Dự buổi gặp gỡ còn có: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng; các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước hai nước Việt Nam - Lào; các mẹ Việt Nam anh hùng, những người có chồng, con sát cánh với bộ đội và nhân dân Lào trong những năm, tháng chiến đấu chống kẻ thù chung; 260 đại biểu đại diện cho hàng vạn quân tình nguyện, chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước, đại diện Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào và hơn 250 thanh niên là đại diện của thế hệ trẻ hai nước.
Tại cuộc gặp gỡ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith ôn lại truyền thống đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào do Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Chủ tịch Xuphanuvông đã dày công gây dựng, gìn giữ trong nhiều thập kỷ qua và được kế thừa, phát huy bằng mồ hôi, xương máu của các thế hệ lãnh đạo, chiến sĩ cách mạng, nhân dân hai nước Lào -Việt Nam đưa quan hệ hai nước trở thành quan hệ đặc biệt hiếm có, là tài sản chung vô giá của hai dân tộc trong thời kỳ bảo vệ, giữ gìn, xây dựng đất nước trong suốt 40 năm qua.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith vui mừng nhận thấy, quan hệ chính trị ngày càng thắt chặt đã trở thành nền tảng cho quan hệ trong các lĩnh vực khác. Quan hệ hợp tác an ninh, quốc phòng, đối ngoại được củng cố, không ngừng nâng cao, trên cơ sở phối hợp hài hòa việc bảo vệ, giữ gìn thành quả cách mạng, đập tan âm mưu phá hoại của các lực lượng thù địch, phối hợp chặt chẽ trong diễn đàn khu vực và quốc tế, góp phần tích cực trong sự nghiệp hòa bình, hữu nghị, hợp tác ở khu vực và trên thế giới. Quan hệ kinh tế - thương mại, đầu tư, giáo dục, văn hóa và các lĩnh vực khác, đều có những bước phát triển, mạnh mẽ, liên tục. Đầu tư của Việt Nam hiện nằm trong tốp đầu các nước đầu tư vào Lào. Số lượng lưu học sinh Lào ở Việt Nam ngày càng tăng lên. Hơn 14.000 con em của nhân dân Lào đang học ở các học viện, trường của Việt Nam từ Bắc đến Nam và nhận được sự giáo dục, rèn luyện, chỉ bảo ân cần từ các thầy, cô giáo Việt Nam. Số lưu học sinh Lào tốt nghiệp ở Việt Nam về nước hiện nay đang nắm giữ những nhiệm vụ, vị trí quan trọng trong bộ máy của Đảng, Nhà nước Lào. Đây là nguồn lực quý báu dành cho Lào trong công cuộc bảo vệ, giữ gìn và xây dựng đất nước trong giai đoạn mới.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào xúc động: “Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào bày tỏ lòng biết ơn, đánh giá cao đối với những đóng góp to lớn, sự hy sinh cao cả của các đồng chí quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân Lào. Chúng tôi biết rõ không biết bao nhiêu các chiến sĩ quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam đã hy sinh tính mạng, xương máu của mình trên đất Lào, trong đó còn rất nhiều đồng chí chưa tìm thấy hài cốt để đưa về quê hương Việt Nam yêu dấu”.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith nêu rõ, trong điều kiện tình hình thế giới và khu vực đang diễn biến phức tạp, nhanh chóng, hơn bao giờ hết nhân dân hai nước, đặc biệt thế hệ trẻ hai nước cần phải có trách nhiệm cao trong việc bảo vệ, giữ gìn, phát huy quan hệ hiếm có, trong sáng giữa nhân dân hai nước Lào - Việt Nam ngày càng có hiệu quả, mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình hữu nghị, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Nhân dịp này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tặng quà 5 bà mẹ Việt Nam anh hùng, đại diện cho hàng ngàn mẹ Việt Nam anh hùng có chồng, con hy sinh anh dũng trên đất nước Lào vì nền độc lập của hai dân tộc Lào - Việt Nam.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng
Sáng cùng ngày, tại Hội trường Bộ Quốc phòng, Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith đã tham quan triển lãm ảnh “Thắm tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào”. Triển lãm trưng bày 55 bức ảnh của phóng viên TTXVN qua các thời kỳ, ghi lại những hình ảnh đẹp, những thời khắc lịch sử của tình đoàn kết, hữu nghị thủy chung, son sắt giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào, phản ánh mối quan hệ hợp tác toàn diện, đặc biệt giữa hai nước trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng... cả trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Trước đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith và Đoàn đại biểu nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã đến đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ; vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam, người đã dày công vun đắp cho quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác đặc biệt Việt Nam - Lào. Vòng hoa của đoàn mang dòng chữ “Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong lòng nhân dân các bộ tộc Lào”.
Trao giải cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào
Ngày 20-12, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào 2017”. Đây là một trong những hoạt động quan trọng hưởng ứng “Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam - Lào 2017”, chào mừng 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (5-9-1962 - 5-9-2017) và 40 năm Ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào (18-7-1977 - 18-7-2017). Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và đồng chí Kikeo Khaykhamphithoun, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào tham dự buổi lễ.
Báo cáo tổng kết cuộc thi, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Phạm Văn Linh cho biết, cuộc thi chính thức khởi động từ ngày 18-4-2017, với hai hình thức thi trắc nghiệm và thi viết, thu hút sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân trên khắp mọi vùng miền Tổ quốc. Trong 28 tuần thi trắc nghiệm trên một số báo điện tử đã có trên 307.000 lượt người tham gia (trung bình khoảng 11.000 lượt người dự thi/tuần). Đối với phần thi viết, đến hết tháng 9, các tỉnh, thành trên toàn quốc đã nhận được gần 3 triệu bài dự thi. Trên cơ sở chấm thi, xét chọn trao giải tại cơ sở, tuyển chọn các bài có chất lượng cao gửi tham gia dự thi cấp Trung ương theo quy định, Ban Tổ chức cuộc thi viết cấp Trung ương đã nhận được hơn 2.000 bài thi xuất sắc.
Đối tượng dự thi trong cuộc thi này khá phong phú, thuộc nhiều lứa tuổi, ngành nghề, vùng miền. Từ những cán bộ tiền khởi nghĩa nay đã ở tuổi 90 đến những sinh viên, trong đó có cả những sinh viên Lào đang học tập trên đất nước Việt Nam; các chiến sĩ lực lượng vũ trang. Có những “thí sinh” dự thi là vợ chồng cựu chiến binh già từng chiến đấu, tình nguyện trên đất bạn Lào…
Sau hai vòng chấm sơ khảo và chung khảo, Ban tổ chức đã trao 23 giải tập thể, trong đó có: 1 giải nhất, 2 giải nhì, 5 giải ba và 15 giải khuyến khích; 32 giải cá nhân, gồm: 1 giải nhất, 1 giải nhì, 5 giải ba và 25 giải khuyến khích. Trong phần thi trắc nghiệm đã có 84 giải thưởng được trao tặng các tác giả gồm: 28 giải nhất, 28 giải nhì, 28 giải ba.
Tại buổi lễ, đồng chí Võ Văn Thưởng và đồng chí Kikeo Khaykhamphithoun đã trao giải nhất tập thể cho tỉnh Ninh Bình và giải nhất cá nhân cho tác giả Phạm Thị Hồng Duyên, giáo viên Trường THCS Nguyễn Du, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Ngày 20-12, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào 2017”. Đây là một trong những hoạt động quan trọng hưởng ứng “Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam - Lào 2017”, chào mừng 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (5-9-1962 - 5-9-2017) và 40 năm Ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào (18-7-1977 - 18-7-2017). Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và đồng chí Kikeo Khaykhamphithoun, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào tham dự buổi lễ.
Báo cáo tổng kết cuộc thi, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Phạm Văn Linh cho biết, cuộc thi chính thức khởi động từ ngày 18-4-2017, với hai hình thức thi trắc nghiệm và thi viết, thu hút sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân trên khắp mọi vùng miền Tổ quốc. Trong 28 tuần thi trắc nghiệm trên một số báo điện tử đã có trên 307.000 lượt người tham gia (trung bình khoảng 11.000 lượt người dự thi/tuần). Đối với phần thi viết, đến hết tháng 9, các tỉnh, thành trên toàn quốc đã nhận được gần 3 triệu bài dự thi. Trên cơ sở chấm thi, xét chọn trao giải tại cơ sở, tuyển chọn các bài có chất lượng cao gửi tham gia dự thi cấp Trung ương theo quy định, Ban Tổ chức cuộc thi viết cấp Trung ương đã nhận được hơn 2.000 bài thi xuất sắc.
Đối tượng dự thi trong cuộc thi này khá phong phú, thuộc nhiều lứa tuổi, ngành nghề, vùng miền. Từ những cán bộ tiền khởi nghĩa nay đã ở tuổi 90 đến những sinh viên, trong đó có cả những sinh viên Lào đang học tập trên đất nước Việt Nam; các chiến sĩ lực lượng vũ trang. Có những “thí sinh” dự thi là vợ chồng cựu chiến binh già từng chiến đấu, tình nguyện trên đất bạn Lào…
Sau hai vòng chấm sơ khảo và chung khảo, Ban tổ chức đã trao 23 giải tập thể, trong đó có: 1 giải nhất, 2 giải nhì, 5 giải ba và 15 giải khuyến khích; 32 giải cá nhân, gồm: 1 giải nhất, 1 giải nhì, 5 giải ba và 25 giải khuyến khích. Trong phần thi trắc nghiệm đã có 84 giải thưởng được trao tặng các tác giả gồm: 28 giải nhất, 28 giải nhì, 28 giải ba.
Tại buổi lễ, đồng chí Võ Văn Thưởng và đồng chí Kikeo Khaykhamphithoun đã trao giải nhất tập thể cho tỉnh Ninh Bình và giải nhất cá nhân cho tác giả Phạm Thị Hồng Duyên, giáo viên Trường THCS Nguyễn Du, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
TRẦN BÌNH