Rà soát an toàn lưới điện
Ngày 30-5, khi xuất hiện vết nứt kéo dài trên đường ven rạch Tôm (xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè) báo hiệu nguy cơ sạt lở, các ngành chức năng đã kịp thời có mặt để xử lý, ngăn ngừa, trong đó có ngành điện lực. Ông Nguyễn Ngọc Ẩn, Giám đốc Điện lực Duyên Hải, cho biết: “Theo đánh giá của Khu Quản lý đường thủy nội địa, nếu xảy ra sạt lở ở đó, có thể gây thiệt hại 7 - 8 căn nhà, khu đất rộng khoảng 500m2, cùng trụ điện, cầu dân sinh. Ngay lập tức, công ty đã điều công nhân và các phương tiện cơ giới tiến hành di dời 2 trụ điện và điều chỉnh lưới điện khu vực này nhằm đảm bảo an toàn cho người dân”.
Việc rà soát lưới điện ở các khu vực lân cận có nguy cơ sạt lở cũng được ngành điện lực khẩn trương triển khai. Tại xã Nhơn Đức, di dời 4 trụ điện. Tại khu vực liên ấp 3 và 4 xã Hiệp Phước, ngành điện di dời hẳn một trạm biến thế công suất 150kVA và 2 trụ trung thế. Riêng lưới trung thế, đã thay 34 trụ điện để nâng cao độ tĩnh không tại khu vực nhánh rẽ liên ấp 2 và 3 xã Hiệp Phước, nhằm đảm bảo an toàn cho người dân khi mưa bão. Người dân còn kết hợp với ngành điện di dời 18 trụ hạ thế khi huyện Nhà Bè tiến hành mở rộng một số hẻm, đảm bảo an toàn cho người dân khi đi lại. Tại huyện Cần Giờ, trụ điện ở khu vực có nguy cơ sạt lở cao (ấp Rạch Lá, xã An Thới Đông) đã được di dời; các hệ thống nối đất, bọc các điểm hở trên lưới điện đã được tiến hành. Tại huyện Bình Chánh, địa bàn có nhiều hộ dân nghèo, chương trình an toàn điện trong dân được triển khai tại các xã, thị trấn. Qua 2 đợt, có 252 hộ dân được công nhân ngành điện giúp thiết kế, sửa chữa miễn phí mạng dây điện trong nhà, hướng dẫn sử dụng điện an toàn, xóa lưới tạp trong khu dân cư…
Giảm sự cố điện tại điểm nóng
Địa bàn huyện Bình Chánh là điểm nóng về sự cố điện, đặc biệt trong mùa mưa. Ông Phạm Công Thành, Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật Điện lực Bình Chánh, tâm sự: “2 năm trước, vào mùa mưa, tôi không có ngày nào về nhà trước 21 giờ. Bởi lẽ cứ ngày mưa là có hơn 300 tin báo sự cố mất điện từ khách hàng. Lại trực chiến, rồi lặn lội xuống địa bàn xử lý sự cố. Huyện đang đô thị hóa, nhu cầu phụ tải tăng vọt, bình quân 12%/năm, khiến lưới điện quá tải và nhiều khiếm khuyết, đặc biệt 4 xã trọng điểm Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Bình Hưng và Phong Phú là địa bàn nóng về nhu cầu điện do dân số tăng, sản xuất phát triển”. Sau 2 năm nâng cấp lưới điện, phát quang hơn 1.000 điểm cây xanh dọc theo 20 tuyến trung thế, thay thế hơn 100 đầu cáp ngầm và thiết bị cũ, thực hiện nhiều biện pháp kỹ thuật để ngăn ngừa động vật (sóc, chuột) phá hại, bịt hàng ngàn lỗ chân trụ điện để ngăn rắn lục đầu đỏ bò lên lên đường dây gây chạm chập, kết quả ghi nhận khá khả quan: sự cố mất điện trên lưới trung thế giảm 60%. Sự cố lưới hạ thế tuy giảm nhưng vẫn còn là nỗi lo, đa số là bật CB đầu trụ (tháng 5-2017 là 430 vụ), cháy kẹp do sử dụng điện quá tải (378 vụ). Giảm vùng mất điện, chia nhỏ khu vực để xử lý sự cố là cách Điện lực Bình Chánh đang làm. Tại 4 xã trọng điểm, công ty bố trí 2 tổ trực với 8 - 12 công nhân choàng gánh mỗi ca, đủ khả năng khắc phục sự cố và trả điện đúng thời gian quy định của ngành. Để kéo giảm sự cố, công ty đã cấy mới 140 trạm điện công cộng, 160 con hẻm tại 4 xã được xóa lưới tạp, xóa câu móc dây chuyền, thay mới hàng trăm mét cáp để không còn tình trạng chạm chập. Điện lực Bình Chánh đang tiếp tục kéo lưới mới, cải tiến các tủ phân phối, cấy thêm trạm để lưới an toàn hơn, không quá tải và giảm thất thoát điện; đến cuối quý 3-2017, việc cung cấp điện sẽ tốt hơn.
Ngày 30-5, khi xuất hiện vết nứt kéo dài trên đường ven rạch Tôm (xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè) báo hiệu nguy cơ sạt lở, các ngành chức năng đã kịp thời có mặt để xử lý, ngăn ngừa, trong đó có ngành điện lực. Ông Nguyễn Ngọc Ẩn, Giám đốc Điện lực Duyên Hải, cho biết: “Theo đánh giá của Khu Quản lý đường thủy nội địa, nếu xảy ra sạt lở ở đó, có thể gây thiệt hại 7 - 8 căn nhà, khu đất rộng khoảng 500m2, cùng trụ điện, cầu dân sinh. Ngay lập tức, công ty đã điều công nhân và các phương tiện cơ giới tiến hành di dời 2 trụ điện và điều chỉnh lưới điện khu vực này nhằm đảm bảo an toàn cho người dân”.
Việc rà soát lưới điện ở các khu vực lân cận có nguy cơ sạt lở cũng được ngành điện lực khẩn trương triển khai. Tại xã Nhơn Đức, di dời 4 trụ điện. Tại khu vực liên ấp 3 và 4 xã Hiệp Phước, ngành điện di dời hẳn một trạm biến thế công suất 150kVA và 2 trụ trung thế. Riêng lưới trung thế, đã thay 34 trụ điện để nâng cao độ tĩnh không tại khu vực nhánh rẽ liên ấp 2 và 3 xã Hiệp Phước, nhằm đảm bảo an toàn cho người dân khi mưa bão. Người dân còn kết hợp với ngành điện di dời 18 trụ hạ thế khi huyện Nhà Bè tiến hành mở rộng một số hẻm, đảm bảo an toàn cho người dân khi đi lại. Tại huyện Cần Giờ, trụ điện ở khu vực có nguy cơ sạt lở cao (ấp Rạch Lá, xã An Thới Đông) đã được di dời; các hệ thống nối đất, bọc các điểm hở trên lưới điện đã được tiến hành. Tại huyện Bình Chánh, địa bàn có nhiều hộ dân nghèo, chương trình an toàn điện trong dân được triển khai tại các xã, thị trấn. Qua 2 đợt, có 252 hộ dân được công nhân ngành điện giúp thiết kế, sửa chữa miễn phí mạng dây điện trong nhà, hướng dẫn sử dụng điện an toàn, xóa lưới tạp trong khu dân cư…
Giảm sự cố điện tại điểm nóng
Địa bàn huyện Bình Chánh là điểm nóng về sự cố điện, đặc biệt trong mùa mưa. Ông Phạm Công Thành, Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật Điện lực Bình Chánh, tâm sự: “2 năm trước, vào mùa mưa, tôi không có ngày nào về nhà trước 21 giờ. Bởi lẽ cứ ngày mưa là có hơn 300 tin báo sự cố mất điện từ khách hàng. Lại trực chiến, rồi lặn lội xuống địa bàn xử lý sự cố. Huyện đang đô thị hóa, nhu cầu phụ tải tăng vọt, bình quân 12%/năm, khiến lưới điện quá tải và nhiều khiếm khuyết, đặc biệt 4 xã trọng điểm Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Bình Hưng và Phong Phú là địa bàn nóng về nhu cầu điện do dân số tăng, sản xuất phát triển”. Sau 2 năm nâng cấp lưới điện, phát quang hơn 1.000 điểm cây xanh dọc theo 20 tuyến trung thế, thay thế hơn 100 đầu cáp ngầm và thiết bị cũ, thực hiện nhiều biện pháp kỹ thuật để ngăn ngừa động vật (sóc, chuột) phá hại, bịt hàng ngàn lỗ chân trụ điện để ngăn rắn lục đầu đỏ bò lên lên đường dây gây chạm chập, kết quả ghi nhận khá khả quan: sự cố mất điện trên lưới trung thế giảm 60%. Sự cố lưới hạ thế tuy giảm nhưng vẫn còn là nỗi lo, đa số là bật CB đầu trụ (tháng 5-2017 là 430 vụ), cháy kẹp do sử dụng điện quá tải (378 vụ). Giảm vùng mất điện, chia nhỏ khu vực để xử lý sự cố là cách Điện lực Bình Chánh đang làm. Tại 4 xã trọng điểm, công ty bố trí 2 tổ trực với 8 - 12 công nhân choàng gánh mỗi ca, đủ khả năng khắc phục sự cố và trả điện đúng thời gian quy định của ngành. Để kéo giảm sự cố, công ty đã cấy mới 140 trạm điện công cộng, 160 con hẻm tại 4 xã được xóa lưới tạp, xóa câu móc dây chuyền, thay mới hàng trăm mét cáp để không còn tình trạng chạm chập. Điện lực Bình Chánh đang tiếp tục kéo lưới mới, cải tiến các tủ phân phối, cấy thêm trạm để lưới an toàn hơn, không quá tải và giảm thất thoát điện; đến cuối quý 3-2017, việc cung cấp điện sẽ tốt hơn.