Sáng ngày 18-3 (16-2 âm lịch), tại Đình làng An Hải (huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi), Ban Khánh tiết Đình làng An Hải cùng các tộc họ đảo Lý Sơn tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa.
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa có lịch sử hơn 400 năm, là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Đây là dịp để người dân tỏ lòng tưởng nhớ, tri ân công đức Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải (gọi tắt Đội Hoàng Sa) năm xưa đã vượt sóng ra Biển Đông cắm mốc, xác lập chủ quyền biển đảo đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nghi lễ trong Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tại đảo Lý Sơn Đây là dịp quan trọng để tưởng nhớ Đội hùng binh Hoàng Sa xưa có công xác lập chủ quyền đảo Hoàng Sa, Trường Sa Vào thế kỷ XVII, triều Nguyễn tổ chức tuyển chọn trai tráng khỏe mạnh, bơi lội giỏi của đảo Lý Sơn để bổ sung vào Đội Hoàng Sa để ra quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thu lượm sản vật, đo đạc hải trình, vẽ bản đồ, cắm mốc chủ quyền.
Sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn (năm 1776) có ghi chép rằng: Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa gồm 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, đi bằng những chiếc thuyền câu nhỏ ra biển... Ở Lý Sơn có câu "Hoàng Sa trời nước mênh mông/ Người đi thì có mà không thấy về/ Hoàng Sa mây nước bốn bề/ Tháng hai/ba khao lề thế lính Hoàng Sa”.
Do dịch Covid-19, nên các bô lão trong làng tuân thủ 5K tổ chức lễ Một mâm cúng được mang ra bày nghi lễ Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa nhằm cầu bình an cho người lính Hoàng Sa ngày trước khi lên đường làm nhiệm vụ. Về sau, khi Đội Hoàng Sa không còn, nghi lễ được tổ chức nhằm tưởng nhớ và trở thành dấu ấn văn hóa tâm linh của người dân đảo Lý Sơn.
Nghi lễ được tổ chức gồm lễ cung nghinh, lễ yết, rước thần và linh vị binh phu Hoàng Sa, lễ tế cổ truyền, lễ thả hình nhân và lễ đua thuyền.
Lễ thả thuyền và hình nhân xuống biển Thuyền được thả ra biển khi tiếng ốc u vang lên Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được Bộ VH-TT-DL công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia vào năm 2013 và được duy trì tổ chức hằng năm.
NGUYỄN TRANG