Trong những năm qua, công tác phòng chống lao trên các tỉnh, thành được đẩy mạnh tại tất cả các tuyến, nhiều bệnh nhân lao được phát hiện sớm và điều trị khỏi hoàn toàn. Đây là kết quả sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành trong công tác khám phát hiện, điều trị dần đẩy lùi nguồn lây mới trong cộng đồng.
Tại Thanh Hóa, ước tính mỗi năm có khoảng 4.600 bệnh nhân lao mới các thể. Tuy nhiên, những năm gần đây, Thanh Hóa mới phát hiện được khoảng 3.400 - 3.900 bệnh nhân mỗi năm, chỉ đạt khoảng 74 - 85% so với ước tính. Như vậy còn một lượng bệnh nhân trong cộng đồng chưa được phát hiện và điều trị hoặc điều trị ngoài chương trình chống lao quốc gia (CTCLQG) không đúng cách dễ tạo ra tình trạng lao kháng thuốc, có các biến chứng và di chứng nặng, đặc biệt là luôn tồn tại những nguồn lây nguy hiểm trong cộng đồng.
Nâng cao công tác tuyền truyền phòng chống bệnh Lao tại cộng đồng
Trong những năm qua, CTCLQG đã chủ động xây dựng, củng cố mạng lưới phòng chống lao từ tỉnh, huyện đến cơ sở; cán bộ chuyên trách công tác chống lao tại các tuyến được phân công trách nhiệm, phụ trách từng địa bàn cụ thể để nắm bắt kịp thời tình hình bệnh tật và lượng giá công tác thực hiện chương trình, vì thế công tác phát hiện và quản lý điều trị bệnh lao trong toàn tỉnh đạt hiệu quả cao, đạt được các mục tiêu của CTCLQG đưa ra, trong năm đã phát hiện 3.284 bệnh nhân lao mọi thể, trong đó có 1.623 bệnh nhân lao phổi AFB(+) mới phát hiện; tỷ lệ bệnh nhân lao phổi AFB(+) được điều trị khỏi đạt 92,6%. Đối với công tác phòng chống lao việc xác định rõ nguồn lây tiềm ẩn trong cộng đồng là việc làm rất quan trọng trong việc quản lý và điều trị bệnh nhân, vì thế cán bộ phòng chống lao tại các trạm y tế đã chủ động vận động thuyết phục những người dân nghi lao trong cộng đồng đi xét nghiệm bệnh để được điều trị kịp thời.
Chị Vũ Thị Đáng, xã Vĩnh Hưng (huyện Vĩnh Lộc) chia sẻ: “Khi biết mình mắc bệnh lao, tôi rất hoang mang, ngại tiếp xúc với mọi người, giấu bệnh nên bệnh ngày càng nặng hơn. Nhưng nhờ được cán bộ y tế tư vấn, động viên tôi xuống trung tâm y tế huyện xét nghiệm và điều trị theo đúng phác đồ nên chỉ trong một thời gian ngắn tôi đi xét nghiệm lại đã có kết quả âm tính”.
Bác sĩ Trịnh Văn Bài, Trưởng Trạm Y tế dân - quân y xã Vĩnh Hưng cho biết: Bệnh nhân trên địa bàn xã quản lý sau khi phát hiện và kết luận bị bệnh lao đều được lập sổ đăng ký quản lý điều trị và được cung ứng thuốc điều trị đầy đủ theo đúng phác đồ điều trị của chương trình. Chuyên trách chống lao của trạm y tế nhận thuốc của chương trình và cấp phát cho người bệnh hàng tháng tại trạm, đồng thời hướng dẫn, đôn đốc bệnh nhân uống thuốc đúng giờ, đúng lịch, không được bỏ thuốc, cung cấp những thông tin cần thiết trong quá trình điều trị cần ăn uống điều độ, nghỉ ngơi hợp lý và vệ sinh đúng cách tránh lây lan cho người xung quanh. Hằng năm, tỉnh Cao Bằng có khoảng gần 12.000 lượt người được khám, phát hiện lao. Năm 2016, toàn tỉnh phát hiện mọi thể 3.754 bệnh nhân, trong đó, 316 trường hợp lao phổi AFB dương tính mới, 143 trường hợp lao phổi AFB tái phát và một số thể lao khác. Mạng lưới phòng, chống lao được kiện toàn từ tỉnh đến cơ sở với các khoa, phòng khám, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Phòng, chống bệnh xã hội, Trung tâm Y tế các huyện, Thành phố, 199 trạm y tế xã, phường, thị trấn. Giám đốc Trung tâm Phòng, chống bệnh xã hội tỉnh Bế Thị Bạch chia sẻ: Thực hiện chương trình chống lao, cán bộ chuyên trách công tác chống lao tại các tuyến được phân công phụ trách từng địa bàn cụ thể. Đối với công tác phòng, chống lao, việc xác định rõ nguồn lây tiềm ẩn trong cộng đồng rất quan trọng trong quản lý và điều trị bệnh nhân, cán bộ phòng, chống lao tại các trạm y tế xã chủ động vận động, thuyết phục những người nghi lao trong cộng đồng đi xét nghiệm. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, điều trị bệnh lao, năm 2016, Trung tâm phối hợp với các bệnh viện đa khoa trên địa bàn, các trung tâm: Giáo dục lao động xã hội, Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, trong chuyển tuyến bệnh nhân lao, phát hiện, sàng lọc, chẩn đoán, quản lý điều trị... Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn thực hiện hiệu quả chiến dịch truyền thông Ngày Thế giới phòng, chống lao với nhiều hình thức: cổ động, diễu hành, treo băng rôn tuyên truyền phòng, chống lao tại các tuyến đường chính của Thành phố và các huyện. Tuyên truyền trực tiếp cho 3.245 lượt bệnh nhân và người nhà bệnh nhân; truyền thông lồng ghép tại cộng đồng 1.382 xóm, với 55.280 lượt người tham gia; phát 27.000 tờ rơi tại các xóm. Thực hiện tốt Dự án phòng, chống lao tuyến tỉnh về giám sát hoạt động chống lao theo đúng định hướng Chương trình chống lao Quốc gia, nâng cao chất lượng hỗ trợ tuyến cơ sở, giám sát dịch tễ tại vùng có lưu hành bệnh lao cao để phát hiện sớm nguồn lây, đảm bảo giám sát chặt chẽ bệnh nhân trong liệu trình điều trị. Chủ động khám sàng lọc 2.200 người nghi lao tại 38 xã có bệnh nhân lao, trong đó, xét nghiệm đờm nhuộm soi trực tiếp 1.650 người, AFB (+) 3 người. Trực tiếp giám sát cơ sở 54 lần; huyện giám sát xã 796 lần; xã, phường giám sát bệnh nhân 1.698 lần. Qua việc khám sàng lọc, phát hiện lao tại tất cả các tuyến y tế, ngày càng nhiều bệnh nhân lao được phát hiện và điều trị, góp phần hạn chế nguồn lây mới trong cộng đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ người mắc lao trên địa bàn tỉnh vẫn cao. Hơn nữa, thách thức hiện nay đối với công tác phòng, chống bệnh lao là vấn đề kháng thuốc do bệnh nhân bỏ dở việc điều trị; việc tiếp cận dịch vụ phòng, chống bệnh lao tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp khó khăn; nguy cơ phát sinh nguồn lây trong cộng đồng vẫn chưa có giải pháp phòng, chống hữu hiệu; nhiều người còn ngần ngại đến cơ sở y tế khám, đến khi được phát hiện thì bệnh đã tiến triển nặng; bệnh nhân mắc các bệnh xã hội đa số là bệnh nhân nghèo, còn bị kỳ thị dẫn đến tâm lý mặc cảm, giấu bệnh. Đặc biệt, số bệnh nhân lao đồng nhiễm HIV tăng cao, do đó đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa của các cấp, ngành trong công tác phòng, chống lao tại cộng đồng. Hiện nay, mạng lưới phòng chống Lao tại tỉnh Bắc Kạn được kiện toàn từ tỉnh đến cơ sở với các khoa, phòng khám, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội, Trung tâm Y tế các huyện, thị xã và 122 Trạm Y tế xã, phường, thị trấn. Hàng năm, toàn tỉnh có khoảng gần 2.000 người được khám, phát hiện Lao. Ngành Y tế tiến hành lấy mẫu và xét nghiệm cho trên 5.500 tiêu bản. Năm 2012, toàn tỉnh phát hiện 125 bệnh nhân, trong đó 80 trường hợp lao phổi AFB dương tính mới, 36 trường hợp lao phổi AFB âm tính và một số thể lao khác. Năm 2013 phát hiện mới 134 ca Lao các thể. Số bệnh nhân được phát hiện và điều trị khỏi đạt trên 85% góp phần ngăn chặn nguồn lây trong cộng đồng. Qua việc khám sàng lọc, phát hiện bệnh lao tại tất cả các tuyến y tế, ngày càng nhiều bệnh nhân Lao được phát hiện và điều trị, góp phần hạn chế nguồn lây mới trong cộng đồng. Nhưng những con số trên cũng cho thấy, tỷ lệ người mắc lao trên địa bàn tỉnh vẫn còn cao. Hơn nữa, thách thức hiện nay đối với công tác phòng chống bệnh lao là vấn đề kháng thuốc do bệnh nhân bỏ dở việc điều trị; việc tiếp cận dịch vụ phòng chống bệnh lao tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp khó khăn; nguy cơ phát sinh nguồn lây trong cộng đồng vẫn chưa có giải pháp phòng chống hữu hiệu; nhiều người còn ngần ngại đến cơ sở y tế khám, đến khi được phát hiện thì bệnh đã tiến triển nặng. Đặc biệt, do tác động của đại dịch HIV/AIDS, hiện nay, số bệnh nhân lao đồng nhiễm HIV tăng cao, do đó đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa của các cấp, ngành trong công tác phòng chống lao tại cộng đồng. Tìm giải pháp cho những khó khăn trên, ngành Y tế đang huy động các nguồn lực cho công tác phòng chống lao từ đầu tư trang thiết bị y tế phục vụ hoạt động khám, chữa bệnh đến việc nâng cao trình độ cho cán bộ y tế tiếp cận với phác đồ điều trị mới, hiện đại; thực hiện việc giám sát, thu dung, điều trị người bệnh ngay từ tuyến cơ sở nhằm phát hiện sớm nguồn lây tại cộng đồng. Nhằm hạn chế và giảm thiểu tác hại của tình trạng đồng nhiễm Lao/HIV cho cộng đồng, thời gian qua Trung tâm Phòng chống Bệnh xã hội và Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh đã tăng cường công tác phối hợp trong các hoạt động phòng chống Lao và HIV; thực hiện tốt quy trình chẩn đoán điều trị và quản lý người bệnh Lao đồng nhiễm HIV. Đặc biệt, người mắc bệnh Lao được tư vấn, giới thiệu xét nghiệm HIV. Nếu được phát hiện sớm và thực hiện đúng nguyên tắc điều trị và chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Một số trường hợp bệnh Lao được chữa khỏi ở bệnh nhân đồng nhiễm lao/HIV. Để hoạt động chống bệnh lao ở cơ sở phát huy hiệu quả tích cực, điều quan trọng nhất là cần thay đổi nhận thức, nâng cao hiểu biết của người dân về bệnh lao để bản thân họ chủ động hơn trong việc phát hiện, phòng, chống cho chính mình và mọi người trong cộng đồng; đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể nâng cao hơn nữa chất lượng các hoạt động phòng, chống bệnh lao, góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Với sự phát triển của nền y học hiện đại, bệnh lao hiện không còn là một trong “tứ chứng nan y” nhưng bệnh vẫn đang là vấn đề sức khỏe của toàn cầu. Với sự quan tâm, vào cuộc của các cấp ngành, sự nỗ lực của hệ thống y tế, sự gia tăng của bệnh lao đã được khống chế. Tuy nhiên, bệnh lao vẫn thực sự đang là “vấn đề nóng” do nhiều nguyên nhân khi công tác phát hiện, điều trị đang gặp nhiều khó khăn. Tiến tới mục tiêu thanh toán hoàn toàn bệnh lao vẫn đang cần nhiều nỗ lực của cộng đồng. Bệnh lao có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, vì vậy không nên coi công tác phòng, chống bệnh lao là nhiệm vụ của riêng ngành y tế, mà các cấp, các ngành, các địa phương cần có sự quan tâm thích đáng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm cung cấp những kiến thức cần thiết về phòng, chống lao cho người dân, không xa lánh, kỳ thị với người mắc bệnh lao.