Địa điểm di dời, sơ tán tập trung tại các trụ sở kiên cố như UBND xã, trạm y tế, trường học, trụ sở cơ quan trên địa bàn.
Theo nhận định, khả năng cơn bão số 4 sẽ đổ bộ trực tiếp vào địa bàn tỉnh Quảng Ngãi với sức gió giật cấp 13 (tương đương cơn bão số 9 năm 2020), trong đó trọng tâm là các huyện ven biển và huyện Lý Sơn.
Đối với công tác sơ tán, di dời dân ở các khu vực nguy hiểm, các địa phương hoàn thành việc di dời, sơ tán dân trước 18 giờ ngày 27-9. Riêng huyện Lý Sơn hoàn thành trước 9 giờ ngày 27-9.
Các huyện, thị xã, thành phố tổ chức lực lượng, huy động phương tiện chặt, tỉa cành cây có nguy cơ ngã đổ; gia cố các trụ sở, cơ quan đảm bảo an toàn. Hoàn thành trước 9 giờ ngày 27-9.
Điện lực Quảng Ngãi, Công ty truyền tải điện Quảng Ngãi tổ chức kiểm tra an toàn hệ thống lưới điện. Hoàn thành trước 9 giờ ngày 27-9.
Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi, Sở NN-PTNT, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các huyện, xã, thành phố ven biển, đảo Quản lý chặt chẽ việc ra biển hoạt động của các tàu, thuyền. Chủ động cấm tất cả các phương tiện, tàu, thuyền ra biển hoạt động (bao gồm cả phương tiện vận tải hành khách tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn và ngược lại) khi vùng biển tỉnh Quảng Ngãi có gió mạnh từ cấp 6 trở lên. Bắt đầu cấm biển từ 19 giờ ngày 26-9.
Các khu vực cửa Sa Cần, vùng biển Dung Quất, Sa Kỳ, Tịnh Hòa và các chủ địa phương nuôi trồng thủy sản, neo đậu tàu thuyền trên địa bàn tỉnh hoàn thành việc neo đậu, sắp xếp tàu, thuyền, lồng bè tại khu neo trú trước 8 giờ ngày 27-9.
Đến 11 giờ trưa ngày 25-9, đã có gần 5.000 tàu cá vào bờ neo đậu tránh bão. Số tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi còn trên biển là 657 tàu, các tàu đã nhận được thông tin cảnh báo của BĐBP tỉnh và cơ quan chức năng.
Ông Nguyễn Ngọc Thái, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ngãi cho biết, học sinh trên toàn tỉnh Quảng Ngãi sẽ nghỉ học từ ngày 27-9 cho đến khi có thông báo mới để tránh bão số 4. |