Quận Tân Bình: Lần đầu tiên tích hợp kiến thức lịch sử địa phương vào chương trình học của khối 6

Chiều 30-9, tại Trường THCS Trần Văn Quang (quận Tân Bình), tiết học môn giáo dục địa phương khối 6 lần đầu tiên được tích hợp nội dung giáo dục lịch sử địa phương. Đây là lần đầu tiên học sinh khối 6 được tìm hiểu kiến thức về vị trí địa lý, đặc điểm lãnh thổ của quận Tân Bình.

Mở đầu tiết học, cô Trần Thị Xuân Duyên, giáo viên môn Giáo dục địa phương khối 6 tổ chức cho học sinh ôn tập kiến thức đã học trong các tiết học trước về đặc điểm địa lý và vị trí lãnh thổ TPHCM thông qua trò chơi trả lời câu hỏi “Ai nhanh hơn?”.

Lần lượt các câu hỏi như TPHCM nằm ở vị trí nào của đất nước, tiếp giáp những tỉnh nào, mật độ dân số bao nhiêu người trên một ki-lô-mét vuông… được học sinh hào hứng giơ tay trả lời.

Quận Tân Bình: Lần đầu tiên tích hợp kiến thức lịch sử địa phương vào chương trình học của khối 6 ảnh 1 Học sinh được ôn tập kiến thức về vị trí địa lý và đặc điểm lãnh thổ của TPHCM
Sau đó, với câu hỏi “Vậy các con có biết địa chỉ trường mình ở đâu không?”, giáo viên đã khéo léo đưa học sinh tìm hiểu kiến thức về vị trí địa lý của quận Tân Bình - địa phương nơi trường các em đang trú đóng.
Bản đồ TPHCM được mở ra trên màn hình máy chiếu, lần lượt học sinh các nhóm xác định vị trí địa lý của quận Tân Bình, đọc tên các quận tiếp giáp với quận Tân Bình.

Sau khi nắm được vị trí địa lý, học sinh được xem một đoạn video clip do chính các bạn học sinh khối 6 thực hiện giới thiệu về các tuyến đường ranh giới giữa quận Tân Bình và các quận lân cận.

Em Hoàng Mộc Tuyết Nhi, học sinh lớp 6/1, Trường THCS Trần Văn Quang - một trong hai học sinh tham gia quay video clip chia sẻ: “Nhờ được tham gia quay video clip cùng các bạn, em biết được nhiều kiến thức mới mà trước đây chưa từng được ba mẹ và thầy cô giới thiệu. Dù đã được ba nhiều lần chở đi ngang các con đường nhưng sau khi tìm hiểu kiến thức về vị trí lãnh thổ quận Tân Bình, em mới hiểu hơn ý nghĩa của các con đường”.

Đặc biệt, cô bạn nhỏ tỏ ra thích thú với địa danh Kho bom Phú Thọ Hòa vì “cái tên mới nghe đã thấy lạ và vô cùng thú vị”. Sau khi tìm hiểu kiến thức qua nhiều kênh tư liệu, Tuyết Nhi cho biết rất tự hào vì không ngờ ngay chính địa bàn mình đang sống còn một phần chứng tích của kho vũ khí lớn nhất của quân đội Pháp ở Đông Dương.  

Quận Tân Bình: Lần đầu tiên tích hợp kiến thức lịch sử địa phương vào chương trình học của khối 6 ảnh 2 Các em tỏ ra hào hứng khi được tìm hiểu kiến thức về địa phương mình đang học tập và sinh sống

Còn đối với Võ Lê Gia Bảo, học sinh lớp 6/1, Trường THCS Trần Văn Quang, tiết học giúp em có thêm kỹ năng đọc bản đồ trên google map, biết thêm nhiều địa danh nổi tiếng trên địa bàn quận như cầu Tham Lương, chùa Giác Lâm, địa danh Ông Tạ…

Hào hứng, bất ngờ cũng là tâm lý chung của nhiều học sinh lớp 6/1 khi tham gia tiết học lồng ghép kiến thức lịch sử quận Tân Bình.

Cô Trần Thị Xuân Duyên, giáo viên giảng dạy bộ môn cho biết, thông qua các hoạt động như tổ chức cho học sinh quay video clip, đóng kịch, thảo luận nhóm về các địa danh, đặc điểm vị trí địa lý của quận Tân Bình, học sinh cảm thấy vui và tự hào hơn về vùng đất các em đang học tập và sinh sống.

Quận Tân Bình: Lần đầu tiên tích hợp kiến thức lịch sử địa phương vào chương trình học của khối 6 ảnh 3 Học sinh trao đởi nhóm xác định các quận tiếp giáp với quận Tân Bình

Phó trưởng Phòng GD-ĐT quận Tân Bình Phan Văn Quang cho biết, mục tiêu của việc lồng ghép kiến thức lịch sử quận Tân Bình vào chương trình môn giáo dục địa phương – một trong các môn học mới của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 là nhằm giáo dục học sinh truyền thống cách mạng của địa phương, tạo điều kiện cho các em tìm hiểu kiến thức về các địa danh, di tích lịch sử nổi tiếng cũng như vị trí địa lý, đặc điểm dân cư của quận Tân Bình, hiểu được những thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển kinh tế của địa phương.

Quận Tân Bình: Lần đầu tiên tích hợp kiến thức lịch sử địa phương vào chương trình học của khối 6 ảnh 4 Giáo viên Trần Thị Xuân Duyên hướng dẫn học sinh lớp 6/1 tìm hiểu kiến thức về đặc điểm dân số, phân bố dân cư trên địa bàn quận Tân Bình

Riêng đối với học sinh đang cư trú tại các quận, huyện khác nhưng theo học tại quận Tân Bình, các nội dung giáo dục lịch sử địa phương nhằm tạo nền tảng kiến thức ban đầu cho các em về truyền thống cách mạng, qua đó giáo dục lý tưởng sống, giúp học sinh xác định ý thức sống phù hợp với sự hi sinh của các thế hệ đi trước.

“Chương trình môn giáo dục địa phương khối 6 được Bộ GD-ĐT quy định triển khai trong 3 tiết ở mỗi chủ đề. Để lồng ghép kiến thức giáo dục lịch sử quận Tân Bình, giáo viên có thể chủ động tích hợp trong các chủ điểm về vị trí địa lý, đặc điểm lãnh thổ của TPHCM hoặc tách riêng thành một chuỗi các hoạt động tìm hiểu về đặc điểm quận Tân Bình trên cơ sở đảm bảo mục tiêu cần đạt và nội dung, kiến thức môn học”, đại diện Phòng GD-ĐT quận Tân Bình cho biết.  

Quận Tân Bình: Lần đầu tiên tích hợp kiến thức lịch sử địa phương vào chương trình học của khối 6 ảnh 5 Học sinh được hướng dẫn ghi lại các kiến thức trọng tâm về đặc điểm vị trí địa lý và lãnh thổ của địa bàn đang học tập và sinh sống

Trong năm đầu tiên triển khai, chương trình được thực hiện thí điểm tại Trường THCS Trần Văn Quang và các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên trên địa bàn.

Dự kiến cuối năm học 2022-2023, chương trình sẽ sơ kết rút kinh nghiệm trước khi triển khai đại trà tại tất cả trường THCS ở quận Tân Bình.

Quận Tân Bình: Lần đầu tiên tích hợp kiến thức lịch sử địa phương vào chương trình học của khối 6 ảnh 6 Nhiều học sinh cho biết đây là lần đầu tiên được tìm hiểu kiến thức trước đây chỉ nghe qua lời kể của ba mẹ, ông bà về tên gọi các địa danh, di tích lịch sử của quận Tân Bình 

Theo ông Nguyễn Xuân Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Quận ủy Quận Tân Bình, đây là một trong những hoạt động nhằm triển khai Đề án “Tăng cường giáo dục lịch sử truyền thống Đảng bộ địa phương cho học viên, học sinh trên địa bàn quận giai đoạn 2022-2025”.

Trong đó, nội dung giáo dục lịch sử địa phương được triển khai cho nhiều nhóm đối tượng gồm học sinh các trường phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên; cán bộ, Đảng viên, Đoàn viên, hội viên tham gia các lớp bồi dưỡng chính trị, đối tượng Đảng viên mới trên địa bàn.  

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

TPHCM: Đề xuất "hướng ra" đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

TPHCM: Đề xuất "hướng ra" đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Sáng 1-4, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội (HĐND TPHCM) Cao Thanh Bình dẫn đầu đoàn công tác có buổi làm việc với Sở Tài chính, Sở GD-ĐT TPHCM, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TPHCM về tổ chức thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Ngành công nghệ vi mạch, bán dẫn: Khẩn trương xây dựng chương trình đào tạo

Ngành công nghệ vi mạch, bán dẫn: Khẩn trương xây dựng chương trình đào tạo

Từ năm 2024 đến nay, hàng loạt trường công bố tuyển sinh ngành công nghệ vi mạch (CNVM), bán dẫn nhằm giải bài toán “khát” nguồn nhân lực cho lĩnh vực này của Việt Nam. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc cấp thiết hiện nay là cần sớm xây dựng một chương trình đào tạo vi mạch bán dẫn hoàn chỉnh, đúng chuẩn quốc tế, có sự tham gia của doanh nghiệp, đầu tư của Nhà nước.

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực đợt 1 - năm 2025 do ĐHQG TPHCM tổ chức tại điểm thi Trường ĐH Công thương TPHCM. Ảnh: THANH HÙNG

Hơn 128.000 thí sinh thi đánh giá năng lực, ngày 16-4 công bố điểm

Sáng 30-3, hơn 128.000 thí sinh bước vào kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) đợt 1 do ĐHQG TPHCM tổ chức tại 24 tỉnh, thành phố trên cả nước. Đây là đợt thi có thí sinh dự thi đông nhất sau 8 năm tổ chức. Ngoài các trường thành viên của ĐHQG TPHCM, năm nay có gần 100 trường ĐH, CĐ trên cả nước sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển.

TPHCM: Hơn 6.000 học sinh, giáo viên tham gia ngày hội giáo dục STEM

TPHCM: Hơn 6.000 học sinh, giáo viên tham gia ngày hội giáo dục STEM

Ngày 29-3, hơn 6.000 học sinh, giáo viên các trường tiểu học, THCS và THPT trên địa bàn TPHCM đã tham gia Ngày hội giáo dục STEM với chủ đề "Vui học - sáng tạo cùng AI" do Phòng GD-ĐT TP Thủ Đức tổ chức tại hai trường Tiểu học An Khánh và THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP Thủ Đức).

Thành phố Hồ Chí Minh: Nỗ lực đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Thành phố Hồ Chí Minh: Nỗ lực đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Một trong những nội dung mới của Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" là đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. Để thực hiện mục tiêu đó, trường học phải chuyển mình.

Đề tài nghiên cứu của học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đại diện Việt Nam dự thi quốc tế

Đề tài nghiên cứu của học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đại diện Việt Nam dự thi quốc tế

Chiều 27-3, thông tin từ Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, đề tài nghiên cứu khoa học "Ứng dụng học sâu trong sáng tác nhạc tự động định hướng bảo tồn và phát triển đờn ca tài tử" của học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (quận 5, TPHCM) đã được Bộ GD-ĐT chọn đại diện Việt Nam tham gia Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế - ISEF 2025 tại Mỹ vào giữa tháng 5-2025.