Trước tình hình số người mắc SXH gia tăng “chóng mặt” đang khiến nhiều bệnh viện (BV) rơi vào tình trạng quá tải trầm trọng. Trong khi đó, nhiều người vẫn chủ quan trước dịch bệnh SXH, thậm chí có không ít sai lầm trong việc đối phó trước dịch SXH. Quá tải trầm trọng Theo Bộ Y tế, tính tới đầu tháng 8, cả nước đã ghi nhận hơn 71.000 trường hợp mắc SXH, trong đó có hơn 60.000 ca nhập viện, 19 người chết. So cùng kỳ năm 2016, số trường hợp mắc SXH nhập viện tăng 24,8%, số người chết tăng 3 người. Số người mắc vẫn tập trung chủ yếu ở các tỉnh thành miền Nam chiếm tới 59% số ca mắc trong cả nước. Tuy nhiên, cùng với một số tỉnh thành phía Nam có số ca mắc tăng cao thì dịch SXH năm nay tại Hà Nội đang rất phức tạp với số mắc tăng đột biến gấp 4 - 5 lần cùng kỳ năm ngoái. Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết, chỉ trong tuần qua, toàn thành phố ghi nhận thêm hơn 2.305 trường hợp SXH, nâng tổng số ca mắc từ đầu năm đến nay lên gần 10.000 ca, cao nhất miền Bắc và đứng thứ hai cả nước về số người mắc SXH. Tất cả quận, huyện trên địa bàn Hà Nội đều có bệnh nhân SXH, với gần 1.200 ổ dịch SXH trong cộng đồng, trong đó có tới 40% người mắc là học sinh, sinh viên và lao động ngoại tỉnh. Số người mắc SXH tăng đột biến đang khiến hầu hết BV tuyến trung ương trên địa bàn Hà Nội như: Bạch Mai, Bệnh nhiệt đới Trung ương, E, Nhi Trung ương và các BV có khoa truyền nhiễm của thành phố như Thanh Nhàn, Xanh Pôn, Đống Đa... bị quá tải bệnh nhân SXH, tình trạng nằm ghép 2 - 3 người/giường phổ biến. PGS-TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, có những thời điểm BV phải tiếp nhận trên 1.200 bệnh nhân SXH gây quá tải nghiêm trọng. Do bệnh nhân quá đông nên BV chỉ có thể tiếp nhận những bệnh nhân SXH nặng vào điều trị nội trú, những bệnh nhân nhẹ sẽ được hướng dẫn chuyển xuống tuyến dưới hoặc tư vấn điều trị ngoại trú. Còn tại Bệnh viện Thanh Nhàn chỉ có 600 giường nhưng hiện đã phải kê lên tới hơn 1.000 giường để phục vụ nhu cầu điều trị của người bệnh SXH song vẫn quá tải, bệnh nhân vẫn phải nằm ghép vì lượng bệnh nhân SXH nhập viện tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Cùng với tình trạng quá tải bệnh nhân SXH, các BV cũng ghi nhận khá nhiều chùm ca bệnh mà cả nhà cùng nhập viện vì SXH. TS Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai, cho biết, Khoa Truyền nhiễm đã tiếp nhận những trường hợp cả 4 người trong một nhà nhập viện điều trị SXH. Cũng có những trường hợp một phòng trọ có 5 - 6 người ở chung cùng mắc SXH phải nhập viện. Đáng lo hơn, các bác sĩ ghi nhận không ít ca mắc SXH vừa điều trị khỏi chưa lâu lại tái mắc, thậm chí có người mắc SXH đến 3 - 4 lần.
Chủ quan và sai lầm Mặc dù dịch bệnh SXH đang diễn ra rất phức tạp, với số người mắc tăng “chóng mặt” hàng ngày, nhưng theo đánh giá của Bộ Y tế cho thấy không ít người dân và cả chính quyền địa phương vẫn còn chủ quan, lơ là trước dịch bệnh. Hơn nữa sự chủ động, phối hợp của người dân và cơ quan y tế và các ban ngành đoàn thể trong phòng chống dịch SXH tại một số địa phương chưa cao, việc triển khai biện pháp phun hóa chất diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy ở khu vực thành thị gặp nhiều khó khăn, không triệt để, thậm chí nhiều người còn bất hợp tác với lực lượng dịch tễ. Nguy hiểm hơn, nhiều trường hợp, nhất là với trẻ nhỏ bị SXH nhưng bố mẹ không đưa trẻ tới viện mà tự điều trị tại nhà, khi liên tục cho trẻ dùng thuốc hạ sốt chứa aspirin, hay paracetamol gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. TS Đỗ Duy Cường cảnh báo, sai lầm phổ biến nhất khi mắc SXH mà người dân cần tránh là không tự ý sử dụng các thuốc hạ sốt dồn dập. Từ thực tiễn tiếp nhận điều trị các bệnh nhân SXH cho thấy, do bệnh nhân SXH thường sốt cao nên người nhà luôn tìm cách giảm sốt cấp tốc, nhất là đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, SXH là sốt do virus nên nhiệt độ hạ xong lại tiếp tục tăng cao. Vì thế, người bệnh chỉ nên dùng thuốc giảm sốt theo đúng chỉ định của bác sĩ 4 - 5 lần/ngày, 5 - 6 giờ/lần. Nếu sử dụng thuốc hạ sốt quá liều liên tục sẽ dẫn đến tổn thương gan, tệ hơn người mắc SXH tự ý dùng thuốc aspirin và ibuprofen để hạ sốt sẽ rất nguy hiểm vì 2 loại thuốc này làm cho tình trạng chảy máu trầm trọng hơn, có thể gây xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng. Đối với việc bệnh nhân SXH tự ý truyền dịch tại nhà hoặc thuê người truyền dịch không có chỉ định của bác sĩ cũng phải tránh tuyệt đối. Bởi việc tự ý truyền dịch khi bị SXH có thể dẫn đến phù nề, suy hô hấp, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh nhân SXH chỉ nên truyền dịch khi có chỉ định của bác sĩ và phải đến cơ sở y tế để truyền dịch. Sau giai đoạn thoát dịch ở bệnh nhân SXH là giai đoạn tái hấp thu trở lại nên việc truyền dịch cần đảm bảo đúng liều lượng và hết sức thận trọng, nếu không dễ dẫn đến biến chứng suy tim, phù phổi cấp. Các bác sĩ cũng cảnh báo, bệnh SXH chưa có vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu nên người dân sống trong vùng dịch khi có biểu hiện sốt, nghi ngờ mắc SXH cần đến cơ sở y tế khám để được chẩn đoán, điều trị sớm, tránh biến chứng nặng, không nên áp dụng các bài thuốc lá, thuốc nam truyền miệng không rõ nguồn gốc.
Chủ quan và sai lầm Mặc dù dịch bệnh SXH đang diễn ra rất phức tạp, với số người mắc tăng “chóng mặt” hàng ngày, nhưng theo đánh giá của Bộ Y tế cho thấy không ít người dân và cả chính quyền địa phương vẫn còn chủ quan, lơ là trước dịch bệnh. Hơn nữa sự chủ động, phối hợp của người dân và cơ quan y tế và các ban ngành đoàn thể trong phòng chống dịch SXH tại một số địa phương chưa cao, việc triển khai biện pháp phun hóa chất diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy ở khu vực thành thị gặp nhiều khó khăn, không triệt để, thậm chí nhiều người còn bất hợp tác với lực lượng dịch tễ. Nguy hiểm hơn, nhiều trường hợp, nhất là với trẻ nhỏ bị SXH nhưng bố mẹ không đưa trẻ tới viện mà tự điều trị tại nhà, khi liên tục cho trẻ dùng thuốc hạ sốt chứa aspirin, hay paracetamol gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. TS Đỗ Duy Cường cảnh báo, sai lầm phổ biến nhất khi mắc SXH mà người dân cần tránh là không tự ý sử dụng các thuốc hạ sốt dồn dập. Từ thực tiễn tiếp nhận điều trị các bệnh nhân SXH cho thấy, do bệnh nhân SXH thường sốt cao nên người nhà luôn tìm cách giảm sốt cấp tốc, nhất là đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, SXH là sốt do virus nên nhiệt độ hạ xong lại tiếp tục tăng cao. Vì thế, người bệnh chỉ nên dùng thuốc giảm sốt theo đúng chỉ định của bác sĩ 4 - 5 lần/ngày, 5 - 6 giờ/lần. Nếu sử dụng thuốc hạ sốt quá liều liên tục sẽ dẫn đến tổn thương gan, tệ hơn người mắc SXH tự ý dùng thuốc aspirin và ibuprofen để hạ sốt sẽ rất nguy hiểm vì 2 loại thuốc này làm cho tình trạng chảy máu trầm trọng hơn, có thể gây xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng. Đối với việc bệnh nhân SXH tự ý truyền dịch tại nhà hoặc thuê người truyền dịch không có chỉ định của bác sĩ cũng phải tránh tuyệt đối. Bởi việc tự ý truyền dịch khi bị SXH có thể dẫn đến phù nề, suy hô hấp, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh nhân SXH chỉ nên truyền dịch khi có chỉ định của bác sĩ và phải đến cơ sở y tế để truyền dịch. Sau giai đoạn thoát dịch ở bệnh nhân SXH là giai đoạn tái hấp thu trở lại nên việc truyền dịch cần đảm bảo đúng liều lượng và hết sức thận trọng, nếu không dễ dẫn đến biến chứng suy tim, phù phổi cấp. Các bác sĩ cũng cảnh báo, bệnh SXH chưa có vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu nên người dân sống trong vùng dịch khi có biểu hiện sốt, nghi ngờ mắc SXH cần đến cơ sở y tế khám để được chẩn đoán, điều trị sớm, tránh biến chứng nặng, không nên áp dụng các bài thuốc lá, thuốc nam truyền miệng không rõ nguồn gốc.
Trước tình trạng dịch SXH diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng, UBND TPHCM đã có chỉ đạo UBND các quận, huyện vận động người dân tiến hành các hoạt động loại bỏ nơi sinh sản của lăng quăng, muỗi; tổ chức chiến dịch huy động người dân tự diệt lăng quăng phòng, chống SXH tại các khu phố, ấp. Chủ tịch UBND các quận, huyện sẽ chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch SXH trên địa bàn.
Bên cạnh đó, UBND TPHCM giao Sở Y tế thực hiện đúng chỉ đạo của Bộ Y tế theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh SXH tại TP; tổ chức tốt việc thu dung, điều trị bệnh nhân; đảm bảo đủ nhu cầu về thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị y tế để triển khai các hoạt động phòng, chống dịch; tăng cường kiểm tra, giám sát các điểm nguy cơ về dịch bệnh trên địa bàn; xử phạt các tổ chức, cá nhân không thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh…
Bên cạnh đó, UBND TPHCM giao Sở Y tế thực hiện đúng chỉ đạo của Bộ Y tế theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh SXH tại TP; tổ chức tốt việc thu dung, điều trị bệnh nhân; đảm bảo đủ nhu cầu về thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị y tế để triển khai các hoạt động phòng, chống dịch; tăng cường kiểm tra, giám sát các điểm nguy cơ về dịch bệnh trên địa bàn; xử phạt các tổ chức, cá nhân không thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh…