Đối với các tàu theo Nghị định 67 hoạt động hiệu quả nhưng không được chuyển nhượng lại cho ngư dân khác có nhu cầu trong thời gian qua bởi bất cập ở chỗ khi mua lại tàu này, ngư dân phải kham luôn các khoản nợ trước đó của chủ tàu cũ.
Cơ chế hỗ trợ lãi suất về vốn đối với chủ tàu mới khi nhận chuyển nhượng lại tàu cũ vẫn chưa được Bộ Tài chính thông qua.
“Sở đã đề xuất UBND tỉnh kiến nghị Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính thông qua cơ chế hỗ trợ lãi suất đồng thời phối hợp với các cơ quan của Trung ương lập danh sách, thông báo về các tàu theo Nghị định 67 có nhu cầu mua bán để các ngư dân được biết, tiếp cận chuyển nhượng. Ngoài ra, ngành cũng đang nghiên cứu giải pháp tạo điều kiện giúp ngư dân thuê tàu này để vươn khơi. Điều này cần thiết vì vừa giúp đem lại giá trị kinh tế cho ngư dân, vừa giúp tàu đóng theo nghị định này không phải nằm bờ, không bị hoen gỉ, xuống cấp nhờ bảo dưỡng thường xuyên,” ông Ngô Tấn nói.
Được biết, đến nay các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã giải ngân gần 720 tỷ đồng, giúp ngư dân trên địa bàn tỉnh đóng mới 63 tàu theo Nghị định 67 (bao gồm 24 tàu vỏ gỗ, 37 tàu vỏ thép, 2 tàu vỏ composite), cải hoán, nâng cấp 2 tàu vỏ gỗ.
Có 3 tàu đóng theo Nghị định này bị cháy hoàn toàn, 1 tàu bị chìm không thể trục vớt. Sở NN-PTNT đã đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo Bảo Việt Quảng Nam khẩn trương phối hợp với các cơ quan chức năng, điều tra, xác định rõ sự cố các tàu cá bị chìm, bị cháy chưa rõ nguyên nhân để giải quyết dứt điểm vụ việc, giảm thiểu khả năng gây mất vốn của ngân hàng thương mại, giúp ngư dân có phương án khai thác hải sản trở lại với tàu cá mới.