Quảng Bình: 10 năm trùng tu làm biến dạng đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh

UBND huyện Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) cho biết, đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch) sau 10 năm trùng tu tôn tạo nhưng không bàn giao khiến người dân và địa phương khó khăn trong hành hương chiêm bái. Điều đáng nói, việc trùng tu đã làm biến dạng nhiều hạng mục của di tích này.

Theo truyền thuyết, Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một trong 4 vị thánh Tứ Bất tử. Bà vốn là con gái thứ hai của Ngọc Hoàng Thượng đế, 3 lần giáng trần. Bà đã được các triều đại phong kiến từ thời nhà Hậu Lê đến thời nhà Nguyễn cấp nhiều Sắc, tôn phong là "Mẫu nghi thiên hạ - Mẹ của muôn dân", "Chế Thắng Bảo Hòa Diệu Đại Vương" và cuối cùng quy y cửa Phật theo lối bán tu rồi thành đạo là Mã Vàng Bồ tát.

Năm 1995, UBND tỉnh Quảng Bình đã ra quyết định công nhận đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh là di tích lịch sử văn hóa kiến trúc - nghệ thuật - tôn giáo vì những giá trị văn hóa của di tích gắn liền với lịch sử hàng trăm năm nay.

Trước khi tôn tạo, người dân trong vùng Quảng Trạch hành lễ đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh dưới tán cây rợp bóng

Trước khi tôn tạo, người dân trong vùng Quảng Trạch hành lễ đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh dưới tán cây rợp bóng

Một thời gian sau, Công ty cổ phần giáo dục Trí Nhân Tâm xin trùng tu tôn tạo đền thờ. Theo đó, ngày 10-7-2013, UBND tỉnh Quảng Bình có công văn số 1567/QĐ-UBND phê duyệt dự án trùng tu tôn tạo di tích lịch sử đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh cho Công ty cổ phần giáo dục Trí Nhân Tâm (Đồng Hới) thực hiện. UBND xã Quảng Đông, UBND huyện Quảng Trạch cùng phối hợp thực hiện. Cuối năm 2015 bàn giao cho địa phương.

Quảng Bình: 10 năm trùng tu làm biến dạng đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh ảnh 2 Quảng Bình: 10 năm trùng tu làm biến dạng đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh ảnh 3

Khu vực hậu cung đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh trước trùng tu năm 2013, sau khi trùng tu năm 2015 đã chặt hết cây, đưa các kiến trúc mới vào rất khiên cưỡng

Tuy nhiên mãi từ đó đến nay đã gần 10 năm, Công ty cổ phần giáo dục Trí Nhân Tâm nhiều lần trễ hẹn, không bàn giao. Theo người dân địa phương, việc trễ hẹn là do hậu cung đền chính đã bị bê tông hóa không còn như xưa. Cụ thể, cổng tam quan đền, trước đây có một số cây mọc râm mát, cổng long đình hộ pháp có miếu che cổ kính thì cổng mới lại đập ra xây lại, cưa luôn nhiều cây lớn rêu phong. Cùng đó, tại điện chính, Công ty cổ phần giáo dục Trí Nhân Tâm bứng cây, đập khuôn viên cổ, đắp lên các cột trụ cao, lấy các linh vật mới về dựng lên khiến dư luận không đồng tình.

Cổng tam quan đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh trước khi trùng tu chụp năm 2007

Cổng tam quan đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh trước khi trùng tu chụp năm 2007

Cổng tam quan đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh sau khi trùng tu, chụp năm 2023

Cổng tam quan đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh sau khi trùng tu, chụp năm 2023

Ông Nguyễn Đức Hiền, Chủ tịch UBND xã Quảng Đông cho biết: “Tiếng là phối hợp với Công ty cổ phần giáo dục Trí Nhân Tâm nhưng 10 năm qua, công ty này làm gì, xây dựng hạng mục mới nào hoặc đập bỏ cổng cũ, bứng cây cổ thụ khỏi khu vực 1 của di tích lịch sử cấp tỉnh này đều không cho địa phương biết”.

Ông Hồ An Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, ngày 1-2-2023 sẽ đích thân kiểm tra chấn chỉnh và yêu cầu đơn vị có biện pháp bảo vệ di tích lịch sử, tín ngưỡng hàng trăm năm này.

Trước đó, năm 2015, đơn vị trùng tu đưa những linh vật lạ, không hợp thuần phong mỹ tục về dựng ở đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh, khiến Trung tâm Văn hóa huyện Quảng Trạch yêu cầu di dời 2 sư tử đá ra khỏi khu vực 1.

Năm 2015, huyện Quảng Trạch từng chỉ đạo đưa 2 sư tử đá khỏi đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Năm 2015, huyện Quảng Trạch từng chỉ đạo đưa 2 sư tử đá khỏi đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Vũ hưng
Cái gì thì tôi không biết. Nhưng gốc cây nằm sát cổng thành là do cơn bão to (năm bác Giáp mất) đã xô đổ cây và làm sập luôn bức tường và cổng thành.... Nên phải xây lại. Nhưng không giống như cũ được....

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng Nghị định khuyến khích phát triển văn học. Ảnh: HUẤN TRẦN

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

Giới thiệu ấn phẩm "Hà Giang - Miền đá nở hoa"

Giới thiệu ấn phẩm "Hà Giang - Miền đá nở hoa"

Sáng 4-4, tại Đường sách TPHCM, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật tổ chương trình giao lưu giới thiệu ấn phẩm Hà Giang - Miền đá nở hoa. Ấn phẩm nằm trong series Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận, mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về văn hóa, cảnh sắc và con người ở mỗi địa phương trên cả nước.

Lỗ hổng trong văn hóa mạng

Lỗ hổng trong văn hóa mạng

Sự bùng nổ của các cuộc “bóc phốt”, công khai đời tư... khiến mạng xã hội (MXH) ngày càng trở thành một “chiến trường” - khi ai cũng tự cho mình có quyền và có thể dễ dàng lên tiếng chỉ trích người khác. Điều này phản ánh một lỗ hổng văn hóa mạng nghiêm trọng.

Các đại biểu tham quan Triển lãm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành hữu nghị tại Savannakhet lần thứ 5. Ảnh: MINH DIỄM

Triển lãm TPHCM và các tỉnh, thành hữu nghị tại Savannakhet lần thứ 5

Từ ngày 2 đến 6-4, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) cùng với Sở Du lịch, Sở Ngoại vụ, Sở VH-TT TPHCM phối hợp cùng Chính quyền tỉnh, Sở Công Thương và các ban ngành tỉnh Savannakhet (Lào), tổ chức "Triển lãm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành hữu nghị tại Savannakhet lần thứ 5", quy mô hơn 250 gian hàng.

Cuốn sách do tập thể tác giả công tác tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II biên soạn

Đại thắng mùa Xuân 1975 - Góc nhìn từ lịch sử

Đại thắng mùa Xuân 1975 là sự kiện trọng đại đánh dấu mốc son trong lịch sử dân tộc Việt Nam, khi đất nước hoàn toàn thống nhất sau một thời gian dài kháng chiến chống thực dân và đế quốc. Dịp này, NXB Chính trị quốc gia Sự thật tiếp tục tái bản cuốn sách "Đại thắng mùa Xuân 1975 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn" và "Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng".

Dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Ngày 3-4 (mùng 6-3 âm lịch), tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ long trọng tổ chức lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ.

Phim "Địa đạo" khiến khán giả thủ đô nức lòng

Phim "Địa đạo" khiến khán giả thủ đô nức lòng

Buổi ra mắt phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối"  tổ chức tại Hà Nội tiếp tục nhận được nhiều chia sẻ xúc động và cả thán phục của đông đảo khán giả, các nghệ sĩ và những người yêu điện ảnh.

Ranh giới mong manh giữa cá tính và công kích

Ranh giới mong manh giữa cá tính và công kích

Rap diss (viết tắt của “disrespect” - công kích, thiếu tôn trọng) không phải là hiện tượng mới, nhưng mỗi lần xuất hiện, nó lại khơi dậy tranh luận. Khi ranh giới giữa cá tính và công kích trở nên mong manh, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để giữ được sự hấp dẫn mà không trượt dài thành đối đầu, tiêu cực?

Đừng “bỏ quên” sách dành cho trẻ yếu thế

Đừng “bỏ quên” sách dành cho trẻ yếu thế

Sự ra đời của ấn phẩm Đi tìm ánh sáng do tổ chức Room to Read Việt Nam kết hợp NXB Văn học ấn hành, nêu lên một thực tế: trong khi thị trường sách thiếu nhi vô cùng sôi động, thì dòng sách cho trẻ nhỏ yếu thế lại gần như bị “bỏ quên”.

Những giá trị trường tồn từ thời đại Hùng Vương

Những giá trị trường tồn từ thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này, giúp độc giả hiểu sâu sắc hơn về bản sắc văn hóa và tinh thần dân tộc.

Phim Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối - Khúc tráng ca từ trong lòng đất

Phim Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối - Khúc tráng ca từ trong lòng đất

Trong bộ phim Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối, nhân vật chú Sáu (NSƯT Cao Minh) đã thốt lên câu nói thấm thía khi đối mặt với quân địch: “Địa đạo là chiến tranh nhân dân, tụi bây không thể nào thắng được”. Dưới lòng đất chật chội và tối tăm, địa đạo trở thành chiến trường khốc liệt nhưng vẫn luôn bừng sáng ngọn lửa kiên trung từ những trái tim yêu nước.

Phù điêu Kala hơn 700 năm tuổi ở Phú Yên trở thành bảo vật quốc gia

Phù điêu Kala hơn 700 năm tuổi ở Phú Yên trở thành bảo vật quốc gia

Ngày 1-4, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, UBND tỉnh Phú Yên đã tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia phù điêu Kala - Núi Bà (ảnh), có niên đại trên 700 năm tuổi. Phù điêu Kala được phát hiện vào năm 1993 tại hố khai quật di tích Núi Bà (thôn Mỹ Thạnh Đông, xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên).