Sáng 20-11, Quốc hội đã thông qua toàn văn dự án Luật Công an nhân dân (CAND) sửa đổi với 85,77% đại biểu tán thành. Luật gồm 7 chương, 46 điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-7-2019.
Các quy định về cấp bậc hàm cao nhất là cấp tướng; phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm cấp tướng; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức các chức vụ có cấp bậc hàm cao nhất là cấp tướng có hiệu lực thi hành từ ngày 11-1-2019. Luật Công an nhân dân số 73/2014/QH13 ngày 27-11-2014 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Trước khi tiến hành biểu quyết, Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công an nhân dân (sửa đổi).
Ông Võ Trọng Việt cho biết, về lộ trình chính quy Công an xã, dự thảo Luật vừa được thông qua quy định có tính nguyên tắc về việc sử dụng, chế độ, chính sách đối với lực lượng Công an xã bán chuyên trách, việc đào tạo, bố trí sử dụng cụ thể sẽ được thể hiện trong đề án và trong chương trình, kế hoạch thực hiện chính quy Công an xã.
Về cấp bậc hàm cao nhất của sĩ quan Công an nhân dân, tiếp thu ý kiến ĐBQH, dự thảo Luật đã được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng quy định cụ thể cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan như sau: a) Đại tướng: Bộ trưởng Bộ Công an; b) Thượng tướng: Thứ trưởng Bộ Công an. Số lượng không quá 6; c) Trung tướng: Số lượng không quá 35\ Cục trưởng, Tư lệnh và tương đương của các đơn vị trực thuộc Bộ Công an có một trong các tiêu chí sau: có chức năng, nhiệm vụ tham mưu chiến lược, đầu mối phối hợp với các bộ, ngành, địa phương; có hệ lực lượng theo ngành dọc, quy mô hoạt động toàn quốc, trực tiếp chủ trì phối hợp hoặc tham gia phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; có chức năng nghiên cứu, hướng dẫn, quản lý nghiệp vụ toàn lực lượng; Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương; Giám đốc Học viện Chính trị Công an nhân dân, Giám đốc Học viện An ninh nhân dân, Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân; Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh; Sĩ quan biệt phái được phê chuẩn chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng hoặc tương đương. d) Thiếu tướng: Số lượng không quá 157 Cục trưởng của các đơn vị trực thuộc Bộ Công an và chức vụ, chức danh tương đương, trừ quy định tại điểm c khoản 1 Điều này; Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở địa phương được phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh loại I và là địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, diện tích rộng, dân số đông. Số lượng không quá 11; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương. Số lượng không quá 03; Phó Cục trưởng, Phó Tư lệnh và tương đương của các đơn vị trực thuộc Bộ Công an quy định tại điểm c khoản 1 Điều này. Số lượng: 17 đơn vị mỗi đơn vị không quá 04, các đơn vị còn lại mỗi đơn vị không quá 03; Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, Phó Giám đốc Công an thành phố Hồ Chí Minh. Số lượng mỗi đơn vị không quá 03; Sĩ quan biệt phái được phê chuẩn chức vụ Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Tổng cục trưởng hoặc tương đương. |
“Nội dung của Quy hoạch tỉnh được quy định tại Điều 27 của Luật Quy hoạch bảo đảm đủ căn cứ để quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh. Trong giai đoạn chuyển tiếp, các quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt theo pháp luật về xây dựng vẫn được thực hiện cho đến khi quy hoạch tỉnh được phê duyệt theo pháp luật về quy hoạch”, Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh khẳng định. |
Tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, để làm rõ thứ bậc của các loại quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý quy định tại Điều 13 Luật Xây dựng như được thể hiện tại khoản 2 Điều 28 dự thảo Luật.