- Cốt lõi trong sự thay đổi này là những động thái nhằm phục vụ người mua tốt hơn. Chẳng hạn các sàn cho phép kéo dài thời gian đổi trả hàng hóa, ràng buộc trách nhiệm bên bán, hoặc người mua được hủy đơn hàng trước khi món hàng tới trạm giao. Ở phía kia, một số người bán không đồng tình vì cho rằng họ bị xử ép.
- Vậy nghĩa là quan hệ giữa sàn thương mại điện tử và người bán hàng có những yếu tố bất bình đẳng?
- Trước đây, khi chợ trên mạng ở nền tảng thấp, bên bán có thể lấn lướt bên mua, nhất là chuyện miễn đổi trả. Nhưng khi công nghệ phát triển nhanh, người mua được hỗ trợ nhiều hơn. Họ có thể dễ dàng so sánh giá, chọn lựa nhiều bên cung cấp cùng loại mặt hàng, đánh giá hậu mãi… Nền tảng công nghệ tạo nên sự bình đẳng, chứ không ép ai.
- Điều đó cho thấy chuyện người bán than phiền về tăng chi phí, rồi dọa bỏ sàn sẽ không xảy ra?
- Bán hàng là để kiếm lời, nên đâu có dễ để bỏ. Với xu hướng phục vụ người tiêu dùng ngày càng sát sườn, người bán sẽ phải nỗ lực để giữ khách hàng. Người mua được bảo vệ bằng các quy định đàng hoàng, thị trường sẽ tự động nâng hạng văn minh.