Nhật Bản và Việt Nam cùng thúc đẩy CPTPP
Theo giáo sư Koichi Ishikawa thuộc Viện Nghiên cứu châu Á - Đại học châu Á tại Nhật Bản, trong bối cảnh Mỹ - một đồng minh của Nhật Bản rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP - tiền thân của CPTPP), Tokyo đã nỗ lực thúc đẩy thành công thỏa thuận đa phương CPTPP. Giáo sư Ishikawa nhấn mạnh Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế lớn trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cả về phương diện thương mại và đầu tư, do đó Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong chiến lược của Nhật Bản.
Ngoài ra, Nhật Bản còn có mục tiêu tạo ra siêu hiệp định tự do thương mại đầu tiên của châu Á - Thái Bình Dương. Trong tương lai, châu Á - Thái Bình Dương sẽ là khu vực phát triển nhất thế giới. Vì vậy, việc trở thành một khu vực tự do thương mại có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt là khi khu vực tự do thương mại châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) sẽ được thành lập trong tương lai.
Theo Bộ trưởng Tái thiết kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi, Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho quá trình ký kết CPTPP. Nhân Hội nghị cấp cao APEC tại Đà Nẵng tháng 11-2017, Nhật Bản và Việt Nam đã cùng đưa ra Tuyên bố Chủ tịch. 11 nước cũng đã cùng thảo luận và đạt được thỏa thuận quan trọng dẫn tới việc Hiệp định CPTPP được ký kết. Trong suốt quá trình đó, Nhật Bản đã giữ vai trò trung tâm. Ông Motegi khẳng định: “Nhật Bản tự hào về điều này. Đặc biệt, Nhật Bản rất biết ơn việc Việt Nam đã hợp tác hiệu quả trong suốt thời gian vừa qua”. Nhật Bản sẽ tiếp tục làm tốt vai trò điều phối, dẫn hướng, tạo liên kết của mình. Mục tiêu chung là để CPTPP sớm có hiệu lực.
Khuyến khích Mỹ trở lại CPTPP
Theo trang mạng Asian Nikkei Review, Việt Nam rất mong muốn hình thành CPTPP, một phần vì tin rằng đây là cách để khuyến khích Mỹ quay trở lại với hiệp định, từ đó Việt Nam cải thiện hơn nữa xuất khẩu của mình sang Mỹ. Đây cũng là mong muốn của nhiều thành viên khác trong CPTPP. Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng 1 cho biết Mỹ sẽ xem xét trở lại tham gia TPP (nay là CPTPP) nếu hiệp định này có lợi cho Mỹ.
Theo nhận định của Forbes, Australia và Nhật Bản đang thúc đẩy Mỹ quay trở lại CPTPP. Mặc dù điều này khó song vẫn có thể xảy ra vì Mỹ đã sử dụng các biện pháp để tăng cường thương mại với các đối tác khu vực châu Á-Thái Bình Dương để cạnh tranh với kinh tế Trung Quốc. Những biện pháp này bao gồm việc tiếp cận với các nền kinh tế như Indonesia và Việt Nam, cũng như nhấn mạnh hơn nữa về sự phối hợp giữa Ấn Độ-Thái Bình Dương, cạnh tranh với sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc.
Đại sứ Australia tại Việt Nam Craig Chittick nhận định rằng Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn tất các cuộc đàm phán và chứng tỏ vai trò của mình trong việc thúc đẩy thương mại tự do và hội nhập kinh tế trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Theo ông Chittick, Việt Nam đã hoàn thành một nhiệm vụ tuyệt vời trong năm chủ nhà APEC: thúc đẩy tăng trưởng và công việc; tăng cường hội nhập khu vực; thúc đẩy an ninh lương thực và phát triển nguồn nhân lực. Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Wendy Matthews cũng nhận định CPTPP đã đạt nhiều bước tiến tại hội nghị cấp cao APEC năm 2017 tại Việt Nam và tin tưởng rằng CPTPP sẽ thêm một nét son trong mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và New Zealand. Khẳng định Việt Nam là một tiếng nói mạnh mẽ đóng góp vào CPTPP, tiến sĩ Nicholas Chapman, Đại học Quốc tế Nhật Bản, cho rằng tham gia CPTPP cho thấy niềm tin của Việt Nam vào tự do thương mại, cũng như vai trò của các thỏa thuận tự do thương mại đối với mục tiêu hội nhập, đa dạng hóa và phát triển bền vững của Việt Nam.
Theo giáo sư Koichi Ishikawa thuộc Viện Nghiên cứu châu Á - Đại học châu Á tại Nhật Bản, trong bối cảnh Mỹ - một đồng minh của Nhật Bản rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP - tiền thân của CPTPP), Tokyo đã nỗ lực thúc đẩy thành công thỏa thuận đa phương CPTPP. Giáo sư Ishikawa nhấn mạnh Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế lớn trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cả về phương diện thương mại và đầu tư, do đó Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong chiến lược của Nhật Bản.
Ngoài ra, Nhật Bản còn có mục tiêu tạo ra siêu hiệp định tự do thương mại đầu tiên của châu Á - Thái Bình Dương. Trong tương lai, châu Á - Thái Bình Dương sẽ là khu vực phát triển nhất thế giới. Vì vậy, việc trở thành một khu vực tự do thương mại có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt là khi khu vực tự do thương mại châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) sẽ được thành lập trong tương lai.
Theo Bộ trưởng Tái thiết kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi, Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho quá trình ký kết CPTPP. Nhân Hội nghị cấp cao APEC tại Đà Nẵng tháng 11-2017, Nhật Bản và Việt Nam đã cùng đưa ra Tuyên bố Chủ tịch. 11 nước cũng đã cùng thảo luận và đạt được thỏa thuận quan trọng dẫn tới việc Hiệp định CPTPP được ký kết. Trong suốt quá trình đó, Nhật Bản đã giữ vai trò trung tâm. Ông Motegi khẳng định: “Nhật Bản tự hào về điều này. Đặc biệt, Nhật Bản rất biết ơn việc Việt Nam đã hợp tác hiệu quả trong suốt thời gian vừa qua”. Nhật Bản sẽ tiếp tục làm tốt vai trò điều phối, dẫn hướng, tạo liên kết của mình. Mục tiêu chung là để CPTPP sớm có hiệu lực.
Khuyến khích Mỹ trở lại CPTPP
Theo trang mạng Asian Nikkei Review, Việt Nam rất mong muốn hình thành CPTPP, một phần vì tin rằng đây là cách để khuyến khích Mỹ quay trở lại với hiệp định, từ đó Việt Nam cải thiện hơn nữa xuất khẩu của mình sang Mỹ. Đây cũng là mong muốn của nhiều thành viên khác trong CPTPP. Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng 1 cho biết Mỹ sẽ xem xét trở lại tham gia TPP (nay là CPTPP) nếu hiệp định này có lợi cho Mỹ.
Theo nhận định của Forbes, Australia và Nhật Bản đang thúc đẩy Mỹ quay trở lại CPTPP. Mặc dù điều này khó song vẫn có thể xảy ra vì Mỹ đã sử dụng các biện pháp để tăng cường thương mại với các đối tác khu vực châu Á-Thái Bình Dương để cạnh tranh với kinh tế Trung Quốc. Những biện pháp này bao gồm việc tiếp cận với các nền kinh tế như Indonesia và Việt Nam, cũng như nhấn mạnh hơn nữa về sự phối hợp giữa Ấn Độ-Thái Bình Dương, cạnh tranh với sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc.
Đại sứ Australia tại Việt Nam Craig Chittick nhận định rằng Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn tất các cuộc đàm phán và chứng tỏ vai trò của mình trong việc thúc đẩy thương mại tự do và hội nhập kinh tế trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Theo ông Chittick, Việt Nam đã hoàn thành một nhiệm vụ tuyệt vời trong năm chủ nhà APEC: thúc đẩy tăng trưởng và công việc; tăng cường hội nhập khu vực; thúc đẩy an ninh lương thực và phát triển nguồn nhân lực. Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Wendy Matthews cũng nhận định CPTPP đã đạt nhiều bước tiến tại hội nghị cấp cao APEC năm 2017 tại Việt Nam và tin tưởng rằng CPTPP sẽ thêm một nét son trong mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và New Zealand. Khẳng định Việt Nam là một tiếng nói mạnh mẽ đóng góp vào CPTPP, tiến sĩ Nicholas Chapman, Đại học Quốc tế Nhật Bản, cho rằng tham gia CPTPP cho thấy niềm tin của Việt Nam vào tự do thương mại, cũng như vai trò của các thỏa thuận tự do thương mại đối với mục tiêu hội nhập, đa dạng hóa và phát triển bền vững của Việt Nam.