Và tất cả những gì còn lại đối với một đất nước, sau tất cả những thành tựu nhất thời trong các lĩnh vực liên quan đến cuộc sống, vẫn chỉ là văn hóa. Mãi mãi là văn hóa.
Có thể cảm nhận dư vị này qua đêm trao giải Oscar, một trong những giải thưởng danh giá nhất với giới điện ảnh quốc tế khi có đến 2 tỷ người theo dõi trực tiếp các sự kiện trên thảm đỏ và sau thảm đỏ. Đáng ngạc nhiên là từ nửa vòng trái đất, trong một tòa nhà ở quận Triều Dương, Bắc Kinh (Trung Quốc), các nhân viên công ty giải trí Perfect World đã hò reo vang lừng như thể họ có mặt tại nhà hát Dolby, Hollywood. Mà thật ra họ vui mừng cũng phải: 2 bộ phim Perfect World đồng sản xuất là Darkest Hour và Phantom Threaud được đề cử giải phim hay nhất. Darkest Hour cuối cùng thắng các giải diễn viên nam, hóa trang hay nhất. Phantom Threaud thắng giải trang phục hay nhất. Một phim khác họ đồng sản xuất là Victoria & Abdul nhận được 2 đề cử cho giải Oscar. Các phim này nằm trong một gói đầu tư 500 triệu USD mà Perfect World ký với hãng phim Universal Pictures năm 2016 để làm 50 phim trong thời gian 5 năm.
Có thể cảm nhận dư vị này qua đêm trao giải Oscar, một trong những giải thưởng danh giá nhất với giới điện ảnh quốc tế khi có đến 2 tỷ người theo dõi trực tiếp các sự kiện trên thảm đỏ và sau thảm đỏ. Đáng ngạc nhiên là từ nửa vòng trái đất, trong một tòa nhà ở quận Triều Dương, Bắc Kinh (Trung Quốc), các nhân viên công ty giải trí Perfect World đã hò reo vang lừng như thể họ có mặt tại nhà hát Dolby, Hollywood. Mà thật ra họ vui mừng cũng phải: 2 bộ phim Perfect World đồng sản xuất là Darkest Hour và Phantom Threaud được đề cử giải phim hay nhất. Darkest Hour cuối cùng thắng các giải diễn viên nam, hóa trang hay nhất. Phantom Threaud thắng giải trang phục hay nhất. Một phim khác họ đồng sản xuất là Victoria & Abdul nhận được 2 đề cử cho giải Oscar. Các phim này nằm trong một gói đầu tư 500 triệu USD mà Perfect World ký với hãng phim Universal Pictures năm 2016 để làm 50 phim trong thời gian 5 năm.
Có thể thấy những năm gần đây các ông lớn về công nghệ của Trung Quốc như Baidu, Alibaba, Tencent đã đầu tư mạnh vào các sản phẩm điện ảnh, truyền hình của các trung tâm giải trí hàng đầu. Ngoài lợi nhuận, cái lớn hơn với các công ty Trung Quốc vẫn là… lợi nhuận qua việc quảng bá hình ảnh đất nước. Khi phim bom tấn The Great Wall trình chiếu ở Việt Nam với tựa đề “Tử chiến trường thành” nhiều người xem đã giật mình vì sự xuống dốc của đạo diễn Trương Nghệ Mưu, vốn được coi là quốc sư của điện ảnh Trung Hoa. Bộ phim này có kinh phí lên tới 150 triệu USD, thuộc hàng đắt đỏ nhất trong lịch sử điện ảnh đại lục và quy tụ dàn diễn viên Trung - Mỹ thượng thặng, trong đó có cả tài tử gạo cội Matt Damon. Nhưng về chất lượng nghệ thuật, phim bị chê tơi tả, tất nhiên có những cảnh quay kỳ vĩ, những cú bấm máy tuyệt hảo về các nữ binh mặc váy xanh kích trống, xoay 720 độ, lao vun vút xuống tường thành đấu với quái thú… song còn xa phim mới có thể gọi là kiệt tác. Một bộ phim mãn nhãn về thị giác, thuần túy giải trí, chỉ để lại một chút gợn trong tâm trí người xem khi cố đoán đạo diễn họ Trương muốn gửi gắm thông điệp gì? Và đã rõ, ẩn ý đằng sau là lột tả sức mạnh của quân đội Trung Hoa xưa và nay. Cần nhớ hãng sản xuất phim “Tử chiến trường thành”, hãng Legendary Entertainment, đã bị thâu tóm bởi tập đoàn Trung Quốc Dalian Wanda với giá 2,5 tỷ USD.
Sắp tới, theo dự kiến sẽ có một bộ phim nữa cũng đồng sản xuất với tựa đề “Nước Mỹ bé nhỏ” sẽ ra mắt và biết đâu sẽ ẵm tượng vàng Oscar. Đại ý phim nói về nước Mỹ có một tổng thống là doanh nhân đã đưa xứ sở cờ hoa tới bờ vực phá sản, nạn thất nghiệp, trộm cắp, bắn giết tràn lan và mọi người… bằng mọi giá đua nhau chạy sang cư trú ở Trung Quốc. Hết phim. Và đâu có cần gây chiến ở Trung Đông hay Ukraine.
Rõ ràng, sản phẩm văn hóa, qua điện ảnh là thứ quyền lực mềm đáng sợ nhất. Trong dịp trao giải Oscar năm nay, người Nga đã tỏ rõ sự bực bội khi bộ phim tài liệu “Icarus” được trao giải hạng mục phim tài liệu xuất sắc nhất. Bộ phim qua lời kể của nhà khoa học Grigory Rodchenkov, phụ trách phòng thí nghiệm chống doping ở Mátxcơva đã tố giác chương trình bảo trợ doping Nga, đã khiến nước Nga bị cấm sử dụng màu cờ, sắc áo ở Olimpic Mùa đông Pyeongchang 2018. Người Nga đã nói tới sự chính trị hóa thể thao và giờ nó len lỏi cả vào nghệ thuật. Người tố giác sau đó đã trốn sang Mỹ, phải phẫu thuật thẩm mỹ toàn thân để trốn tránh sự trừng phạt của FSB (cơ quan phản gián Nga) và tất nhiên không dám hiện diện tại lễ trao giải Oscar. Có thể đọc được những dòng comment phẫn uất trên mạng xã hội Nga như “dối trá”, “lẽ nào đây là một phim tài liệu” hay “cứ phim nào chống Nga là có giải Oscar”. Và như thế mới thấy sức ảnh hưởng và sự lan tỏa của các sản phẩm nghe nhìn trong không gian tương tác ảo.
Với chúng ta, thứ “quyền lực mềm” này dường như còn xa lạ. Trong thời hòa nhập 100% với các hiệp định đa phương và song phương cho phép dòng chảy tự do của vốn, lao động, sản phẩm, cái chốt chặn cuối cùng là bản sắc văn hóa đã không còn hiện hữu. Hay nói cách khác đã chìm nghỉm trong dòng thác sản phẩm ngoại lai, từ ăn mặc, trang phục đến cả lời ăn tiếng nói. Không nói đâu xa, các sản phẩm điện ảnh, truyền hình bây giờ ở nước ta đều là làm lại, remix từ kịch bản gốc của Hàn Quốc hay Trung Quốc. Hai bộ phim ăn khách nhất, có doanh thu kỷ lục là “Em là bà nội của anh” và mới nhất là “Tháng năm rực rỡ” đều là phim Việt hóa từ phim Hàn. Không có tài hay sợ đối đầu với thách thức?
Đáng tiếc, văn hóa bao giờ cũng được nhắc tới sau cùng. Hơn bao giờ hết chúng ta cần sản phẩm văn hóa mang hồn Việt, thương hiệu Việt. Như bữa ăn bên cạnh kim chi hay cơm sushi thì chủ đạo vẫn phải là cá kho tộ hay rau luộc chấm khô quẹt…
Sắp tới, theo dự kiến sẽ có một bộ phim nữa cũng đồng sản xuất với tựa đề “Nước Mỹ bé nhỏ” sẽ ra mắt và biết đâu sẽ ẵm tượng vàng Oscar. Đại ý phim nói về nước Mỹ có một tổng thống là doanh nhân đã đưa xứ sở cờ hoa tới bờ vực phá sản, nạn thất nghiệp, trộm cắp, bắn giết tràn lan và mọi người… bằng mọi giá đua nhau chạy sang cư trú ở Trung Quốc. Hết phim. Và đâu có cần gây chiến ở Trung Đông hay Ukraine.
Rõ ràng, sản phẩm văn hóa, qua điện ảnh là thứ quyền lực mềm đáng sợ nhất. Trong dịp trao giải Oscar năm nay, người Nga đã tỏ rõ sự bực bội khi bộ phim tài liệu “Icarus” được trao giải hạng mục phim tài liệu xuất sắc nhất. Bộ phim qua lời kể của nhà khoa học Grigory Rodchenkov, phụ trách phòng thí nghiệm chống doping ở Mátxcơva đã tố giác chương trình bảo trợ doping Nga, đã khiến nước Nga bị cấm sử dụng màu cờ, sắc áo ở Olimpic Mùa đông Pyeongchang 2018. Người Nga đã nói tới sự chính trị hóa thể thao và giờ nó len lỏi cả vào nghệ thuật. Người tố giác sau đó đã trốn sang Mỹ, phải phẫu thuật thẩm mỹ toàn thân để trốn tránh sự trừng phạt của FSB (cơ quan phản gián Nga) và tất nhiên không dám hiện diện tại lễ trao giải Oscar. Có thể đọc được những dòng comment phẫn uất trên mạng xã hội Nga như “dối trá”, “lẽ nào đây là một phim tài liệu” hay “cứ phim nào chống Nga là có giải Oscar”. Và như thế mới thấy sức ảnh hưởng và sự lan tỏa của các sản phẩm nghe nhìn trong không gian tương tác ảo.
Với chúng ta, thứ “quyền lực mềm” này dường như còn xa lạ. Trong thời hòa nhập 100% với các hiệp định đa phương và song phương cho phép dòng chảy tự do của vốn, lao động, sản phẩm, cái chốt chặn cuối cùng là bản sắc văn hóa đã không còn hiện hữu. Hay nói cách khác đã chìm nghỉm trong dòng thác sản phẩm ngoại lai, từ ăn mặc, trang phục đến cả lời ăn tiếng nói. Không nói đâu xa, các sản phẩm điện ảnh, truyền hình bây giờ ở nước ta đều là làm lại, remix từ kịch bản gốc của Hàn Quốc hay Trung Quốc. Hai bộ phim ăn khách nhất, có doanh thu kỷ lục là “Em là bà nội của anh” và mới nhất là “Tháng năm rực rỡ” đều là phim Việt hóa từ phim Hàn. Không có tài hay sợ đối đầu với thách thức?
Đáng tiếc, văn hóa bao giờ cũng được nhắc tới sau cùng. Hơn bao giờ hết chúng ta cần sản phẩm văn hóa mang hồn Việt, thương hiệu Việt. Như bữa ăn bên cạnh kim chi hay cơm sushi thì chủ đạo vẫn phải là cá kho tộ hay rau luộc chấm khô quẹt…