy phép khai thác cũng khai thác trái phép, sai phép, gây thất thoát tài nguyên, thất thu thuế, mất an ninh trật tự và nhất là mất niềm tin trong nhân dân. Ông Đinh Văn Thu cho rằng, chủ trương của tỉnh là vẫn khai thác cát để phục vụ nhu cầu xây dựng trong nhân dân nhưng phải xác định lại trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị liên quan để đảm bảo quản lý khai thác cát một cách chặt chẽ. Vì vậy, theo ông Thu, cần phải quy hoạch lại số lượng doanh nghiệp khai thác, số lượng mỏ và bến bãi… từ đó đưa ra lộ trình đấu thầu khai thác mỏ. Ông Thu khẳng định, trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn hiện có 29 doanh nghiệp được cấp phép khai thác cát nhưng thời gian đến phải giảm xuống còn 10 doanh nghiệp.
Ông Đinh Văn Thu cũng giao Sở GTVT và Sở Xây dựng tỉnh phối hợp quy hoạch lại bến bãi tập kết cát với mỗi huyện tối đa 3 bến bãi, mỗi bến bãi rộng khoảng 15ha. Kể từ ngày 1-7 tới, các địa phương phải xóa hết tất cả các bến bãi tự phát để quản lý chặt chẽ việc mua bán cát. Tại các bến bãi tập trung phải gắn camera giám sát khối lượng cát và kết nối với các cơ quan quản lý.
Đối với các doanh nghiệp khai thác và kinh doanh cát phải thực hiện đầy đủ việc kê khai đầy đủ khối lượng cát. Ông Đinh Văn Thu cũng giao cho ngành thuế xây dựng phương án quản lý, hướng dẫn các doanh nghiệp khai thác khoáng sản để đảm bảo việc quản lý tài nguyên không gây thất thoát. “Đối với các mỏ khai thác cát, chỉ được phép khai thác cát từ 6 giờ đến 18 giờ hàng ngày. Không được khai thác cát ban đêm. Giao cho UBND các xã lập các chốt kiểm tra dọc các bờ sông. Chủ tịch UBND xã, cán bộ địa chính và công an kiểm tra, lập biên bản, xử lý những trường hợp vi phạm. Nếu trường hợp nào ngoài phạm vi thì báo cáo hỏa tốc lên tỉnh để xử lý”, ông Đinh Văn Thu nhấn mạnh.