Vấn đề là vụ việc xảy ra ngay tại một lò mổ lớn nhất ở TPHCM, nơi công tác kiểm tra an toàn thịt heo luôn đi đầu và được thắt chặt.
Thông tin từ Chi cục Thú y TPHCM, từ năm 2016 đến nay, TPHCM đã phát hiện và ngăn chặn 8 vụ heo được tiêm thuốc an thần chuẩn bị làm thịt bán cho người dân. Do các biện pháp kiểm soát được thắt chặt, thương lái đã nghĩ ra cách lách: chờ lực lượng thú y kiểm tra heo sống xong, chuẩn bị vào lò mổ - nơi được cách ly với khu dân cư và khó quan sát mới bơm thuốc.
Thông tin từ Chi cục Thú y TPHCM, từ năm 2016 đến nay, TPHCM đã phát hiện và ngăn chặn 8 vụ heo được tiêm thuốc an thần chuẩn bị làm thịt bán cho người dân. Do các biện pháp kiểm soát được thắt chặt, thương lái đã nghĩ ra cách lách: chờ lực lượng thú y kiểm tra heo sống xong, chuẩn bị vào lò mổ - nơi được cách ly với khu dân cư và khó quan sát mới bơm thuốc.
Một số thành viên trong đoàn kiểm tra bày tỏ sự bất ngờ, vì đây là vụ có lượng heo bơm thuốc bị phát hiện lớn nhất từ trước đến nay; xảy ra tại lò mổ Xuyên Á - lò mổ lớn nhất TPHCM, nơi cung cấp hơn 50% lượng heo thịt cho thị trường TPHCM. Chúng ta chưa bàn đến việc có hay không sự móc nối tiếp tay của cán bộ thú y và các thương lái tại lò mổ (vì phải chờ cơ quan điều tra), chuyện cần nhấn mạnh ở đây là TPHCM chỉ có 11 lò mổ gia súc, 1 lò mổ gia cầm nằm tại 4 huyện ngoại thành, nơi nào cũng bố trí cán bộ thú y tiếp cận quản lý, nhưng vì sao vẫn để lọt heo bơm thuốc và bơm nước? Câu trả lời là do các lò mổ nằm rải rác ở nhiều khu vực, xa khu dân cư, không tập trung nên khó quản lý. TPHCM đã nhiều lần tính đến chuyện di dời các lò mổ vào khu tập trung vừa dễ xử lý ô nhiễm, vừa dễ cho khâu kiểm tra, nhưng khâu triển khai còn chậm trễ. Sau vụ việc này, Chi cục Thú y TP cho biết sẽ kiến nghị quy định việc gắn camera bên trong các lò mổ để tăng cường khâu giám sát. Lò mổ nào tái phạm sẽ đóng cửa, thu giấy phép. Tuy nhiên, khi TPHCM thắt chặt kiểm tra các lò mổ, thịt heo bơm thuốc vẫn có khả năng di dời ra các lò mổ thuộc các tỉnh lân cận, rồi chạy trở vào TPHCM tiêu thụ, lúc đó có kiểm tra được không?
Một cán bộ thú y chia sẻ: Nhà báo có biết vì sao các lò mổ ở các tỉnh lân cận TPHCM, lò mổ nào cũng xây kiên cố với 2, 3 lớp rào cửa? Đó là giải pháp để đối phó đoàn kiểm tra; khi mở xong mấy lớp cửa thì tang vật đã tẩu tán hết rồi! Chỉ duy nhất TPHCM quy định lò giết mổ phải xây hở. Nếu quy định chưa được thống nhất trên cả nước, tất nhiên gian thương vẫn còn kẻ hở để… tiếp tục lách!
Vẫn còn một thắc mắc khác: số vụ heo bị phát hiện tiêm thuốc an thần trước khi xẻ thịt ngày càng nhiều, nhưng vì sao cơ quan chức năng đến nay vẫn chưa chỉ định được phòng thí nghiệm (labo) nào có năng lực phân tích định lượng hoạt chất Acepromazine để làm cơ sở pháp lý khi xử phạt? Chỉ duy nhất tại TPHCM, labo của Chi cục Thú y TP được đầu tư bài bản, được Cục Thú y công nhận là “có năng lực và kinh nghiệm xét nghiệm hoạt chất Acepromazine trong mẫu máu, nước tiểu và thịt”; tuy nhiên labo này vẫn trong giai đoạn hoàn thiện thủ tục chờ thẩm định và chỉ định cho phép từ cấp chuyên ngành (!?).
Trở lại với băn khoăn mấy ngày qua từ cộng đồng về: vậy việc truy xuất nguồn gốc thịt gia súc có giúp ngăn ngừa thịt heo không an toàn? Nếu xem lại clip video quay toàn cảnh lò mổ khi bị phát hiện, sẽ thấy khá nhiều con heo có đeo vòng truy xuất. Vấn đề là trang trại và tiểu thương tự đeo vòng, tự kích hoạt, tiểu thương chợ đầu mối/siêu thị nhập thêm vào dữ liệu; từ đó ra thông tin truy xuất trên tem dán. Vấn đề là quy trình thử nghiệm hiện nay “chạy” theo cách: chủ thể tự đưa thông tin lên, không ai giám sát, chỉ có thể quản lý bằng hậu kiểm! Trong khi luật quy định xử phạt với hành vi này vẫn còn quá nhẹ: 35 triệu đồng cho 1 lần sai phạm là không đủ để răn đe. Vậy nên nếu không kiểm soát được đội ngũ trung gian thương lái và an toàn tại lò mổ, đường đi của thịt heo từ lò mổ đến bàn ăn vẫn… còn nhiều nỗi lo.
TPHCM đang tính đến bước tiếp theo, đó là bàn giải pháp quản lý đội ngũ thương lái, tạm hình dung theo cách, có thể cấp mã kinh doanh thịt gia súc, gia cầm, nếu vi phạm sẽ thu mã, không cho kinh doanh. Vấn đề là nếu chỉ TPHCM đơn độc nỗ lực tự bảo vệ mình, nỗ lực đưa ra các sáng kiến, giải pháp để quản lý đường đi của từng miếng thịt… e rằng cuộc chiến chống lại tư tưởng lợi nhuận trên hết, bất chấp an nguy cộng đồng của các gian thương sẽ khó khăn hơn. Sự chuyển động quá chậm trễ từ các cơ quan có trách nhiệm khác, từ cấp bộ ngành, địa phương… đang làm cho câu chuyện quản lý sự an toàn của miếng thịt heo dường như quá khó khăn?
Một cán bộ thú y chia sẻ: Nhà báo có biết vì sao các lò mổ ở các tỉnh lân cận TPHCM, lò mổ nào cũng xây kiên cố với 2, 3 lớp rào cửa? Đó là giải pháp để đối phó đoàn kiểm tra; khi mở xong mấy lớp cửa thì tang vật đã tẩu tán hết rồi! Chỉ duy nhất TPHCM quy định lò giết mổ phải xây hở. Nếu quy định chưa được thống nhất trên cả nước, tất nhiên gian thương vẫn còn kẻ hở để… tiếp tục lách!
Vẫn còn một thắc mắc khác: số vụ heo bị phát hiện tiêm thuốc an thần trước khi xẻ thịt ngày càng nhiều, nhưng vì sao cơ quan chức năng đến nay vẫn chưa chỉ định được phòng thí nghiệm (labo) nào có năng lực phân tích định lượng hoạt chất Acepromazine để làm cơ sở pháp lý khi xử phạt? Chỉ duy nhất tại TPHCM, labo của Chi cục Thú y TP được đầu tư bài bản, được Cục Thú y công nhận là “có năng lực và kinh nghiệm xét nghiệm hoạt chất Acepromazine trong mẫu máu, nước tiểu và thịt”; tuy nhiên labo này vẫn trong giai đoạn hoàn thiện thủ tục chờ thẩm định và chỉ định cho phép từ cấp chuyên ngành (!?).
Trở lại với băn khoăn mấy ngày qua từ cộng đồng về: vậy việc truy xuất nguồn gốc thịt gia súc có giúp ngăn ngừa thịt heo không an toàn? Nếu xem lại clip video quay toàn cảnh lò mổ khi bị phát hiện, sẽ thấy khá nhiều con heo có đeo vòng truy xuất. Vấn đề là trang trại và tiểu thương tự đeo vòng, tự kích hoạt, tiểu thương chợ đầu mối/siêu thị nhập thêm vào dữ liệu; từ đó ra thông tin truy xuất trên tem dán. Vấn đề là quy trình thử nghiệm hiện nay “chạy” theo cách: chủ thể tự đưa thông tin lên, không ai giám sát, chỉ có thể quản lý bằng hậu kiểm! Trong khi luật quy định xử phạt với hành vi này vẫn còn quá nhẹ: 35 triệu đồng cho 1 lần sai phạm là không đủ để răn đe. Vậy nên nếu không kiểm soát được đội ngũ trung gian thương lái và an toàn tại lò mổ, đường đi của thịt heo từ lò mổ đến bàn ăn vẫn… còn nhiều nỗi lo.
TPHCM đang tính đến bước tiếp theo, đó là bàn giải pháp quản lý đội ngũ thương lái, tạm hình dung theo cách, có thể cấp mã kinh doanh thịt gia súc, gia cầm, nếu vi phạm sẽ thu mã, không cho kinh doanh. Vấn đề là nếu chỉ TPHCM đơn độc nỗ lực tự bảo vệ mình, nỗ lực đưa ra các sáng kiến, giải pháp để quản lý đường đi của từng miếng thịt… e rằng cuộc chiến chống lại tư tưởng lợi nhuận trên hết, bất chấp an nguy cộng đồng của các gian thương sẽ khó khăn hơn. Sự chuyển động quá chậm trễ từ các cơ quan có trách nhiệm khác, từ cấp bộ ngành, địa phương… đang làm cho câu chuyện quản lý sự an toàn của miếng thịt heo dường như quá khó khăn?