Khai thác keo là công việc nặng nhọc nhưng không vì thế mà phụ nữ không tham gia. Chị Hồ Thị Nhanh (ở bản Trung Sơn) cho biết, gia đình có 4 người con đang tuổi ăn, tuổi học. Vào vụ khai thác keo, ai thuê là đi làm từ sáng đến tối. Từ chặt keo, bốc keo lên xe, tước vỏ keo đều làm thuần thục. Đến cuối ngày, chủ trả hai vợ chồng 500.000 đồng.
Ở xã miền núi Trường Sơn, ngoài trồng keo, bà con dân bản những năm qua cũng trồng cây bản địa lấy gỗ, tuy nhiên hàng chục hecta cây bản địa này phải mất 10 năm nữa mới có thể cho thu hoạch như hạt dỗi.
"Lấy ngắn nuôi dài nên trước mắt, chúng tôi trồng keo để xóa đói giảm nghèo, sau này vững vàng sẽ thay cây keo bằng rừng gỗ lớn bền vững hơn", ông Hồ Văn Xơi cho biết.
Mưu sinh dưới nắng tháng 8 |
Nắng nóng những ngày qua kéo dài, xã Trường Sơn thêm phần nắng rát. Bà con Vân Kiều vẫn cần mẫn vượt nắng thu hoạch keo. Ông Hồ Văn Thế cho biết, nắng nóng vất vả lắm, nhưng vì con cái, gia đình, mỗi người đi làm công được một ngày 250.000 đồng, một tháng có việc chuyên cần cũng hơn 7 triệu. 3 tháng làm keo cũng có chút đỉnh tích trữ lương thực mùa mưa.
Công việc nặng nhọc nhưng phụ nữ vào việc thuần thục |
Dù nắng rát, bà con cũng làm việc để có thu nhập |
Tranh thủ nghỉ giải lao |
Thu hoạch, bóc vỏ rồi đưa lên xe |
Cuối ngày, nhận được thu nhập 250.000 đồng cũng có nụ cười hồn hậu |